6. Kết cấu của Đề tài
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả công tác QLDA ngành Điện
Kết quả và hiệu quả công tác quản lý dự án các ngành điện được thể hiện qua một số chỉ tiêu như :
Về kết quả:
+ Số công trình hoàn thành đưa vào vận hành trong năm: đây là con số phản ánh kết quả thực tế mà một đơn vị Điện lực thực hiện được về mặt số lượng, nhưng để phản ánh quy mô đầu tư của đơn vị, phải đánh giá chỉ tiêu giá trị đầu tư thực hiện được trong năm vì một số dự án quy mô đầu tư nhỏ, số khác quy mô đầu tư lớn nên số lượng công trình đưa vào khai thác vận hành chưa phản ánh toàn bộ kết quả đầu tư.
+ Giá trị đầu tư thực tế thực hiện được trong năm: đây là con số phản ánh kết quả thực hiện bằng giá trị mà đơn vị thực hiện được trong năm. Giá trị này được đem so sánh với năm trước và so với kế hoạch đầu tư xây dựng trong năm. (cả về số chệnh lệch tuyệt đối và tỷ lệ %).
+ Số dự án quyết toán xong khối lượng cho nhà thầu theo kế hoạch: Chỉ tiêu này phản ánh rất rõ kết quả của công tác quản lý dự án. Nếu các dự án sau khi thi công xong, có thể quyết toán với nhà thầu mà không vướng mắc gì là điều hiếm gặp. Việc thanh quyết toán với nhà thầu đúng tiến độ sau khi hoàn thành khối lượng không chỉ tạo điều kiện cho nhà thầu về vốn mà còn giữ uy tín với nhà thầu, củng cố niềm tin.
+ Số dự án hoàn thành được thành lập và phê duyệt QTV trong năm: Đây là kết quả không chỉ thể hiện tiến độ và lập phê duyệt QTV cho các dự án đã hoàn thành, mà nó có thể hiện số dự án không còn vướng mắc về thủ tục trong công tác quyết toán.
+ Số vụ sự cố trong quá trình thi công dự án và trong quá trình vận hành kết quả đầu tư trong năm. Kết quả này phản ánh chất lượng công tác quản lý dự án trong quá trình đầu tư và sau đầu tư. Nếu công tác quản lý dự án giai đoạn thực hiện đầu tư đạt chất lượng thì khâu vận hành sẽ ít (hiếm xảy ra) những sự cố do lỗi thi công gây rạ
+ Số công trình hoàn thành đúng tiến độ trong năm: Chỉ tiêu này phản ánh rõ ràng nhất chất lượng công tác quản lý thời gian, tiến độ dự án. Đây cũng là kết quả mà nhiều đối tượng liên quan đến dự án quan tâm. Trong năm có thể có nhiều dự án được đưa vào sử dụng nhưng trong số đó có bao nhiêu dự án hoàn thành đúng tiến độ dự kiến thì phải xem xét thêm chỉ tiêu nàỵ Để dự án sớm phát huy được hiệu quả thì hoàn thành đúng tiến độ là mục tiêu đầu tiên phải thực hiện được.
+ Số công trình tiết kiệm vượt chỉ tiêu trong năm. Một dự án tăng tổng mức đầu tư không có nghĩa là dự án không tiết kiệm chi phí không đáng phải hao phí nhưng vẫn phải chi trả là làng phí. Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh kết quả của công tác quản lý dự án không chỉ trong lĩnh vực quản lý chi phí, thời gian, tiến độ mà còn trong công tác lĩnh vực khác.
+ Và một số chỉ tiêu khác....
Về hiệu quả: Đối với các dự án ngành điện, khía cạnh hiệu quả có thể được
xem xét trên hai gốc độ: Hiệu quả về mặt kinh tế và hiệu quả về mặt xã hộị Tuy nhiên, do đặc thù của dự án và công tác quản lý dự án, hiệu quả về mặt xã hội được quan tâm đánh giá nhiều hơn, sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá về mặt hiệu quả xã hội đối với một số án đầu tư ngành điện:
+ Sản lượng cung ứng cho xã hội sau khi có dự án. Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của công tác đầu tư xây dựng ngành điện. Hiệu quả này được thể hiện qua số lần cắt điện do quá tải (mùa khô, hạn, mùa hè..) giảm hay còn tăng lên. Đầu tư tăng nhưng số vụ cắt điện do quá tải trong năm vẫn tăng, chứng tỏ công tác đầu tư chưa đem lại hiệu quả cho nền kinh tế- xã hộị
+ Khả năng thu hồi vốn đúng thời hạn dự kiến của dự án. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả công tác quản lý dự án. Dự án hoàn thành đúng tiến độ có thể thu hồi vốn càng sớm càng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện nói chung và đơn vị điện lực nói riêng.
+ Mức độ an toàn của dự án đối với môi trường, con người và xã hộị Hầu như các dự án điện trong quá trình hoạt động đều gây ra tác hại nào đó đối với sức khỏe của con ngườị Tuy nhiên, biết được điều này, chủ đầu tư chủ động khắc phục để giảm tối đa mức độ nguy hại đối với môi trường và xã hội cũng tạo ra hiệu quả vô giá của dự án.