6. Kết cấu của Đề tài
2.2.2.1. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức tổ chức quản lý mà chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng, tự tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật) hoặc chủ đầu tư tự lập ra ban quản lý dự án để quản lý việc thực hiện các công việc dự án theo sự ủy quyền.
Tại Ban QLDA Lưới điện miền Bắc, đây là một mô hình được sử dụng phổ biến, hầu hết các dự án được quản lý mô hình nàỵ Chủ đầu tư là Tổng công ty Điện lực miền Bắc, thành lập ra Ban QLDA Lưới điện miền Bắc thay mặt công ty thực hiện các công việc quản lý, bao quát toàn dự án, giao nhiệm vụ cho các phòng chức năng thực hiện những công việc liên quan. Lên kế hoạch tiến độ thực hiện dự án, tư vấn thiết kế, đền bù, GPMB, mua sắm VTTB, giám sát thi công, tạm ứng, thanh toán khối lượng, QTV công trình hoàn thành.
- Mô hình được mô tả như hình sau:
Hình 2.2. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
CHỦ ĐẦU TƯ
BAN QLDA LƯỚI ĐIỆN MIỀN BẮC
P12.1 P12.2 P12.3 P12.4 P12.5 P12.6 Tổ chức thực hiện dự án A Tổ chức thực hiện dự án B Tổ chức thực hiện dự án N
Giải thích mô hình:
Sau khi được chủ đầu tư giao nhiệm vụ theo KH ĐTXD hàng năm, ban QLDA tiếp nhận nhiệm vụ quản lý dự án, Trưởng ban là người quản lý điều hành chung toàn dự án, chỉ đạo các phòng thực hiện các gói thầu liên quan đến dự án theo mục tiêu ban đầu của dự án.
P 12.1 Liên quan đến công tác hành chính, lao động, tiền lương:
P 12.2 Lập kế hoạch tổng quan thực hiện dự án, tổ chức thực hiện công tác tư vấn: Lập DA ĐT, lập TKBVTC-TDT, lập hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu, báo cáo thực hiện kế hoạch với Trưởng Ban và NPC.
P 12.3 tổ chức thực hiện các công tác đền bù, GPMB, hoàn trả mặt bằng v.v.. P 12.4 tổ chức thực hiện công tác giám sát thi công xây dựng dự án, quyết toán khối lượng hoàn thành với nhà thầụ
P 12.5 Thực hiện việc tạm ứng, thanh toán, quyết toán khối lượng với các nhà thầu (tư vấn, cung cấp VTTB, thi công xây dựng...) QTV dự án hoàn thành.
P 12.6 Tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến VTTB phục vụ cho thực hiện dự án.
- Những dự án áp dụng mô hình này:
+ Các dự án lưới điện trung – hạ thế (nâng điện áp 22kV, cải tạo lưới điện trung thế, hạ ngầm đường dây không...)
+ Các dự án viễn thông (cung cấp dịch vụ viễn thông, xây dựng hạ tầng viễn thông, xây dựng trạm BTS...)
+ Các dự án xây dựng (nhà điều hành, kiến trúc...) + Và các dự án khác
- Lý do áp dụng mô hình nàỵ * Ưu điểm:
Áp dụng mô hình này đơn giản, phần việc của phòng chức năng nào phòng đó theo dõi và báo cáo, có thể theo dõi nhiều dự án cùng một lúc.
* Nhược điểm:
Thứ nhất, do phải chỉ đạo chung tất cả các dự án nên trách nhiệm, áp lực đối với trưởng ban là lớn.
Thứ hai, do không có người giữ vai trò đầu mối theo dõi toàn bộ dự án, nên có một số dự án bị nghẽn, mắc ở một khâu nào đó nhưng không có sự phối kết hợp
của các phòng liên quan khác cùng giải quyết (vì không đúng chức năng) hay nói cách khác, có thể thấy rõ độ ì của các bộ phận.