6. Kết cấu của Đề tài
2.3.3. Những mặt còn hạn chế
Bên cạnh những mặt làm được vẫn còn một số mặt hạn chế trong công tác quản lý dự án tại Ban QLDA Lưới điện miền Bắc cụ thể như sau:
Một là, những hạn chế liên quan đến cơ chế quản lý.
Cơ cấu tổ chức NPC chưa thật tối ưu, còn cồng kềnh, quản lý chồng chéo lẫn nhau, ảnh hưởng đến quá trình ra các quyết định quản lý. Cơ cấu cồng kềnh nên cơ chế quản lý những thủ tục hành chính liên quan đến các vấn đề của dự án (chỉ trong nội bộ NPC) cũng phức tạp theọ Ban QLDA Lưới điện miền Bắc chưa được trao quyền độc lập trong quản lý các dự án, phải chịu sự quản lý kiểm duyệt của nhiều phòng chức năng của Tổng công ty như P2, P5, P8, P16. Ví dụ như để giải quyết một vướng mắc liên quan đến vốn của dự án phải có sự chấp thuận đồng thời hai phòng là P2 và P5. Do đó, Ban QLDA phải thỏa mãn những yêu cầu của cả hai phòng chức năng đó.
Hai là, những hạn chế ở quản lý các giai đoạn đầu tư
- Công tác lập kế hoạch còn nhiều bất cập: chưa thể hiện được tầm nhìn xa, dự báo, hay phải điều chỉnh, nhiều dự án giãn tiến độ, một số dự án chờ xem xét lại phương án kỹ thuật chưa thật sự tranh thủ được vốn đã bố trí cho dự án ( một số dự án ngân hàng đã chấp nhận cho vay vốn nhưng dự án phải dừng hoặc giãn tiến độ chờ xem xét), lãng phí nguồn lực. Trong khi đó công tác bố trí vốn cho dự án còn gặp nhiều khó khăn. Một số dự án huy động kịp thời vốn công tác thỏa thuận vay vốn chậm. Nguyên nhân là do vốn tự có của NPC đầu tư cho các dự án ngày càng hạn chế, hầu hết các dự án phải huy động từ nguồn vốn vay TDTM của các ngân hàng. Bên cạnh đó nhiều dự án (thực hiện vì lợi ích chính trị - xã hội) không đảm bảo tính hiệu quả về mặt tài chính nên không gây được sức hấp dẫn đối với phía ngân hàng. Điều này làm ảnh hưởng đến các khâu tiếp theo của quá trình triển khai thực hiện dự án.
- Công tác lập dự án đầu tư và thẩm định dự án còn nhiều tồn tại: Một số cán bộ tư vấn năng lực còn hạn chế, kinh nghiệm ít, không nắm được các quy luật biến động của nền kinh tế không lường được những biến động giá. Việc khảo sát phục vụ lập dự án đầu tư như chưa phát huy được hiệu quả thực sự. Có nhiều dự án phải lập lại dự án đầu tư vì không phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó công tác thẩm định không nhận ra những điểm bất hợp lý, hầu như cán bộ thẩm định chỉ định trên sản phẩm do tư vấn lập một cách bị động, không kết hợp với thực tế cùng với kinh nghiệm bản thân, dẫn đến nhiều dự án phải phê duyệt lại nhiều lần dự án đầu tư cũng như thiết kế kỹ thuật thi công.
- Công tác đấu thầu chưa tạo được hiệu quả thực sự trong việc lựa chọn nhà thầu, cả nhà thầu cung cấp VTTB và nhà thầu thi công xây lắp. Chỉ thấy một số nhà thầu quen thuộc tham gia dự thầu và “lần lượt” trúng thầụ Câu hỏi được đặt ra “phải chăng các nhà thầu này thỏa thuận với nhau trong việc ai sẽ trúng thầu, dẫn đến việc bỏ thầu không đúng năng lực thực sự”, “Phải chăng các công trình đầu tư xây dựng lưới điện quá nhỏ lẻ, manh mún nên không hấp dẫn các nhà thầu năng lực tốt hơn?”
- Công tác quản lý VTTB chưa tốt: VTTB các dự án vẫn sử dụng lẫn nhau, việc thực hiện điều chuyển, tận dụng VTTB tồn kho cho các dự án thường mất rất nhiều thời gian do hồ sơ phải chuyển qua nhiều phòng ban liên quan, các công trình được điều chuyển nhiều nguồn vốn khác nhau nên thường không đáp ứng tiến độ yêu cầụ Một vấn đề khác liên quan đến công tác chuẩn bị VTTB cho các công trình đó là việc cấp phát cho khối lượng vật tư bổ sung cho các công trình là rất phổ biến, nhưng khối lượng VTTB mua sắm cho từng công trình chỉ giới hạn trong nội dung của TKKTTC-TDT và chỉ được mua sắm một lần duy nhất, không có kế hoạch chủ động mua sắm VTTB dự phòng sự cố, bổ sung phát sinh nên nhiều công trình không đáp ứng yêu cầu tiến độ đề rạ
- Công tác giám sát chưa thực sự phát huy hiệu quả, cán bộ giám sát khoảng 10 người nhưng số lượng dự án nhiều nên mỗi cán bộ phải thực hiện giám sát nhiều công trình một lúc, bên cạnh đó có những công trình làm được buổi ngày, có những công trình phải làm buổi đêm, nhưng lại không có chế độ nghỉ bù, nên dễ gây cán bộ giám sát sự chán nản, mệt mỏi dẫn đến chất lượng công tác giám sát không tốt.
- Công tác thanh quyết toán công trình hoàn thành không đảm bảo như đã ký kết với nhà thầu: thường bị chậm (chiếm dụng vốn của nhà thầu) điều này gây mất uy tín với các nhà thầu, cả nhà thầu thi công xây lắp và nhà thầu cung cấp VTTB. Nguyên nhân: một phần nào do chủ đầu tư không bố trí vốn kịp thời cho dự án đó trước khi triển khai dự án, hoặc khâu kiểm duyệt thanh quyết toán khối lượng hoàn thành qua nhiều phòng ban, kiểm tra chồng chéo, gây kéo thời gian.
Ba là, hạn chế thể hiện ở từng nội dung quản lý.
Nội dung này đã phân tích và đánh giá kỹ tại phần thực trạng từng nội quản lý dự án. Tác giả xin tóm tắt lại như sau:
- Đối với quản lý thời gian- tiến độ thực hiện dự án:
+ Ban QLDA Lưới điện miền Bắc đã lập và theo dõi tiến độ thực hiện chung toàn dự án nhưng chưa theo dõi, cập nhật thông tin về những vướng mắc khách quan để điều chỉnh kịp thời thiến độ chung toàn dự án.
+ Hầu hết các dự án đều chậm tiến độ so với dự kiến do phải giải quyết nhiều vướng mắc (khách quan và chủ quan), nhiều trong số các vướng mắc có thể khắc phục được.
+ Do thi công chậm tiến độ nên vẫn còn một số công trình chưa tận dung được nguồn vốn ngân hàng chấp nhận cho vay đầu tư cho dự án, phải bố trí thêm nguồn khác ( ngoài kế hoạch), không những để đầu tư tiếp cho dự án mà còn phải trả gốc cho ngân hàng trong khi dự án chưa thể thu hồi vốn.
- Đối với quản lý chi phí thực hiện dự án.
+ Toàn bộ các chi phí dã được tập hợp đầy đủ và chia theo nội dung chi phí thiết bị, xây lắp và khác), nhưng quá trình lập dự toán chưa thực sự sát với thực tế phát sinh, thực tế thi công thường nhỏ hơn thiết kế- dự toán đã lập.
+ Chi phí, các nguồn lực của dự án khác nhau bị sử dụng lẫn nhau, không đúng mục đích sử dụng vốn. Điều này làm nhỡ kế hoạch sử dụng nguồn lực của dự án khác, tạo thành vòng luẩn quẩn sử dụng nguồn lực lẫn của nhau không thể quyết toán nổi giữa các dự án. Điều này cũng phản ánh một thực trạng về quản lý thời gian, tiến độ giữa các khâu là chưa thật lôgic, khâu mua sắm vật tư thiết bị không theo kịp với khâu thi công, hoặc ngược lạị
+ Việc phân bổ chi phí lãi vay cho dự án hoàn thành và dở dang chưa được hợp lý. Tại Ban quản lý, với bất kỳ một công trình nào, nhiều hạng mục hay ít hạng mục, khi hạng mục đầu tiên hoàn thành đưa vào sử dụng thì ngày hoàn thành đó sẽ là mốc giới để phân bổ chi phí lãi vay sang chi phí sản xuất kinh doanh của NPC.
Nguyên nhân: Ban quản lý chưa tách được chi phí riêng biệt cho từng hạng mục để phân bổ lãi vay đúng bản chất nhưng do khối lượng công trình nhiều, mỗi công trình lại nhiều hạng mục nên việc theo dõi, cập nhật chi phí phát sinh cho từng hạng mục là khó khả thi, mất nhiều thời gian kiểm trạ Hơn nữa thời gian trình NPC xin cấp vốn trả lãi lâu do phải ký nhiều cấp, nhiều vòng, thời gian phải trả lại cho ngân hàng là cuối mỗi quý, sau khi ngân hàng thông báo 5 ngày nên không đủ thời gian phân bổ.
- Đối với nội dung quản lý nhân sự
+ Ban QLDA chưa giao đúng người đúng việc: nhân sự tại Ban QLDA chưa được làm việc theo đúng chuyên môn đã đào tạo hay trình độ của nhân sự chưa phù hợp với công việc đang đảm nhiệm. Việc sử dụng và quản lý nhân sự như vậy gây lãng phí chi phí và chi phí bỏ ra không tương xứng với kết quả công việc đem lạị
+ Tổng mức thu nhập cho cán bộ nhân viên chưa tương xứng với sức lao động mà họ đã bỏ ra, cống hiến cho công việc, thu nhập chưa tạo động lực cho cán bộ nhân viên hăng say tích cực.
+ Chưa có chế độ khen thưởng kịp thời cho những cá nhân có thành tích đột xuất.