- Nguyên nhân khách quan
GIAO THÔNG
3.2.1.1. Cổphần hoá công ty mẹ và thúc đẩy quá trình niêm yết trên thị trường chứng khoán của công ty thành viên
trường chứng khoán của công ty thành viên
Việc duy trì hình thức sở hữu doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước như hiện nay đã làm hạn chế khả năng huy động vốn, mở rộng phạm vi đầu tư, mở rộng quy mô vốn, nhất là thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu. Bởi vì, cho dù doanh nghiệp muốn huy động thêm vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu cho các cổ đông khác thì phải thuyết phục được cổ đông lớn nhất là Nhà nước cũng phải góp thêm vốn.
Có thể thấy, trong điều kiện vốn ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, việc gia tăng vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp không thể trông chờ vào Nhà nước, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là giải pháp hữu hiệu tăng vốn chủ sở hữu cho các doanh nghiệp. Hơn nữa, chủ trương của Nhà nước là Nhà nước chỉ nắm giữ 100% vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh ngành nghề quan trọng đối với quốc gia. Trong điều kiện nhu cầu đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở nước ta đang rất lớn như hiện nay, các doanh nghiệp xây dựng cơ bản như CIENCO 4 không nhất thiết phải là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước nữa. Việc cổ phần hoá sẽ giúp doanh nghiệp có thể huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức.
Việc cổ phần hoá và thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ đem lại những lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Tiếp cận kênh huy động vốn dài hạn: khi tham gia niêm yết cổ phiếu trên TTCK, doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng từ việc phát hành cổ phiếu dựa trên tính thanh khoản cao và uy tín của doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường. Huy động theo cách này, doanh nghiệp không phải thanh toán lãi vay cũng như phải trả vốn gốc giống như việc vay nợ, từ đó sẽ rất chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được cho mục tiêu và chiến lược dài hạn của mình. Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất khi quyết định niêm yết cổ phiếu trên TTCK.
- Khuyếch trương uy tín của doanh nghiệp: để được niêm yết chứng khoán, doanh nghiệp phải đáp ứng được những điều kiện chặt chẽ về mặt tài chính, hiệu quả sản xuất - kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức... Do đó, những công ty được niêm yết trên thị trường thường là những công ty có hoạt động sản xuất - kinh doanh tốt. Thực tế đã chứng minh, niêm yết chứng khoán
là một trong những cách thức quảng cáo tốt cho doanh nghiệp, từ đó thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, tìm kiếm đối tác…
- Tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu của doanh nghiệp: khi doanh nghiệp niêm yết trên TTCK sẽ giúp các cổ đông của doanh nghiệp dễ dàng chuyển nhượng cổ phiếu đang nắm giữ, qua đó tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu.
- Gia tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp: xét về dài hạn, giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết đều tăng so với mức giá tại thời điểm trước khi niêm yết.
Theo chủ trương của Bộ Giao thông vận tải CIENCO 4 sẽ nằm trong lộ trình thực hiện cổ phần hoá trong thời gian tới do đó doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể để thúc đẩy quá trình cổ phần hoá và phát hành, niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Tổng công ty có thể lựa chọn các hình thức cổ phần hoá sau:
- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
- Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
- Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Quy trình cổ phần hoá thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Thành lập Ban đổi mới phát triển doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).
- Bước 2: Tuyên truyền chủ trương chính sách cổ phần hoá cho cán bộ công nhân viên.
- Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ tài liệu gồm:
+ Lựa chọn phương án xác định giá trị doanh nghiệp
+ Chuẩn bị các tài liệu như hồ sơ pháp lý khi thành lập DNNN; hồ sơ quyền sử dụng tài sản (kể cả đất đai); hồ sơ về công nợ; hồ sơ về vật tư, hàng hoá ứ đọng; hồ sơ các công trình đầu tư xây dựng; Báo cáo tài chính doanh nghiệp đến thời điểm định giá; Lập danh sách lao động thường xuyên; Lập dự toán chi phí cổ phần hoá.
- Bước 4: Kiểm kê xử lý những vấn đề tài chính - Bước 5: Xác định giá trị doanh nghiệp
- Bước 6: Xây dựng phương án bán cổ phần ưu đãi và phương án săp xếp lao động.
- Bước 7: Lập phương án cổ phần hoá và dự thảo điều lệ tổ chức hoạt động của công ty cổ phần.
- Bước 8: Thẩm định và phê duyệt phương án cổ phần hoá
- Bước 9: Thực hiện phương án cổ phần hoá như mở sổ đăng ký mua cổphần, thông báo công khai tình hình tài chính doanh nghiệp và các thông tin về việc bán cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức bán cổ phần, báo cáo kết quả bán cổ phần và danh sách cử người dự kiến trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đại hội cổ đông.
- Bước 10: Ra mắt công ty cổ phần và đăng ký kinh doanh.
Ngoài việc thực hiện cổ phần hoá Công ty mẹ và các công ty hạch toán phụ thuộc của Công ty mẹ để huy động vốn chủ sở hữu thì Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 cũng có thể xem xét bán bớt phần vốn nhà nước ở các công ty con đã cổ phần hoá nhưng hiện nay Tổng công ty vẫn nắm giữ cổ phần chi phối. Bên cạnh đó chủ trương của Nhà nước khuyến khích chuyển đổi các
đơn vị sự nghiệp như các Trung tâm dự án, trung tâm đào tạo khoa học công nghệ sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp và thực hiện cổ phần hoá cũng là một hướng để Tổng công ty thực hiện đa dạng hoá sở hữu, nâng cao hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp và thu hút, huy động thêm vốn phục vụ quá trình phát triển chung của Tổng công ty.