7. Kết cấu của luận văn
2.1.6.2. Tài nguyên nhân văn vật thể
Đền Bàu Lối
Đền Bàu Lối hiện nay thuộc Khối Hòa Đình, phƣờng Nghi Thu, thị xã Cửa Lò, tọa lạc trên giải đất sa hoàng có diện tích gần 16 ngàn m2, bên cạnh Bàu Lối nên nhân dân lấy tên Bàu Lối làm tên gọi cho Đền.
Hình 2.12. Đền Bàu Lồi
Đền Mai Bảng
Đền Mai Bảng, phƣờng Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò. Đền đƣợc xây dựng từ thời Lê, thờ Chiêu Trƣng Vƣơng Lê Khôi- ngƣời có công lớn dƣới triều đại nhà Lê, từng giúp Lê Lợi đánh thắng giặc Minh.
Đền Diên Nhất
Đền Diên Nhất ở phƣờng Nghi Hƣơng, thị xã Cửa Lò thờ Hoàng hậu Hoàng Thị Lê và phối thờ các vị thần phật: Thành hoàng đức Bảo Cảnh Nguyễn Công Chính; Dƣơng Cảnh Thành hoàng Lý Vực; Trung tín chính trực Trung đẳng thần; Tam tòa Thánh mẫu và 5 vị Tiên ông.
Hình 2.14. Đền Diên Nhất
Đền Yên Lƣơng
Đền Yên Lƣơng đƣợc xây dựng trên vùng đất bằng ven biển phƣờng Nghi Thuỷ. Đền gồm có thƣợng điện, trung điện, hạ điện, bố cục theo kiểu chữ Tam
Theo sử sách để lại, đền đƣợc xây dựng từ thời hậu Lê (1630) là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngƣỡng thờ những vị thần có công với nƣớc.
Hình 2.15. Đền Yên Lƣơng
Đền Cửa và Mộ tƣớng Ninh Vệ tọa lạc ở vị trí trung tâm xã Nghi Khánh, huyện Nghi Lộc, cách trung tâm bãi tắm Lan Châu - Cửa Lò chƣa đầy 1 Km. Di tích có tên đền Cửa vì trƣớc đây đền đƣợc xây dựng trƣớc cửa biển Cửa Xá. Trƣớc đây, đền Cửa thuộc thôn Hƣơng Duệ (sau đổi thành làng Khánh Duệ). Sau Cách mạng tháng Tám, đền Cửa nằm trên đất làng Khánh Duệ, xã Nghi Khánh, nên đền đƣợc gọi là đền Khánh Duệ.
Hình 2.16. Đền Cửa và mộ tƣớng quân Ninh Vệ
Chùa Song Ngƣ
Chùa Song Ngƣ nằm ở phía tây Đảo Ngƣ, cách Trung tâm Thị xã Cửa Lò khoảng 4km về phía Đông. Chùa đƣợc xây dựng vào khoảng thế kỷ XIV, trải qua nhiều thế kỷ, chỉ còn lại một số tích xƣa nhƣ hai cây Lộc Vừng có hàng trăm năm tuổi, giếng chùa, nền chùa.
Hình 2.17. Chùa Song Ngƣ
Tƣớng công Phùng Phúc Kiều sinh năm 1724 tại thôn Thu Lũng, xã Hiếu Hạp, huyện Chân Phúc nay thuộc phƣờng Nghi Thu, thị xã Cửa Lò. Ông sinh ra trong một gia đình “Công, hầu, kế, thế”. Dƣới triều nhà Lý, cụ tổ Phùng Tá Chu giữ chức Thái phó, ngƣời đã có công trong việc xây dựng nhà Trần và giúp nhà Trần lập nghiệp, cụ còn là ngƣời tổ chức khai khẩn vùng đất hoang hóa và hoạch định các trang ấp lớn ở Nghệ An.
Hình 2.18. Nhà thờ Phùng Phúc Kiều
Trải qua năm tháng nhà thờ và khu lăng mộ đƣợc con cháu tôn tạo và tu bổ hàng năm. Hiện nay, nhà thờ có 3 gian thƣợng, trung và hạ điện với nhiều bút tích nghệ thuật, đồ thờ tự mang dấu ấn văn hóa thời đại.
Nhà thờ họ Hoàng Thế
Nhà thờ họ Hoàng Thế nằm ở khối 1, phƣờng Nghi Tân do con cháu trong dòng tộc xây dựng nên để thờ tổ tiên và danh y Hoàng Nguyên Cát – Ngƣời đã có công kiếm thuốc chữa bệnh cứu ngƣời, kiên trì tìm tòi nghiên cứu để viết nên bộ sách “Quỳ viên gia học” chọn lọc những bài thuốc, góp phần lớn vào việc bảo tồn và phát triển nền y học cổ truyền ở Việt Nam ở thế kỷ XVIII.
Hình 2.19. Nhà thờ họ Hoàng Thế
Chùa Lô Sơn
Đây là một di tích kiến trúc văn hóa cổ khá đẹp, có tấm bia đá cổ đƣợc ghi vào sách “Hoan châu bi ký”, có lời văn ca ngợi công đức ngƣời dựng chùa và cảnh đẹp ở đây nhƣ sau:“Hoan châu cảnh đẹp, Vạn Lộc nổi danh, tƣớng dòng nhà tƣớng, khác hẳn thƣờng tình, uy phong lẫm liệt, tƣớng mạo đƣờng hoàng.
Hình 2.20. Chùa Lô Sơn
Đền Vạn Lộc
Đền Vạn Lộc nằm ở phƣờng Nghi Tân - Thị xã Cửa Lò, là di tích lịch sử đƣợc Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng quốc gia năm 1991 theo Quyết định số 1075/QĐ- BVHTT ngày 14/6/1991. Đền đƣợc nhân dân xây dựng lên để thờ Phó mã Thái úy Quận công Đô đốc trấn thủ thập nhị hải môn Nguyễn Sƣ Hồi - Ngƣời có công chiêu dân, lập ấp, xây dựng nên làng Vạn Lộc.
Hình 2.21. Đền Vạn Lộc
Khu di tích đền thờ Cƣơng Quốc Công Nguyễn Xí
Đền thờ Cƣơng Quốc Công Nguyễn Xí không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là một công trình nghệ thuật kiến trúc mỹ lệ ít có hiện nay ở tỉnh Nghệ An.
Hình 2.22. Đền thờ Nguyễn Xí
Khu di tích là một thắng cảnh thuộc xã Nghi Hợp (xƣa là Thƣợng Xá), huyện Nghi Lộc (xƣa là Chân Phúc, Chân Lộc).