Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án lưới điện miền bắc tổng công ty điện lực miền bắc (Trang 45 - 48)

6. Kết cấu của Đề tài

2.2.2.2 Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án

Mô hình tổ chức “ Chủ nhiệm điều hành dự án” là mô hình tổ chức quản lý trong đó chủ đầu giao cho ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc thuê một tổ chức tư vấn quản lý có đủ điều kiện, năng lực chuyên môn phù hợp với quy mô, tính chất của dự án làm chủ nhiệm điều hành, quản lý việc thực hiện dự án. Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân độc lập, có năng lực, sẽ là người quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Mọi quyết định của chủ đầu tư liên quan đến quá trình thực hiện dự án sẽ được triển khai thông qua tổ chức tư vấn quản lý dự án (chủ nhiệm điều hành dự án). Mô hình này được áp dụng cho những dự án là các cá nhân có liên quan đến quá trình thực hiện dự án sẽ được triển khai thông qua tổ chức tư vấn quản lý dự án (chủ nhiệm điều hành dự án). Mô hình này được áp dụng cho những dự án quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp.

Ban QLDA Lưới điện miền Bắc áp dụng mô hình chủ nhiệm điều hành dự án được sử dụng thí điểm đối với một số dự án trọng điểm, phục vụ mục tiêu chính trị, xã hộị Người được chọn làm chủ nhiệm điều hành dự án là các cá nhân có nhiều kinh nghiệm giám sát công trình, đó là các phó trưởng ban, các trưởng phòng: Kế hoạch, đền bù, giám sát thi công, vật tư và một số phó trưởng phòng và một số cá nhân tiêu biểụ Do số lượng công trình trọng điểm mỗi năm là ít, lại chắc chắn phải hoàn thành đúng tiến độ nên các dự án kết thúc nhanh, hầu như mỗi cán bộ chỉ làm chủ nhiệm điều hành một dự án trong cùng một thời điểm.

Việc lựa chọn cán bộ làm chủ nhiệm điều hành dự án do Trưởng ban cử, trình Tổng giám đốc xét duyệt và ra quyết định giao nhiệm vụ “Chủ nhiệm điều hành dự án”. Chủ nhiệm điều hành dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng giám đốc và trưởng ban về kết quả dự án.

* Mô tả mô hình.

Hình 2.3. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án tại Ban QLDA Lưới điện miền Bắc

* Những dự án áp dụng mô hình này

Ban quản lý dự án áp dụng mô hình chủ nhiệm điều hành dự án chủ yếu cho những dự án trọng điểm, lưới điện cao thế như:

Xây dựng mới trạm biến áp 110kV Bỉm Sơn Xây dựng mới trạm biến áp 110kV Lào Cai Tuyến cáp ngầm 110kV TP Nam Định

Nâng công suất trạm biến áp 110kV Nhật Tân Nâng công suất trạm biến áp 110kV Thanh Nhàn

Cải tạo lộ 175 TBA 110kV E1 Đồng Văn đi lộ 173 TBA 220/110kV E19 Phủ Lý

Và một dự án trọng điểm khác.

Có thể tham khảo một mô hình QLDA “XD mới TBA 110 kV Bỉm Sơn” minh họa cho mô hình QLDA này trong phụ lục số 1

Giải thích mô hình:

Căn cứ vào kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản doTổng giám đốc NPC giao cho ban Ban QLDA Lưới điện miền Bắc làm chủ đầu tư quản lý các dự án.

Căn cứ vào Quyết định của Tổng Giám đốc NPC phê duyệt giao cho ông X làm chủ nhiệm điều hành dự án “Xây dựng mới TBA 110kV Bỉm Sơn”. Cán bộ

CHỦ ĐẦU TƯ

Trưởng ban QLDA

Thuê tư vấn Lựa chọn nhà thầu cung cấp VTTB Lựa chọn nhà thầu xây lắp Chủ nhiệm điều hành dự án Tổ chức thực hiện dự án ...

được giao làm chủ nhiệm điều hành dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước công ty và kết quả của dự án.

Chủ nhiệm điều hành dự án là đầu mối xử lý các công việc cùng với các phòng chức năng. Chủ nhiệm điều hành dự án trực tiếp giám sát thực hiện các công việc liên quan đến dựu án, báo cáo với cấp trên về tiến độ thực hiện dự án, những khó khăn vướng mắc cần giải quyết, cho đến khi dự án kết thúc.

* Lý do áp dụng mô hình nàỵ

Áp dụng mô hình này là các dự án có quy mô lớn, đòi hỏi quản lý sâu, tính chất kỹ thuật, công nghệ phức tạp, quá trình quản lý phải tập trung về một đầu mối phân tích và xử lý. Đó là những dự án trọng điểm phục vụ mục tiêu chính trị - xã hội được áp dụng mô hình quản lý dự án nàỵ

Mô hình quản lý này có rất nhiều ưu điểm:

+ Do Ban QLDA Lưới điện miền Bắc đã có sẵn một cơ cấu tổ chức rồi nên chủ nhiệm điều hành dự án có thể tranh thủ cơ cấu này để tổ chức quản lý dự án.

+ Phát huy được năng lực, chuyên môn của chủ nhiệm điều hành dự án (giải pháp quản lý: Chọn tổ chức, cá nhân đủ năng lực kinh nghiệm, có chuyên môn trong lĩnh vực phù hợp với dự án trên);

+ Mọi hoạt động liên quan đến dự án đều tập trung lại tại một đầu mối (chủ nhiệm điều hành dự án), giải quyết nhanh, tập trung, theo sát, dứt điểm, hiệu quả; giảm bớt công việc và trách nhiệm cho chủ đầu tư (càng phù hợp hơn nếu chủ đầu tư không có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực này).

Tuy nhiên, mô hình này áp dụng tại Ban quản lý cũng cho thấy nó còn nhiều điểm chưa hợp lý đó là:

Thứ nhất, qua mô hình thấy rõ, từ chủ đầu tư đến chủ nhiệm điều hành dự án không phải là mối quan hệ quản lý, báo cáo trực tiếp, mà còn phải qua ông trưởng ban. Như vậy, ông chủ nhiệm điều hành dự án không chỉ chịu sự quản lý của chủ đầu tư mà còn chịu sự quản lý của ông trưởng Ban QLDẠ Vậy liệu rằng, sự chỉ đạo của hai cấp quản lý như vậy có thể cùng thống nhất mọi lúc, mọi việc được không; và nếu có sự mâu thuận thì ông chủ nhiệm điều hành dự án phải nghe aỉ Ở mô hình hình này cũng như thực tế tại Ban QLDA Lưới điện miền Bắc, ông chủ nhiệm điều hành dự án không có quyền gì liên quan đến tài chính của dự án. Việc ký chứng từ giải ngân, thanh toán tiền cho nhà thầu đều do ông trưởng ban mới đủ

thẩm quyền được ký ( với đơn vị tài trợ vốn- các ngân hàng cho vay, NPC chỉ ủy quyền cho trưởng ban được phép ký chứng từ rút vốn). Điều này cho thấy ông chủ nhiệm điều hành dự án tại Ban QLDA Lưới điện miền Bắc được giao nhiệm vụ trực tiếp giám sát và theo dõi một cách sát sao, báo cáo một cách thường xuyên vể quán trình thực hiện dự án ở mọi công việc của dự án sao cho dự án hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng cũng như kế hoạch đã định.

Thứ hai, do cả hai mô hình ban QLDA đều sử dụng chung một bộ máy quản lý nên trong quá trình sử lý công việc ở các phòng chức năng có phần gặp rắc rối, dễ bị phần việc của dự án cắt ngang, làm gián đoạn, mất tập trung, do vậy mà hiệu quả của cả hai dự án ( do hai mô hình quản lý khác nhau) đều bị ảnh hưởng.

Thứ ba, để áp dụng mô hình này có hiệu quả đòi hỏi cán bộ làm chủ nhiệm điều hành dự án phải là người được đào tạo kiến thức chuyên môn theo lĩnh vực quản lý, có kỹ năng lãnh đạo, là người biết bao quát công việc, có nhiều năm kinh nghiệm quản lý dự án, có khả năng giao tiếp và xử lý thông tin trong quản lý dự án, có kỹ năng thương lượng và giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình quản lý dự án, có kỹ năng giao tiếp với các đối tượng liên quan đến dự án, có những mối quan hệ sâu rộng, có khả năng ra quyết định.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án lưới điện miền bắc tổng công ty điện lực miền bắc (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)