Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án lưới điện miền bắc tổng công ty điện lực miền bắc (Trang 96 - 98)

6. Kết cấu của Đề tài

2.3.4.2 Nguyên nhân chủ quan

Xem xét các vấn đề tồn tại, hạn chế cho thấy có nhiều nguyên nhân chủ quan mà bản thân chủ đầu tư và những cán bộ quản lý dự án trực tiếp hoặc gián tiếp gây rạ Ngoài các nguyên nhân chủ quan cụ thể đã nêu trong mỗi nội dung phân tích, có thể khái quát như sau: các nguyên nhân cốt lõi vẫn là vấn đề cơ chế quản lý dự án, con người và những cơ chế liên quan đến việc sử dụng con người, đó là:

Thứ nhất, cơ cấu tổ chức NPC chia nhiều phòng ban liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng. Ban thay mặt NPC thực hiện những công việc liên quan đến dự án do NPC yêu cầu hoặc phân công nhiệm vụ, nên Ban quản lý chưa có quyền chủ động trong việc điều hành các dự án, việc quản lý và phê duyệt dự án đầu tư phải qua nhiều phòng chức năng, tăng thêm nhiều thủ tục trình và ký duyệt (từ khâu đầu đến khâu cuối của một dự án đều phải qua NPC phê duyệt). Đây là nguyên nhân làm kéo dài thời gian phê duyệt dự án, làm gián đoạn giữa các công việc vì phải chờ phê duyệt bổ sung khối lượng kéo dài thời gian quyết toán dự án do phải chờ phê duyệt khối lượng và dự toán phần phát sinh ngoài thầụ Hơn nữa, giữa các phòng chức năng của Tổng công ty ( P2, P5, P6, P8, P12, P16) chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án, giữa các phòng chưa có sự liên đới trách nhiệm, đổ trách nhiệm cho nhau làm cản trở quá trình thực hiện dự án.

Thứ hai, một bộ phận không nhỏ cán bộ QLDA hiện nay không chuyên, không được đào tạo theo quy trình chuẩn. Cán bộ kế hoạch không có tầm nhìn xa, chưa biết dự báo, thiếu chuyên môn và kinh nghiệm, chưa nhận ra những điều không hợp lý trên sản phẩm đơn vị tư vấn lập nên nhiều dự án phải phê duyệt nhiều lần. Một số cán bộ

giám sát không có chứng chỉ ngành nghề theo yêu cầu và quy định của Nhà nước, thái độ làm việc của nhân viên trì trệ, ỷ lại không chủ động giải quyết công việc, nhất là khi có vướng mắc xảy ra trong quá trình thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo Ban QLDA do NPC tổ chức chỉ mang tính thời điểm, thời hạn ngắn (một đến 3 ngày), không phải là chương trình đào tạo dài hạn, do các cán bộ quản lý (trong nội bộ NPC) soạn và giảng dạỵ Nếu có khóa bồi dưỡng đặc biệt do các chuyên gia đầu ngành giảng dạy thì chỉ có các cán bộ chủ chốt (lãnh đạo Tổng công ty, trưởng các phòng ban chức năng liên quan) mới được tham dự. Nguyên nhân chủ yếu ở đây do kinh phí đào tạo của công ty còn hạn hẹp, lại phải chia ra nhiều khóa đào tạo khác nhau nên lĩnh vực QLDA chưa được quan tâm kỹ càng.

Thứ ba, Ban QLDA Lưới điện miền Bắc và NPC chưa có cơ chế trả lương phù hợp cũng như chế độ ưu đãi ngộ xứng đáng với cán bộ QLDA cả về cơ hội thăng tiến và mức thu nhập hợp lý. Điều này cũng phản ánh rằng, do Ban QLDA chưa có cán bộ chuyên nghiệp nghiên cứu về lương và các cơ chế kèm theo để ban hành quy chế trả lương, thưởng riêng đối với bộ phận QLDẠ Thu nhập và cơ hội thăng tiến đều không thỏa mãn khiến những cán bộ có năng lực dễ bị chán nản, bất mãn, không chuyên tâm làm việc và cống hiến, xu hướng “cháy máu chất xám” dễ xảy rạ

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QLDA LƯỚI ĐIỆN MIỀN BẮC

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án lưới điện miền bắc tổng công ty điện lực miền bắc (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)