Tổng quan tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án lưới điện miền bắc tổng công ty điện lực miền bắc (Trang 31 - 138)

6. Kết cấu của Đề tài

1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Với tư cách là một ngành khoa học, quản lý dự án phát triển từ những ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như xây dựng, kỹ thuật và quốc phòng. Ở Hoa Kỳ, hai ông tổ của quản lý dự án là Henry Gantt, được gọi là cha đẻ của kỹ thuật lập kế hoạch và kiểm soát, người đã cống hiến hiểu biết tuyệt vời của mình bằng việc sử dụng biểu đồ Gantt như là một công cụ quản lý dự án, và Henri Fayol người tìm

ra 5 chức năng của quản lý, là cơ sở cho những kiến thức cốt lõi liên quan đến quản lý dự án và quản lý chương trình.

Những năm 1950, đánh dấu sự bắt đầu của kỷ nguyên quản lý dự án hiện đạị Quản lý dự án đã được chính thức công nhận là một ngành khoa học phát sinh từ ngành khoa học quản lý. Một lần nữa, tại Hoa Kỳ, trước những năm 1950, các dự án đã được quản lý trên một nền tảng đặc biệt bằng cách sử dụng chủ yếu là biểu đồ Gantt (Gantt Charts), cùng các kỹ thuật và các công cụ phi chính thức. Tại thời điểm đó, hai mô hình toán học để lập tiến độ của dự án đã được phát triển. "Phương pháp Đường găng" (tiếng Anh là Critical Path Method, viết tắt là CPM) phát triển ở liên doanh giữa công ty Dupont và công ty Remington Rand để quản lý các dự án bảo vệ thực vật và hóa dầụ Và "Kỹ thuật đánh giá và xem xét chương trình (dự án)" (tiếng Anh là Program Evaluation and Review Technique hay viết tắt là PERT), được phát triển bởi hãng Booz-Allen & Hamilton thuộc thành phần của Hải quân Hoa Kỳ (hợp tác cùng với công ty Lockheed) trong chương trình chế tạo tên lửa Polaris trang bị cho tàu ngầm. Những thuật toán này đã lan rộng một cách nhanh chóng sang nhiều doanh nghiệp tư nhân.

Năm 1969, viện Quản lý Dự án (PMI) đã được thành lập để phục vụ cho lợi ích của kỹ nghệ quản lý dự án. Những tiền đề của viện Quản lý dự án (PMI) là những công cụ và kỹ thuật quản lý dự án được chia sẻ bằng nhau giữa các ứng dụng phổ biến trong những dự án từ ngành công nghiệp phần mềm cho tới ngành công nghiệp xây dựng. Trong năm 1981, ban giám đốc viện Quản lý dự án (PMI) đã cho phép phát triển hệ lý thuyết, tạo thành cuốn sách Hướng dẫn về những kiến thức cốt lõi trong Quản lý dự án (PMBOK Guide). Cuốn sách này chứa các tiêu chuẩn và nguyên tắc chỉ đạo về thực hành được sử dụng rộng rãi trong toàn bộ giới quản lý dự án chuyên nghiệp.

1.5.2. Tình hình nghiên cứu quản lý dự án đầu tư tại các Ban quản lý dự án

Lĩnh vực quản lý dự án đầu tư ở các Ban quản lý dự án tại Việt Nam có rất nhiều đề tài nghiên cứu, điển hình có một số đề tài của các tác giả như:

- Đề tài nghiên cứu “ Công tác quản lý các dự án đầu tư tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình – Sở y tế Lào Cai” của tác giả Lê Quốc Dũng. Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý các dự án đầu tư tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình nhằm hoàn thiện những điểm yếu, còn tồn

tại trong công tác quản lý dự án tại Ban quản lý thuộc Sở y tế Lào Cai đồng thời đề xuất, kiến nghị về cơ chế chính sách để nâng cao hiệu quả quản lý dự án đối với các dự án sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả Đề án nâng cấp bệnh viện tuyến huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện giai đoạn 2005-2010. Đề án đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 225/2005/QĐ-Ttg và Quyết định 47/2008/QĐ-Ttg.

- Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án của Trung ương” của tác giả Nguyễn Duy Hoàng. Với ý nghĩa là công trình phục vụ cho Văn phòng Trung ương Đảng cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban chấp hành trung ương trực tiếp là Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Ban quản lý dự án các công trình xây dựng của Trung ương được giao cho nhiệm vụ là chủ tài sản của Trung ương Đảng; trực tiếp quản lý tài sản, tài chính của các cơ quan Đảng ở Trung ương, có nhiệm vụ phải đảm bảo điều kiện vật chất, trang bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của Ban chấp hành trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư, bảo đảm tài chính trụ sở làm việc cho các cơ quan Đảng ở TW. Do đó, Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích thực trạng tại Ban quản lý dự án của Trung ương nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng, tiến độ, thẩm mỹ đáp ứng được yêu cầu của công trình nơi tập trung bộ máy lãnh đạo cao nhất của Đảng là nơi diễn ra các sự kiện trọng đại, các hoạt động đối ngoại của Đảng.

- Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý dự án của Ban quản lý dự án đường sắt” của tác giả Dương Chí Đạt. Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý các dự án đầu tư tại Ban quản lý các dự án đường sắt nhằm khắc phục những điểm yếu, còn tồn tại và hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đường sắt để đảm bảo các dự án do Ban thực hiện quản lý đạt yêu cầu trong cả ba lĩnh vực: tiến độ, chất lượng và chi phí.

Trong công tác quản lý dự án đầu tư của ngành điện nói chung cũng có nhiều đề tài nghiên cứu, điển hình có một số đề tài của các tác giả như:

- Đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án lưới điện tại Điện lực Nghệ An” của tác giả Hoàng Minh Dũng. Qua nghiên cứu tại đơn vị cho thấy hiệu quả quản lý các dự án lưới điện tại Điện lực Nghệ An chưa cao tiến độ, chất lượng, chi phí trong nhiều dự án chưa đạt yêu cầụ Do đó việc cung cấp điện chưa được ổn định, chất lượng điện chưa được đảm bảọ Đề tài tập trung

nghiên cứu những vấn đề cấp bách hiện nay của Điện lực Nghệ An đó là đổi mới, nâng cao trình độ, hoàn thiện công tác quản lý dự án về mọi mặt, đặc biệt là công tác quản lý các dự án lưới điện, đưa Điện lực Nghệ An trở thành một đơn vị vững mạnh, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước tạ

Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về mảng đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý dự án” nói chung và trong ngành điện nói riêng. Tuy nhiên, do tính chất các dự án ngành nhiệt điện thường có quy mô vốn đầu tư lớn, thời gian tiến hành đầu tư kéo dài, các dây chuyền sản xuất phức tạp…Kết quả nghiên cứu của các đề tài chỉ ra rằng: tiến độ kế hoạch về thời gian, chi phí và chất lượng bị ảnh hưởng. Do vậy việc tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu về công tác quản lý dự án trên phương diện khoa học và thực tiễn là rất cần thiết.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLDA TẠI BAN QLDA LƯỚI ĐIỆN MIỀN BẮC

2.1. Tổng quát về ban QLDA Lưới Điện miền Bắc. Khái niệm ban QLDA: Khái niệm ban QLDA:

Do công tác QLDA đầu tư xây dựng ngày càng phức tạp và đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng, mang tính chuyên nghiệp nên công tác QLDA được thực hiện bởi một số bộ phận gọi là Ban QLDẠ

Ban quản lý dự án là một cá nhân hay tổ chức do chủ đầu tư thành lập, có nhiệm vụ điều hành, quản lý dự án trong suốt quá trình thực hiện dự án.

2.1.1 Giới thiệu về Ban QLDA lưới Điện miền Bắc

Ban QLDA Lưới điện miền Bắc là thành viên trực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (NPC) được thành lập theo Quyết định số 166 EVN/HĐQT- TCCB.ĐT ngày 04/7/2000 của Tổng công ty điện lực Việt Nam nay là Tập đoàn điện lực Việt Nam có nhiệm vụ thay mặt NPC quản lý các dự án đầu tư xây dựng các công trình điện và một số các dự án khác trên địa bàn thành phố Hà Nộị

Tên giao dịch: Ban QLDA Lưới điện miền Bắc (Northern Power Network Management Board)

Đơn vị quản lý: Tổng công ty Điện lực miền Bắc (Northern Power Corparation-NPC)

Trụ sở chính tại số 20 Trần Nguyên Hãn – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội

Chức năng:

- Ban QLDA Lưới điện miền Bắc là đơn vị hạch toán phụ thuộc, trực thuộc NPC, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng theo tên gọi, được phép mở các tài khoản vay vốn cho dự án (theo ủy quyền rút vốn của NPC).

-Ban QLDA Lưới điện miền Bắc có chức năng giúp NPC quản lý, triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong phạm vi Giám đốc giaọ

Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu, nắm vững các quy định của Nhà nước, EVN và NPC trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.

- Quản lý, sử dụng lao động, vật tư, trang thiết bị thuộc đơn vị phụ trách đúng mục đích theo quy định của Nhà nước.

- Căn cứ vào kế hoạch NPC giao và tiến độ từng dự án đã đăng ký với NPC, triển khai, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư.

- Thực hiện ký các hợp đồng tư vấn, xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị trong nước với các nhà thầu khi được NPC ủy quyền hoặc giao nhiệm vụ.

- Triển khai, tổ chức quản lý dự án đảm bảo đúng trình tự thủ tục, tiến độ và chất lượng theo quy định.

- Tổ chức nghiệm thu công tác xây lắp (giai đoạn, hạng mục), vật tư thiết bị với sự tham gia của các thành viên liên quan.

Và một số nhiệm vụ khác...

Lĩnh vực hoạt động:

Quản lý các dự án xây dựng mới, cải tạo lưới điện đến cấp điện áp 110kV theo kế hoạch EVN giao NPC.

Quản lý các dự án phát triển lưới điện vay vốn nước ngoài và các dự án thuộc các nguồn vốn khác của NPC.

Quản lý các dự án khác như: Kiến trúc, xây dựng, viễn thông của NPC

Thực hiện một số nhiệm vụ tư vấn như: tổ chức công tác đền bù- GPMB; Giám sát chất lượng công trình, v.v.. các dự án NPC làm chủ đầu tư.

Quá trình hoạt động:

Khi mới đi vào hoạt động, biên chế lao động của Ban còn nhiều hạn chế, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật ban đầu còn thiếu thốn, nhưng dưới sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo NPC cùng với sự quyết tâm của toàn bộ lãnh đạo ban và tập thể các bộ nhân viên toàn Ban QLDA Lưới điện miền Bắc đã vượt qua những trở ngại trước mắt, từng bước thảo gỡ các khó khăn, để hoàn thành nhiệm vụ do NPC giaọ

Làm việc với tinh thần “đoàn kết, trách nhiệm, trí tuệ, thanh lịch” Ban QLDA Lưới điện miền Bắc không ngừng lớn mạnh và trưởng thành theo thời gian, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giaọ

Kết quả hoạt động từ năm 2001 đến 2012 về khối lượng, giá trị thực hiện đầu tư qua các năm không ngừng tăng lên, Ban QLDA Lưới điện miền Bắc được đánh gia cao trong việc hoàn thành nhiệm vụ quan trọng. Đảm bảo điện cấp điện cho 25 tỉnh thành thuộc miền Bắc và Bắc Trung Bộ của Việt Nam; chống quá tải lưới điện

110kV và lưới điện trung thế; đảm bảo cấp điện cho các khu công nghiệp, khu đô thị mới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Ban QLDA Lưới điện miền Bắc đã được tặng nhiều phần thưởng, bằng khen, giấy khen của Bộ Công nghiệp ( nay là Bộ Công thương), EVN, NPC. Thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ nhân viên không ngừng được cải thiện, tăng lên hàng năm.

2.1.2. Cơ cấu của Ban QLDA Lưới điện miền Bắc .

Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban QLDA Lưới điện miền Bắc.

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Ban QLA lưới điện miền Bắc

Lãnh đạo Ban QLDA Lưới điện miền Bắc gồm có:

Trưởng ban do Hội đồng quản trị EVN bổ nhiệm, miễm nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của ông Tổng Giám đốc NPC. Trưởng ban là đại diện pháp

Chỉ đạo điều hành

của Lãnh đạo Báo cáo xin ý

kiến Quan hệ giữa các phòng PHÒNG TỔNG HỢP (P12.1) PHÒNG TC-KT (P12.5) PHÒNG KINH TẾ KẾ HOẠCH (P12.2) PHÒNG ĐỀN BÙ – GP MẶT BẰNG ( P12.3) PHÒNG VẬT TƯ THIẾT BỊ (P12.6) PHÒNG KĨ THUẬT (P12.4) CÁC PHÓ TRƯỞNG BAN

nhân của đơn vị chịu trách nhiệm trước NPC, EVN và pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Ban QLDA Lưới điện miền Bắc theo chức năng và nhiệm vụ nêu trên.

Phó trưởng ban gồm 1 người phụ trách 3 lĩnh vực hoạt động theo phân công của Trưởng ban.

-P 12.1 Chịu trách nhiệm giúp trưởng ban quản lý các lĩnh vực công tác: Tổ chức, lao động, tiền lương, đào tạo, thi đua khen thưởng và hành chính quản trị.

- P 12.2 là đầu mối lập và theo dõi việc thực hiện kế hoạch, theo dõi thực hiện các nhiệm vụ QLDA từ khâu chuẩn bị đến kết thúc các dự án đưa vào sử dụng.

- P 12.3 Có trách nhiệm tham mưu cho trưởng ban giải quyết công tác đền bù, giải phóng mặt bằng các dự án trong quá trình thực hiện dự án.

- P 12.4 Có nhiệm vụ quản lý thi công công trình bao gồm: Quản lý tiến độ, khối lượng, an toàn, môi trường thi công công trình theo quy định pháp luật liên quan, các quy định của EVN và NPC; tham gia hội đồng nghiệm thu VTTB trước khi đưa vào lắp đặt tại công trình.

- P 12.5 Có chức năng tham mưu cho lãnh đạo bàn về công tác tài chính và tổ chức hoạch toán kế toán, thống kê của ban đồng thời chịu trách nhiệm và có quyền hạn theo pháp lệnh kế toán của nhà nước quy định.

- P 12.6 Chịu trách nhiệm tham mưu cho ban công tác quản lý vật tư, thiết bị các công trình theo quy định về vật tư thiết bị của EVN và NNPC.

2.2. Thực trạng công tác QLDA tại Ban QLDA Lưới điện miền Bắc

2.2.1 Khái quát chung về các dự án và công tác QLDA tại Ban QLDA Lưới điện miền Bắc.

2.2.1.1 Danh mục các dự án đầu tư do Ban thực hiện quản lý qua các năm.

Hàng năm, căn cứ theo KH ĐTXD, NPC giao cho Ban QLDA Lưới điện miền Bắc làm chủ đầu tư các dự án theo danh mục và số lượng như bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Danh mục các dự án do Ban QLDA Lưới điện miền Bắc quản lý Số lượng dự án STT Danh mục dự án Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 A Các dự án do EVN cấp vốn -lưới 110kV Ạ1 Các dự án quyết toán vốn 15 3 3 1 Ạ1 Các dự án chuẩn bị xây dựng 4 5 5 4 3

Ạ1 Các dự án chuẩn bị đầu tư 2 4 1 3

B Các dự án do NPC cấp vốn

B.1 Lưới điện 110kV

B.1.1 Các dự án quyết toán vốn 16 8 15 12

B.1.2 Các dự án chuyển tiếp 4 4 6 8 9

B.1.3 Các dự án khởi công mới 12 12 7 6 10

B.1.4 Các dự án chuẩn bị xây dựng 7 8 7 6 2

B.1.5 Các dự án chuẩn bị đầu tư 15 17 15 17 12

B.2 Lưới điện trung thế và đầu tư khác

B.2.1 Các dự án sử dụng vốn trong nước B.2.1.1 Các dự án trả nợ khối lượng(5% QTV

các dự án hoàn thành các năm trước) 168 198 252 280 310

B.2.1.2 Các dự án chuyển tiếp 56 68 42 12 13

B.2.1.3 Các dự án khởi công mới 44 12 32 28 10 B.2.1.4 Các dự án chuẩn bị xây dựng 20 20 8 10 6 B.2.1.5 Các dự án chuẩn bị đầu tư 86 54 52 51 43 B.2.1.6 Các dự án đầu tư xây dựng khác 47 49 22 15 31 B.2.2 Các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài

(trả nợ gốc+ lãi) 41 43 56 56 86

C Các dự án dừng, giãn tiến độ 4 5 2 18 48

TỔNG CỘNG 525 518 518 530 595

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án lưới điện miền bắc tổng công ty điện lực miền bắc (Trang 31 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)