Xây dựng và áp dụng mô hình quản lý dự án phù hợp

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án lưới điện miền bắc tổng công ty điện lực miền bắc (Trang 102 - 104)

6. Kết cấu của Đề tài

3.3.1 Xây dựng và áp dụng mô hình quản lý dự án phù hợp

Ban QLDA lưới điện miền Bắc được giao quản lý nhiều loại dự án: Các dự án lưới điện trung hạ thế, lưới điện cao thế (110kV và 220kV); các dự án do EVN cấp vốn, NPC cấp vốn, các dự án do các tổ chức tín dụng nước ngoài cấp vốn ( JICA, WB, ADB v.v..). Do vậy mỗi loại dự án nên sử dụng một mô hình QLDA phù hợp với từng đặc thù của từng dự án.

Có ba mô hình QLDA có thể áp dụng trong công tác quản lý dự án tại các Ban QLDA lưới điện miền Bắc.

Tác giả xin đưa ra một số gợi ý sau:

* Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án sẽ áp dụng đối với các dự án cải tạo lưới điện trung hạ thế có thời gian thực hiện đầu tư nhanh, tổng mức đầu tư nhỏ và công nghệ đơn giản.

* Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án sẽ áp dụng với các dự án trọng điểm phục vụ lợi ích chính trị-xã hội, các dự án xây dựng mới các TBA 110kV và 220kV (lưới điện cao thế) có TMĐT lớn, thời gian thực hiện dự án đầu tư kéo dài, công nghệ thiết bị phức tạp thường phải nhập khẩu từ nước ngoài và một số dự án có quy mô lớn do EVN hoặc Tổ chức tín dụng nước ngoài tài trợ vốn.

Tuy nhiên, Ban QLDA lưới điện miền Bắc nên gọi lại tên mô hình chủ nhiệm điều hành dự án là mô hình: “Cán bộ chuyên trách quản lý dự án” sẽ đúng với thực tế quản lý tại Ban quản lý dự án mà không sai với những hướng dẫn về quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước.

Thực tế thí điểm mô hình đã chứng minh mô hình này mang lại hiệu quả lớn đối với các dự án áp dụng nó. Mô hình này nên được phát huy mạnh mẽ với nhiều dự án vì nó tập trung mọi công việc của dự án về một đầu mối theo dõi, xử lý cũng

như báo cáo cấp trên; dự án hoàn thành đúng tiến độ hơn, chất lượng đảm bảo hơn và hiệu quả hơn.

Muốn nâng cao hiệu quả từ việc áp dụng mô hình này, Ban QLDA lưới điện miền Bắc cần phải thực hiện một số giải pháp như sau:

- Chuẩn hoá đội ngũ giám sát để ai cũng có thể giám sát được một cách chuyên nghiệp dự án theo mô hình “cán bộ chuyên trách quản lý dự án”. Vì như các dự án đã áp dụng thí điểm mô hình này, cán bộ giám sát hầu hết là Lãnh đạo Ban ( các Phó trưởng ban) và Trưởng/Phó các phòng chức năng, nếu như nhiều dự án áp dụng mô hình này thì đòi hỏi lực lượng giám sát phải nhiều hơn.

- Bổ sung thêm nhân lực cho đội ngũ giám sát còn mỏng của Ban QLDẠ Hiện chỉ có 15 cán bộ giám sát trực tiếp trong khi năm 2012 đã có tới 50 dự án đang và sẽ triển khai thi công, chưa kể các dự án đã hoàn thành phải hoàn tất các thủ tục thanh quyết toán.

- Cần có cơ chế bồi dưỡng, động viên, khen thưởng đối với các cán bộ giám sát hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: dự án hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng cao, tiết kiệm các chi phí không cần thiết…

* Mô hình chìa khoá trao tay( hình thức tổng thầu EPC) có thể áp dụng với các dự án hỗn hợp, vừa xây dựng mới các TBA vừa hạ ngầm các tuyến đường dây không (lưới điện cao thế kết hợp lưới điện trung hạ thế), có tổng mức đầu tư lớn, các tuyến dài, nhiều lộ, phạm vi rộng lớn, nhiều hạng mục, nhiều chủng loại vật tư thiết bị, thời gian thực hiện đầu tư qua nhiều năm... nên áp dụng để có thể tranh thủ sự chuyên nghiệp của tổ chức được làm tổng thầu, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian đầu tư, dự án sẽ nhanh đưa vào vận hành mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và cho xã hộị

Hình thức tổng thầu EPC: Thiết kế, cung cấp VTTB và thi công xây dựng (Engineering-Procurement-Construction) là một trong những hình thức tổng thầu xây dựng được quy định trong Luật Xây dựng, là hình thức Nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với Chủ đầu tư để nhận toàn bộ công việc của dự án hoặc của một gói thầụ

Tổng thầu EPC là hình thức điều hành cao cấp khá quen thuộc với các doanh nghiệp tư vấn, xây dựng của nước ta hiện nay như: LILAMA, THIKECO, Tổng công ty Sông Đà, VINACONEX… Đối với Tổng công ty điện lực miền Bắc chủ

đầu tư các dự án đầu tư xây dựng lưới điện khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ nếu áp dụng hình thức tổng thầu cho các dự án Điện của mình sẽ đem lại những lợi ích nhất định.

Những lợi ích đó là

- Cho phép chủ đầu tư lựa chọn nhà tổng thầu có năng lực, chuyên nghiệp và có uy tín. Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, linh hoạt của Nhà thầu trong thiết kế, giải pháp kỹ thuật, điều hành dự án.

- Có thể hạn chế tối đa những bất đồng, mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị và nhà thầu xây dựng. Rút ngắn quá trình nghiệm thu khối lượng, nghiệm thu chất lượng, tạo điều kiện thanh toán cho nhà thầu theo khối lượng thực hiện được: giai đoạn hay từng hạng mục của dự án.

- Rút ngắn thời gian thực hiện dự án do nhà thầu chủ động hơn ở tất cả các khâu công việc trong quá trình thực hiện. Tạo nên sự hợp tác tốt đối với chủ đầu tư, đối với đơn vị tư vấn giám sát của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.

- Hiệu quả về kinh tế mang lại cho doanh nghiệp cao do chủ động trong thiết kế, đề xuất kỹ thuật, tiết kiệm được chi phí vật tư, nhân công và thời gian thực hiện dự án.

- Hiện nay ở Việt Nam chưa xây dựng được cơ chế quản lý dự án rõ ràng, đồng bộ giữa các bộ ngành áp dụng cho hình thức tổng thầu, nhất là khi phải tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án lưới điện miền bắc tổng công ty điện lực miền bắc (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)