Nhóm kiến nghịnhằm nâng cao phong cách, thái độphục vụ

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự hài lõng của du khách đối với dịch vụ du lịch tại thị xã cửa lõ, tỉnh nghệ an (Trang 133 - 139)

47. Tóm lƣợc chƣơng 4

5.2.3. Nhóm kiến nghịnhằm nâng cao phong cách, thái độphục vụ

Nguồn nhân lực du lịch là yếu tố không thể thiếu đƣợc trong hoạt động kinh doanh du lịch. Khác với các ngành nghề khác, du lịch đòi hỏi có sự giao tiếp và trực tiếp là ngƣời cung cấp sản phẩm dịch vụ cho du khách, đem lại sự hài lòng cho du khách. Trong phân tích hồi quy ta thấy hệ số = 0,217 đây là nhân tố tác động rất lớn

đến sự hài lòng của du khách, Vì thế, yêu cầu nâng phong cách, thái độ phục vụ du lịch là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết.

Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực nhƣ sau :

- Tăng cƣờng năng lực cho cán bộ quản lý du lịch thông qua các chƣơng trình đào tạo trong và ngoài nƣớc, các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn trong nƣớc về trình độ quản lý chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, đồng thời tham gia. Hội nghị, hội thảo về du lịch.

- Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn văn hoá giao tiếp và nghiệp vụ quản lý, kinh doanh cho cán bộ và ngƣời dân đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch dịch vụ.

- Luôn đào tạo và đào lại nhân viên du lịch kinh doanh trực tiếp với các hình thức nhƣ đào tạo tại chỗ hay liên kết trƣờngĐại học tƣ thục công nghệ Vạn Xuânvà trƣờng Cao đẳng nghề du lịch thƣơng mại Nghệ An chuyên đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Việc thu hút các trƣờng Đại học về Cửa Lò không những tăng dân số cơ cho Thị xã mà còn giúp Cửa Lò sớm thực hiện đƣợc vấn đề bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cho đội ngũ cán bộ và nhân viên hoạt động trong ngành du lịch.

- Phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý dự án phát triển nguồn nhân lực Du lịch của Việt Nam của Tổng cục du lịch do EU tài trợ để triển khai nội dung dự án trong ngành du lịch, theo đó triển khai các nội dung chính nhƣ sau:

+ Xây dựng quy hoạch cán bộ, kế hoạch phát triển nguồn nhần lực. + Đào tạo bồi dƣỡng về quản lý du lịch.

+ Phổ cập kiến thức tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ quản lý, quản trị và kinh doanh du lịch.

+ Tổ chức các hội thi tay nghề, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực du lịch. + Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách, thể chế để phát triển nguồn nhân lực. + Hàng năm cần chọn nội dung, hình thức phù hợp bồi dƣỡng kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh, văn hoá ứng xử, ngôn ngữ của du lịch cho nhân dân.

- Đối với các doanh nghiệp du lịch tại địa phƣơng cần cải thiện điều kiện lao động, nâng cao chất lƣợng môi trƣờng làm việc trong doanh nghiệp du lịch; bố trí và phân công lao động thích hợp tại các bộ phận doanh nghiệp;hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thƣởng ngƣời lao động cũng nhƣ hệ thống nội qui và tăng cƣờng kỷ luật lao động nhằm tạo động lực cho ngƣời lao động.

Trong phân tích hồi quy nhân tố tài nguyên du lịch có hệ số = 0,735 đây là nhân tố tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của du khách, Với Cửa Lò tài nguyên du lịch là một thế so sánh do đó cần phải giảm thiểu tối đa các tác động ảnh hƣởng đến cảnh quan và các nguồn tài nguyên du lịch do quá trình tổ chức các hoạt động du lịch gây nên.

Để thực hiện đƣợc quan điểm này, đòi hỏi chính quyền thị xã, tỉnh và ngành du lịch phải chú trọng thực hiện các giải pháp sau:

- Tiến hành đầu tƣ nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm, ý kiến của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc trong việc ban hành hệ thống văn bản liên quan đến bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan du lịch. Xây dựng tiêu chuẩn về bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan du lịch đối với các doanh nghiệp đầu tƣ, khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên, đƣa việc cam kết thực hiện các tiêu chuẩn này nhƣ là điều kiện trƣớc khi cấp phép đầu tƣ du lịch và đóng góp xây dựng quy hoạch du lịch.

- Phối hợp với các ngành các cấp tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc về tài nguyên du lịch, môi trƣờng du lịch từ trƣớc khi khai thác và sau khi đƣa vào khai thác sử dụng phục vụ phát triển du lịch, tạo ra môi trƣờng du lịch lành mạnh, trong sạch đảm bảo phát triển theo hƣớng bền vững.

- Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến trong việc xử lý rác thải, nƣớc thải bảo vệ môi trƣờng và thƣờng xuyên tổ chức phổ biến kiến thức về môi trƣờng cho nhân viên tại khu du lịch.

- Cần có chính sách khen thƣởng hay nêu danh những doanh nghiệp tiêu biểu, điển hình trong phong trào giữ gìn môi trƣờng du lịch xanh, sạch đẹp nhằm khuyến khích tạo động lực cho doanh nghiệp tích cực tham gia bảo vệ, nâng cao ý thức về môi trƣờng du lịch.

- Kiên quyết, dứt khoát loại bỏ các dự án đầu tƣ không hiệu quả, gây ô nhiễm, tổn hại đến môi trƣờng sinh thái hay các dự án không đạt tiêu chuẩn về quy định bảo vệ môi trƣờng, các dự án vi phạm quy hoạch phát triển du lịch của huyện, ƣu tiên dự án phát triển du lịch sinh thái. Có yêu cầu chặt chẽ với nhà đầu tƣ khi xây dựng dự án phải gắn liền với việc đảm bảo mật độ cây xanh che phủ trong khu du lịch.

- Thƣờng xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức, kiến thức về tài nguyên du lịch, môi trƣờng du lịch và về hệ sinh thái cần đƣợc bảo vệ, tôn tạo, gìn giữ cho cộng đồng dân cƣ sinh sống tại đảo.

- Quy định các khu du lịch, điểm du lịch, các điểm tham quan du lịch cần phải có đầy đủ các bảng giới thiệu về nội quy, quy chế hƣớng dẫn tham quan và phải có đầy đủ các cơ sở vật chất về vệ sinh môi trƣờng nhƣ thùng rác, nhà vệ sinh, hệ thống thoát nƣớc thải và khu xử lý rác thải hay nơi chứa rác có xe chuyển chở đến bãi rác công cộng.

- Trong quy hoạch cần có sự tính toán, dự báo sát với tình hình không gian thực tế để tránh tình trạng quá tải rất dễ ảnh hƣởng, làm suy thoái môi trƣờng.

- Thƣờng xuyên kiểm tra các khu vực sinh thái tự nhiên dễ bị xâm hại nhƣ hệ sinh thái san hô, cỏ biển, các loài động vật biển quý hiếm, hệ sinh thái rừng, đồng thời nên có chính sách chế tài thật nặng, thật nghiêm đối với các trƣờng hợp xâm phạm, phá hủy môi trƣờng, cảnh quan du lịch.

- Đầu tƣ hệ thống thu gom, xử lý rác thải tại các điểm du lịch và các khu dân cƣ; bố trí hợp lý các thùng rác công cộng; trồng cây xanh tạo cảnh quan đƣờng phố đạt chuẩn là đảo du lịch sinh thái chất lƣợng cao.

- Đẩy mạnh công tác tôn tạo, bảo vệ các di tích văn hóa, lịch sử. Tuy nhiên cũng cần lƣu ý tình trạng đầu tƣ tôn tạo quá mức sẽ làm thay đổi công trình kiến trúc.

- Luôn ý thức và hiểu rõ, hiểu đúng về du lịch sinh thái và tầm quan trọng của việc phát triển du lịch sinh thái từ các cấp chính quyền quản lý cho đến các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cƣ tại địa phƣơng để từ đó mọi ngƣời cùng tham gia làm du lịch

5.2.5.Nhóm kiến nghị đối với các cơ sở lưu trú

Trong phân tích hồi quy nhân tố cơ sở lƣu trú có hệ số = 0,266trong phân tích nhân tố khám phá nh’ân tố này cũng đƣợc sự đánh giá khá cao. Do đó, chất lƣợng của các cơ sở lƣu trú ảnh hƣởng không nhỏ đến sự hài lòng của du khách. Trong thời gian tới các cơ sở lƣu trú cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Quan tâm tới đào tạo bồi dƣỡng trình độ quản lý, nghiệp vụ và ngoại ngữ cho lao động.Đảm bảo số lƣợng cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ trong mỗi cơ sở lƣu trú phải tƣơng xứng với quy mô, cấp hạng và phù hợp về trình độ, kỹ năng, đồng thời

thƣờng xuyên đƣợc bổ sung nhân lực, có kế hoạch đào tạo nhân viên theo những hình thức khác nhau để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh một cách tốt nhất.

- Thƣờng xuyên nâng cao chất lƣợng trang thiết bị tiện nghi, mở rộng các dịch vụ bổ sung. Đối với khu vực dịch vụ, vui chơi, giải trí cần thƣờng xuyên chú ý đến việc đầu tƣ, nâng cấp, tăng quy mô về số lƣợng dịch vụ, nâng cao chất lƣợng phục vụ, tạo không gian xanh, sạch, đẹp, thoáng mát.

- Tạo sự thân thiện mến khách khi khách đến.Thực hiện đúng lời đã hứa với du khách, quan tâm đặc biệt đến từng cá nhân du khách,vào mùa du lịch cần chủ động để phục vụ khách chu đáo, tránh những tình huống không hay xảy ra

- Tăng cƣờng công tác an ninh, bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn vệ sinh và an toàn thực phẩm.

- Cần chú trọng tới đội ngũ marketing, xây dựng các chiến lƣợc marketing để tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách nhằm mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động lữ hành, hƣớng dẫn vận chuyển khách du lịch, các khâu đón tiếp và các dịch vụ khác

- Chính quyền địa phƣơng cần tập trung chỉ đạo “Kiên quyết, triệt để, liên tục và thƣờng xuyên ” chủ trƣơng “5 không” đó là “Không nâng ép giá ; không chèo kéo đeo bám khách; không tẩm quất bán hàng rong; không làm tổn hại môi trƣờng; không làm mất an ninh trật tự” . Nhằm tăng cƣờng năng lực của ngành du lịch, nâng cao chất lƣợng phục vụ du khách.

5.2.6.Nhóm kiến nghị vềđầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch

Trong phân tích hồi quy cơ sở hạ tầng kỹ thuật là nhân tố tác động thứ tƣ đến sự hài lòng. Cơ sở hạt tầng kỹ thuật là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy du lịch Cửa Lò phát triển và khai thác tốt những tiềm năng sẵn có của du lịch Cửa Lò. Nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách thì trong thời gian tới cần đâu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng theo hƣớng sau:

+ Điều chỉnh bổ sung quy hoạch cụ thể phát triển du lịch Cửa Lò, để thu hút các nhà đầu tƣ chiến lƣợc, thu hút khách quốc tế, đồng thời để đáp ứng nhu cầu hội nhập. Bổ sung điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, quy hoạch đô thị, triển khai quy hoạch chi tiết các điểm du lịch để thu hút đầu tƣ, quy hoạch lại các điểm ốt tạm kinh doanh du lịch phía đông Đƣờng Bình Minh, nâng cấp các chợ (Chợ Hôm,

Chợ Hả Sản

+ Đầu tƣ hệ thống thoát nƣớc thải, bảo vệ môi trƣờng sinh thái cho khu du lịch biển. Tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho Công ty cổ phần Song ngƣ Sơn trình UBND tỉnh quy hoạch chi tiết phƣơng án đầu tƣ, khai thác du lịch dịch vụ tại Đảo Lan Châu và Đảo Song Ngƣ với dự án đầu tƣ 5000 tỷ đồng (giai đoạn 1 là 1800 tỷ) đang chờ kết quả thẩm định của các ngành cấp Tỉnh.

+ Kiểm tra đôn đốc tiến độ xây dựng các công trình phục vụ du lịch nhƣ: Sân golf 18 lỗ, khu khách sạn, nhà nghỉ cao cấp ở Nghi Hƣơng với diện tích 132 ha, Khách sạn Mƣờng Thanh tiêu chuẩn 5 sao, dự án khu nghỉ dƣỡng cao cấp MIAN Hotel & Resort Cửa Lò, dự án khách sạn nhà nghỉ cao cấp với diện tích 2,7 ha tại xã Nghi Hoà, đƣờng Nam Cấm về Cửa Lò, nhà nghỉ Bộ công an

+ Huy động mọi nguồn lực để hoàn thành công trình trọng điểm phục vụ du lịch còn dở dang nhƣ: Các trục đƣờng nội từ đƣờng Bình Minh đến dọc đƣờng số 5,6 nhằm tạo điều kiện cho nhân dân kinh doanh du lịch ở lối sau. Xây dựng hệ thống thoát nƣớc thải cho các nhà vệ sinh cố định và hệ thống kiốt kinh doanh dọc lâm viên, bãi tắm để đảm bảo cho các hoạt động trong khu du lịch và chống suy thoái môi trƣờng; xây dựng hệ thống điện ổn định phục vụ cho các hoạt động trong khu du lịch biển.

+ Khôi phục và mở rộng diện tích cây xanh, thảm thực vật vùng ven biển. Có quy chế quản lý riêng quy định về kiến trúc, diện tích khuôn viên, thảm thực vật... đối với các khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch biển. Khuyến khích các nhà đầu tƣ xây dựng các khu du lịch sinh thái và các sản phẩm du lịch biển hấp dẫn, thân thiện môi trƣờng để đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng và phát triển du lịch bền vững.

+ Tăng cƣờng quản lý quy hoạch, kiên quyết đình chỉ các công trình xây dựng không tuân theo quy hoạch, phá vỡ cảnh quan chung của Thị xã.

+ Mở rộng quy mô, nâng cấp sửa chữa hệ thông loa truyền thanh, biển báo giao thông, đèn tín hiệu giao thông, đèn trang trí, pháo hoa điện tử… Đặc biệt chú trọng đến nguồn cấp điện, dịch vụ viễn thông, ngân hàng, truyền hình cáp.

+ Tổ chức quy hoạch bố trí sớm các vị trí kiốt dịch vụ, các siêu thị nhỏ, hệ thông quầy giới thiệu sản phẩm để trƣng bày và tiêu thụ sản phẩm của Thị xã và Tỉnh.

thu thú một lƣợng du khách lớn đến với du lịch Cửa Lò, trong đó có các thƣơng nhân, mở ra một loại hình mới là du lịch kết hợp với mua sắm. Theo đó, bố trí quy hoạch: Cụm thƣơng mại phía Bắc thị xã, cụm thƣơng mại Trung tâm Thị xã và cụm thƣơng mại Hải - Hoà. Theo đó, sẽ có các trung tâm thƣơng mại: Trung tâm thƣơng mại Nghi Thủy, trung tâm thƣơng mại Nghi Hƣơng và trung tâm thƣơng mại Hải Hòa. Cùng với đó là đầu tƣ xây dựng một số siêu thị nhƣ siêu thị trung tâm, siêu thị Cửa Hội

+ Bố trí địa điểm kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động giao dịch thƣơng mại. Số lƣợng và quy mô phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, thƣơng mại trong từng giai đoạn cũng nhƣ sự tăng trƣởng kinh tế, tổng mức luân chuyển hàng hóa bán buôn bán lẻ, đầu tƣ nƣớc ngoài,...

+ Trƣớc mắt thị xã Cửa Lò tập trung thực hiện cụ thể hoá nghị quyết 05 của Ban thƣờng vụ Tỉnh uỷ Nghệ An về xây dựng và phát triển thị xã Cửa Lò trở thành đô thị du lịch biển đến năm 2020. Triển khai thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng 2 khu resort phía đông đƣờng Bình Minh và khu khách sạn nhà hàng, dịch vụ du lịch ở Nghi Thu và Nghi Hƣơng mà UBND tỉnh vừa phê duyệt. Tiếp tục mở rộng không gian du lịch về phía Tây đƣờng Bình Minh, kéo dài từ khu vực cảng Cửa Lò xuống Cửa Hội.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự hài lõng của du khách đối với dịch vụ du lịch tại thị xã cửa lõ, tỉnh nghệ an (Trang 133 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)