CÔNG TY CON B CÔNG TY CO NCCÔNG TY CON A

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Trang 30 - 34)

nhưng công ty mẹ không nắm quyền chi phối thì không phải là công ty con, nó có thể là công ty liên doanh hay công ty liên kết. Mối quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con được xác định trong quy định pháp luật và điều lệ công ty, nó tương đối ổn định song việc hình thành công ty mẹ - công ty con lại rất linh hoạt. Một công ty hôm nay là công ty con song ngày mai có thể chỉ là công ty liên kết hoặc hoàn toàn độc lập nếu công ty mẹ bán một phần hoặc toàn bộ cổ phần của công ty con đó cho một đơn vị khác. Ngược lại, một công ty có thể trở thành công ty mẹ của công ty khác nếu nó mua lại được số cổ phần đủ để chi phối công ty đó. Mặt khác, các công ty con cũng có thể nắm giữ cổ phần của nhau do đó công ty con của doanh nghiệp này có thể đồng thời là công ty mẹ của doanh nghiệp khác.

Công ty mẹ và công ty con đều là các doanh nghiệp độc lập, có tư cách pháp nhân, có vốn, con dấu và tài sản riêng. Công ty mẹ có thể là doanh nghiệp Nhà nước hoặc công ty cổ phần và là một trong các chủ sở hữu của công ty con.

Những đặc trưng chủ yếu về tài chính của mô hình "Công ty mẹ - Công ty con"

- Công ty mẹ và các công ty con đều là các pháp nhân độc lập, bình đẳng trước pháp luật về kết qủa sản xuất - kinh doanh và các khoản nợ trong phạm vi số vốn điều lệ của mình; nhưng chúng được liên kết với nhau theo nhiều tầng trên cơ sở mức độ chi phối về vốn và tài sản, sự đảm bảo về thị trường, sự hỗ trợ về khoa học công nghệ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Thông thường, công ty mẹ là công ty hạt nhân có thực lực kinh tế mạnh có chức năng quy hoạch phát triển chung, khống chế và điều chỉnh mức độ chi phối vốn, tài sản, thị trường, khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực vào các Công ty con để hình thành một chỉnh thể hữu cơ, trong đó tài sản (vốn) là một sợi dây liên kết chủ yếu. Ngoài việc chi phối vốn công ty mẹ còn quyết định về mô hình tổ chức quản lý, nhân sự chủ chốt của công ty con ở tầng liên

kết chặt chẽ. Sự hình thành mối liên kết giữa công ty mẹ và công ty con như trên sẽ tạo thành một quần thể pháp nhân doanh nghiệp cùng hoạt động theo chiến lược phát triển chung nhất định và đó cũng là cơ sở để hình thành các Tập đoàn kinh doanh sau này.

- Sự vận hành của công ty mẹ và các công ty con được thể hiện thông qua quyền quản lý tài sản và tài chính, khả năng đảm bảo thị trường, hỗ trợ về khoa học, công nghệ và đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực trong đó công ty mẹ trực tiếp chiếm hữu tài sản, là chủ sở hữu tài sản của chính nó và tài sản tham gia đóng góp (đầu tư) vào các công ty con và trực tiếp tiến hành các quyết sách kinh doanh quan trọng.

- Mối liên kết giữa công ty mẹ với các công ty con được hình thành tuỳ thuộc vào khả năng đảm bảo thị trường, hỗ trọ về khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, sự tham gia góp vốn của công ty mẹ theo nguyên tắc: công ty nào được công ty mẹ góp vốn (đầu tư vốn) nhiều hơn và đảm bảo các yếu tố trên nhiều hơn thì có mối liên kết chặt chẽ hơn. Từ đó tạo nhiều tầng liên kết với nhiều cấp độ khác nhau.

- Các công ty con thuộc tầng liên kết chặt chẽ thường được công ty mẹ đầu tư vốn, tài sản 100% tuy có pháp nhân độc lập nhưng vẫn bị công ty mẹ chi phối thông qua việc thực hiện quyền của chủ sở hữu.

- Thông qua việc đầu tư, góp vốn chi phối, công ty mẹ cử người đại diện phần vốn góp của mình trong các doanh nghiệp này để tham gia Hội đồng quản trị và ban điều hành của các công ty con.

- Các công ty con thuộc tầng liên kết chặt chẽ có thể tham gia góp vốn và tài sản để hình thành các công ty con của mình, nhưng phải được sự cho phép của công ty mẹ và các công ty con đó được gọi là các công ty cháu của công ty mẹ.

Như vậy, Tổng công ty hay tập đoàn kinh doanh là một tổ chức kinh tế bao gồm nhiều công ty thành viên, mỗi công ty dù hạch toán độc lập hay phụ

thuộc đều phải có một khoản vốn để đảm bảo các mặt hoạt động của công ty mình. Tuy nhiên, có thể xẩy ra tình trạng ở cùng một thời điểm ở công ty này có một khoản vốn tạm thời nhàn rỗi, chưa sử dụng đến, trong khi ở công ty khác lại có nhu cầu bổ sung tạm thời một số vốn chưa có nguồn tài trợ. Đó là một hiện tượng khách quan có tính quy luật của sự tuần hoàn vốn đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời. Trong trường hợp này, Tổng công ty với tư cách là trung tâm điều hoà vốn sẽ làm công tác điều hoà vốn từ công ty tạm thời thừa vốn sang công ty tạm thời thiếu vốn trong nội bộ tổng công ty.

Hoạt động điều hoà vốn được xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Quan hệ điều hoà vốn trong nội bộ doanh nghiệp phải được xây dựng trên cơ sở lợi ích kinh tế của các thành viên tham gia. Lãi suất đi vay và lãi suất cho vay sẽ là cơ sở kinh tế cho việc điều hoà vốn duy trì một cách bền vững.

- Việc đi vay và cho vay giữa các đơn vị thành viên của doanh nghiệp là tự nguyện. Nghĩa là, đơn vị cho vay và đơn vị đi vay thoả thuận về quan hệ vay vốn trên cơ sở lợi ích của các bên chứ không theo mệnh lệnh hành chính, áp đặt của cấp trên.

Để thực hiện điều hoà vốn thoả mãn các yêu cầu trên, doanh nghiệp thường thành lập công ty tài chính chung của mình bằng cách đầu tư góp vốn vào công ty tài chính đó và giữ vai trò chi phối về vốn góp hoặc cổ phần. Công ty tài chính sẽ huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các đơn vị thành viên để hình thành một nguồn vốn tập trung và ổn đinh hơn. Sau đó, công ty tài chính sử dụng nguồn vốn này cho các đơn vị thành viên cần vốn vay để phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, công ty tài chính còn dựa vào uy tín của doanh nghiệp để vay vốn từ các ngân hàng, phát hành tín phiếu, trái phiếu để thu hút vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi về tài chính cho các doanh nghiệp thành viên. Công ty tài chính còn

là công cụ giúp Công ty mẹ đầu tư vốn vào các công ty thành viên.

Là đơn vị thành viên của doanh nghiệp, công ty tài chính có lợi thế nhờ hiểu rõ các đặc tính kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp, các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, có khả năng tiếp cận nhiều nguồn thông tin để nắm bắt hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị thành viên, do đó nâng cao được hiệu quả của đồng vốn cho vay, rút ngắn được thời gian và giảm chi phí thẩm định khi cho vay. Các công ty thành viên khi vay vốn của công ty tài chính cũng có những điểm thuận lợi hơn so với vay vốn từ các tổ chức tài chính và ngân hàng thương mại bên ngoài như các điều khoản, thủ tục vay đơn giản, linh hoạt hơn, chính sách lãi suất thấp hơn...

Công ty tài chính thường được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần có cổ phần chi phối của công ty mẹ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w