Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Trang 71 - 73)

- Hệ số Nợ dài hạn trên Tổng vốn

2.2.4.1. Kết quả đạt được

Nguồn vốn Nhà nước giao và cơ chế quản lý vốn của một doanh nghiệp Nhà nước đã tạo cơ sở cho hoạt động kinh doanh và góp phần tạo động lực khuyến khích doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.

CIENCO 4 là doanh nghiệp Nhà nước do đó vốn ban đầu để hoạt động sản xuất kinh doanh là vốn Nhà nước giao. Tổng công ty có toàn quyền sử dụng vốn được giao đó để phục vụ các nhu cầu sản xuất, kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn vốn, có lãi, có hiệu quả. Tuy số vốn này không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn mà Tổng công ty huy động được nhưng nó đã tạo cơ sở ban đầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua quá trình hoạt động của mình, Tổng công ty đã không ngừng tự bổ sung vào nguồn vốn Nhà nước cấp ban đầu làm cho số vốn ban đầu tăng lên đáng kể, tăng hơn 10 lần so với số vốn ban đầu Nhà nước giao. Điều này góp phần nâng cao tính tự chủ và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, góp phần giúp Tổng công ty có nhiều bước phát triển lớn mạnh, từ chỗ phụ thuộc 100% vào ngân sách nhà nước đã tiến tới tự chủ tài chính, doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách Nhà nước ngày càng tăng.

Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp và hàng năm doanh nghiệp có trách nhiệm trích nộp một phần từ lợi nhuận sau thuế để nộp cho Nhà nước dưới dạng "thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước". Đây là động lực đồng thời là điều kiện yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước phải kinh doanh có hiệu quả để nộp thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Từ năm 2002 trở đi, cơ chế quản lý vốn của các doanh nghiệp Nhà nước cho phép các doanh nghiệp Nhà

nước được giữ lại toàn bộ thu nhập sau thuế để tái đầu tư, không phải nộp thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước nữa. Việc gia tăng vốn chủ sở hữu cho các doanh nghiệp Nhà nước từ nội bộ sẽ giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước. Như vậy, các doanh nghiệp Nhà nước sẽ được hưởng toàn bộ lãi từ hoạt động đầu tư, đây chính là động lực để doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, góp phần gia tăng vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp.

Tăng cường khả năng huy động vốn bằng các hình thức truyền thống nhất là tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại.

Vốn huy động ngoài vốn chủ sở hữu chiếm một vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của Tổng công ty. Tỷ trọng nợ trên tổng nguồn vốn chiếm trên 90% trong đó chủ yếu là vốn vay ngân hàng và tín dụng thương mại. Trong những năm gần đây vốn vay ngân hàng giảm và tín dụng thương mại tăng lên với tốc độ xấp xỉ nhau. Mặc dù vốn vay ngân hàng giảm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn (30% đến 50%), chứng tỏ ngân hàng vẫn là người tài trợ vốn vay chủ yếu cho các doanh nghiệp. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng còn giúp cho Tổng công ty phát triển hoạt động đầu tư mới - đó là đầu tư các dự án theo phương thức BOT. Do đó, doanh nghiệp cần phải ngày càng tạo lập uy tín để thuyết phục ngân hàng cho vay để tài trợ cho các dự án đầu tư hiệu quả.

Nguồn vốn tín dụng thương mại cũng được tận dụng triệt để cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp vào nguồn vốn huy động một tỷ trọng tương đối lớn, đến 31/12/2008 là gần 50%. Nguồn vốn này tham gia vào quá trình tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty với ưu điểm không phải trả chi phí, góp phần làm giảm gánh nặng phải trả lãi vay đối với các khoản vay ngân hàng cho doanh nghiệp. Để có được nguồn vốn tín dụng thương mại lớn như vậy một phần là nhờ vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó Tổng công ty phải chứng tỏ được tình

hình tài chính lành mạnh, có khả năng trả nợ của mình để được hưởng khoản tín dụng thương mại này vì khi nhà cung cấp bán chịu cho doanh nghiệp, họ phải đối với mặt với rủi ro không có khả năng thu hồi nợ, vì vậy họ chỉ cho vay đối với những doanh nghiệp làm họ tin tưởng mà thôi.

Doanh nghiệp bước đầu đã xây dựng được cơ cấu vốn biểu hiện ở tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu hay hệ số nợ dài hạn trên tổng vốn. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp nhà nước không sử dụng nợ dài hạn hoặc tỷ trong nợ dài hạn nhỏ và ngày càng không ưa thích sử dụng nợ thì việc gia tăng tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn như vậy là việc đáng khích lệ. Bởi vì sử dụng nợ sẽ mang đến lợi ích cho doanh nghiệp thông qua đòn bẩy tài chính và chi phí sử dụng nợ rẻ hơn chi phí vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải tính toán thời điểm nào thì sử dụng nợ là hợp lý để tận dụng được tối đa lợi ích của nợ, tận dụng tối đa lợi ích của đòn bẩy tài chính từ nợ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w