Huy động Nợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Trang 53 - 58)

- Công ty cổphần Công trình giao thông 473.

2.2.1.2. Huy động Nợ

Theo số liệu trên Bảng 2.2 tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng vốn của CIENCO 4 liên tục tăng nhưng vẫn còn quá nhỏ so với tổng vốn và nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của mình CIENCO 4 không chỉ dựa vào nguồn vốn Nhà nước cấp và vốn tự bổ sung mà còn phải huy động vốn dưới các hình thức khác như vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, tín dụng thương mại...

Theo Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 ban hành theo Quyết định số 2432/QĐ- HĐQTTCT ngày 30/8/2008, tại Điều 8 quy định rõ Công ty mẹ tức CIENCO 4 "được quyền huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để kinh doanh" trong đó có phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, vay vốn của tổ chức ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, của cá nhân, của tổ chức ngoài Công ty mẹ, vay vốn của người lao động và "tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả đầy đủ gốc và lãi cho chủ nợ theo cam kết". Lãi suất huy động vốn thực hiện theo lãi suất thị trường của các tổ chức tài chính, tín dụng. Trường hợp vay vốn của các cá nhân, tổ chức kinh tế khác thì lãi suất tối đa không vượt quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay cùng thời điểm của ngân hàng thương mại có giao dịch với Công ty mẹ.

- Vay ngân hàng

Vay ngân hàng là nguồn vốn quan trọng để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng đối với doanh nghiệp.

Bảng 2.3: Số liệu huy động vốn ngân hàng của CIENCO 4 năm 2004 - 2008 Đơn vị: Triệu đồng Năm Số dư nợ vay Tổng Tỷ trọng vốn Ngắn hạn Dài hạn Tổng

cộng Vốn vay NH/Tổng Vốn (%) 2004 802.303 259.488 1.061.791 1.957.816 54,23 2005 652.650 417.873 1.070.523 2.111.297 50,70 2006 557.754 398.660 956.414 2.054.36 0 46,56 2007 366.451 450.841 817.292 1.908.197 42,83 2008 118.157 470.079 588.236 1.934.142 30,41

(Nguồn: Báo cáo tài chính CIENCO 4 năm 2004-2008)

Theo số liệu tính toán ở Bảng 2.3, tỷ trọng vốn vay so với tổng vốn của CIENCO 4 ngày càng giảm. Điều này hoàn toàn phù hợp với các số liệu tính toán ở Bảng 2.2. Vốn chủ sở hữu tăng lên trong khi tổng vốn không tăng mà còn có xu hướng giảm thì nợ phải trả hàng năm sẽ giảm đi. Phần giảm này một phần là do số dư nợ vay giảm đi đáng kể. Số liệu này cũng cho thấy trong thời gian đầu, khi CIENCO 4 chưa tích luỹ được nội lực mạnh thì vốn vay ngân hàng chiếm vị trí khá quan trọng (năm 2004 là 1.061.791 triệu đồng, chiếm 54,23% so với tổng vốn huy động trong năm). Những năm sau, khi CIENCo 4 đã tự tích luỹ được nội lực mạnh hơn thể hiện ở tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng lên thì tỷ trọng vốn vay ngân hàng giảm đi khá lớn.

Mặc dù vốn vay ngân hàng vẫn là nguồn vốn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn, từ khoảng 30 đến 50% tổng vốn, nhưng nhu cầu vốn vay ngân hàng hàng năm vẫn giảm đáng kể. Từ năm 2004 đến năm 2008 tổng số dư nợ vay giảm đi hơn 50%, trong đó vay ngắn hạn liên tục giảm còn vay dài hạn vẫn có xu hướng tăng lên. Điều này chứng tỏ, trong quá trình sản xuất kinh doanh, cụ thể là trong quá trình thi công các công trình, nhu cầu vay ngắn hạn cho các công trình không cao, là do Tổng công ty đã tận dụng được nguồn vốn tạm ứng và thanh toán của các chủ đầu tư, thi công đến đâu làm thủ tục

nghiệm thu thanh toán đến đó, thu hồi công nợ kịp thời, không để khối lượng nằm chờ vốn. Mặt khác, trong những năm gần đây, việc vay vốn ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng ngày càng gặp nhiều khó khăn về thủ tục vay vốn, lãi suất vay vốn bị đẩy lên rất cao do tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, lạm phát cao, có lúc lãi suất vay lên đến 19%/năm như vào năm 2007 và hồi đầu năm 2008. Ngân hàng ngày càng yêu cầu cao đối với các khoản tín dụng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tự chứng tỏ được năng lực sản xuất kinh doanh của mình qua những dự án đầu tư có hiệu quả để thu hút ngày càng nhiều vốn vay ngân hàng. Bên cạnh đó, vốn vay dài hạn lại có xu hướng tăng lên, phản ánh đúng phướng hướng chiến lược của Tổng công ty là chú trọng đầu tư phát triển vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại trong thi công cầu và đường, đầu tư phát triển một số dự án nhà máy thuỷ điện công suất vừa và nhỏ tại khu vực miền Trung và Lâm Đồng (thuỷ điện Đa Khai), đầu tư theo phương thức BOT công trình tuyến tránh thành phố Vinh, cầu Yên Lệnh, xây dựng các nhà máy xi măng Đô luơng theo hình thức liên doanh.

- Tín dụng thương mại

Đối với doanh nghiệp xây lắp như CIENCO 4 thì vốn tín dụng thương mại là nguồn vốn không hề nhỏ đóng góp vào nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Số liệu trong bảng 2.4 sẽ nói lên điều đó.

Bảng 2.4: Số liệu tín dụng thương mại của CIENCO 4 năm 2004 - 2008

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

Số dư vốn tín dụng thương mại

Tổng Vốn Tỷ trọng TD thương mại/ Tổng Vốn (%) Ngắn hạn Dài hạn Tổng cộng 2004 571.734 571.734 1.957.816 29,20

2005 661.626 36.751 698.377 2.111.297 33,082006 730.664 12.152 742.816 2.054.360 36,16 2006 730.664 12.152 742.816 2.054.360 36,16 2007 730.843 12.016 742.859 1.908.197 38,93 2008 949.087 11.866 960.953 1.934.142 49,68

(Nguồn: Báo cáo tài chính CIENCO 4 năm 2004-2008)

Nhìn vào số liệu ở Bảng 2.4 ta thấy, tín dụng thuơng mại của CIENCO 4 không chỉ có tín dụng thương mại ngắn hạn mà còn có cả dài hạn. Tín dụng thương mại ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả ngắn hạn người bán do mua vật tư, nguyên nhiên vật liệu, thuê nhân công cho việc thi công các công trình nhưng được trả chậm hoặc thoả thuận với nhà cung cấp sẽ thực hiện thanh toán sau một thời gian nhất định, các khoản tạm ứng của chủ đầu tư cho công trình. Tín dụng thương mại dài hạn bao gồm các khoản phải trả dài hạn người bán. Sở dĩ CIENCO 4 có được khoản phải trả dài hạn người bán này là do CIENCO 4 đang đầu tư vào các dự án dài hạn như Thuỷ điện Đa Khai Lâm Đồng, BOT Yên Lệnh, BOT tuyến tránh TP Vinh nên trong một số hợp đồng mua nguyên vật liệu, vật tư thiết bị phục vụ các công trình này có điều khoản trả chậm trên 1 năm. Điều này chứng tỏ CIENCO 4 đang ngày càng khẳng định uy tín của mình trong quan hệ tín dụng.

Có thể thấy, tín dụng thương mại của CIENCO 4 chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số vốn huy động, xấp xỉ bằng vốn huy động tín dụng ngân hàng. Trong khi tín dụng ngân hàng ngày càng giảm thì tín dụng thương mại ngày càng tăng, chủ yếu là tín dụng thương mại ngắn hạn. Năm 2004 số tiền tín dụng thương mại mới có 571 tỷ đồng, chiếm 29,20% tổng vốn, đến năm 2008 số tiền này tăng lên gấp 1,7 lần, đóng góp gần một nửa tổng vốn huy động của doanh nghiệp. Số vốn này có ưu điểm là không phải chịu lãi và góp phần giảm gánh nặng vốn vay ngân hàng cho doanh nghiệp.

Có được sự tăng trưởng đáng kể trên là do trong những năm gần đây, do chính sách quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Nhà nước có sự thay đổi theo hướng tạo điều kiện về vốn cho doanh nghiệp thi công công trình nhất là các

công trình trọng điểm của quốc gia và các công trình sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ. Khoản tạm ứng ban đầu của chủ đầu tư cho công trình từ 10 - 20%, cá biệt có công trình tạm ứng ban đầu lên đến 50%, hơn nữa giá trị công trình trong xây dựng cơ bản rất lớn, một tỷ lệ tạm ứng nhỏ nhưng số tiền cũng đã lên đến hàng chục tỷ đồng. Mặt khác, trong giá thành công trình xây dựng thì nguyên nhiên vật liệu chiếm một tỷ lệ khá lớn, khoảng 60% giá trị công trình, do đó việc mua hàng trả chậm cũng đã đem lại cho CIENCO 4 một khoản tín dụng nhà cung cấp khá lớn. Tuy nhiên tín dụng thương mại luôn có tính hai mặt. Trong khi tín dụng thương mại đóng góp vào kết quả huy động vốn của doanh nghiệp, thì các khoản phải thu của doanh nghiệp chính là mặt trái của vấn đề. Nếu doanh nghiệp quản lý không tốt các khoản phải thu thì tín dụng thương mại dù có lớn đến mấy cũng không phát huy được mặt tích cực của nó.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Trang 53 - 58)

w