Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án lưới điện miền bắc tổng công ty điện lực miền bắc (Trang 27 - 29)

6. Kết cấu của Đề tài

1.3.2.Các nhân tố chủ quan

- Chủ đầu tư. Những yếu tố sau từ phía chủ đầu tư có thể ảnh hưởng đến sự thành công của dự án Điện, đó là:

+ Năng lực của chủ đầu tư: nếu chủ đầu tư có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án sẽ cho ra những quyết định đầu tư đúng đắn, phù hợp với nhu cầu thị trường và khả năng của chủ đầu tư.

Năng lực của người quản lý dự án: cán bộ quản lý dự án là người quản lý và liên quan trực tiếp trách nhiệm đối với kết quả của công tác quản lý dự án. Người quản lý dự án giữ một vai trò nhất định như: liên kết các mối quan hệ với nhau như quan hệ giữa người với người, người với công nghệ, giám đương đầu và chịu trách nhiệm trước những thử thách, rủi ro trong quá trình quản lý;

Với nhưng vai trò đó người quản lý dự án cần phải có những kỹ năng và phẩm chất cơ bản như: Kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng truyền đạt, kỹ năng nhìn xa, kỹ năng chuyên môn linh hoạt, nhạy cảm, quyết đoán.

+ Đường hướng và các mục tiêu của chủ đầu tư: Một dự án được lập dựa trên mục tiêu dễ dàng, khả thi sẽ nhận được thuận lợi trong quá trình triển khai, ngược lại một dự án đường hướng và mục tiêu mờ nhạt không rõ ràng sẽ không nhận được sự ủng hộ. Do vậy, trước khi lập dự án cần nghiên cứu đường hướng mục tiêu, chiến lược của chủ đầu tư trong giai đoạn tới một cách kỹ lưỡng và tự tin để lập ra một dự án đúng với đường hướng và mục tiêu của chủ đầu tư. Mặt khác khi chủ đầu tư xác định được rõ ràng đường hướng và mục tiêu, chiến lượng trong gia đoạn tiếp theo cũng là cơ sở của một dự án.

+ Sự ủng hộ của cơ quan quản lý cấp trên: Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đây là nhân tố hết sức quan trọng. nhận được sự ủng hộ của EVN, bất kỳ một dự án nào nhất là những dự án lớn sẽ thuận lợi rất nhiều, được hỗ trợ về vốn, công nghệ và các nguồn lực khác. Muốn nhận được sự ủng hộ của EVN, các công ty điện chỉ có cách duy nhất là chứng minh năng lực thực sự của mình thông qua các kết quả đầu tư trước đó.

+ Khâu lập kế hoạch của dự án. Một dự án thành công được thể hiện ngay ở khâu đầu tiên là khâu kế hoạch. Kế hoạch chính là bức tranh tổng quát về dự án qua đó có thể nhìn thấy trước dự án sẽ diễn ra như thế nào, gặp trở ngại gì... Một kế hoạch ít phải điều chỉnh sẽ hứa hẹn một dự án suôn sẻ trong quá trình thực hiện.

+ Khâu mua sắm, ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng tín dụng thực hiện dự án. Đây là khâu quan trọng nhất, một dự án mua sắm trang thiết bị VTTB hoặc phải vay trước từ dự án khác. Các hợp đồng đồng kinh tế cũng vậy, nếu được ký kết đúng lúc sẽ tránh được những thay đổi ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng của cả hai bên. Đối với hợp đồng tín dụng, phải ký hợp đồng ở thời điểm nào để khi dự án thi công xong vẫn còn thời gian rút vốn để thanh toán khối lượng cho nhà thầu, tận dụng được nguồn vốn ngân hàng cho vay là điều hết sức quan trọng với bất kỳ một dự án nàọ

+ Chịu ảnh hưởng từ dự án khác do phải phù thuộc nhau về nguồn lực và ngân sách. Vì nguồn lực và ngân sách của chủ đầu tư cho một năm là có hạn, nếu

có một số dự án ưu tiên phải làm trước thì một dự án khác sẽ phải chờ năm sau dự án có thể bị giãn tiến độ.

- Bộ máy quản lý dự án. Đối với các dự án ngành Điện, bộ máy tổ chức quản lý dự án thường do chủ đầu tư quyết định thành lập. Một bộ máy vận hành tốt phụ thuộc vào:

+ Nhân lực và các vấn đề về tổ chức nhân sự hay chính là nhân tố con người, bộ máy tổ chức và cơ chế đối với bộ máy (nghĩa là bộ máy đó được độc lập hay phụ thuộc vào sự quản lý chặt chẽ, từng phương án, từng ý tưởng đều do chủ đầu tư quyết định.

+ Các nguồn lực khác: trang thiết bị, công nghệ, cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc. Đây chính là điều kiện đủ để thực hiện những công việc quản lý dự án. Nếu những nguồn lực vừa nếu không có, không đảm bảo sẽ tác động tới kết quả qua trình quản lý dự án.

+ Công nghệ quản lý: chất xám, kinh nghiệm, tài sản vô hình tích lũy qua thời gian quản lý dự án.

- Các công cụ quản lý dự án được áp dụng trong quá trình quản lý dự án. Các công cụ quản lý dự án sẽ hỗ trợ cho người quản lý ở nhiều khía cạnh quản lý như quản lý chi phí, quản lý thời gian – tiến độ dự án, quản lý chất lượng dự án,...Các công cụ này bao gồm: tuyên ngôn dự án, sơ đồ GANTT, sơ đồ mạng PEGS/ CPM, kết hợp với các kỹ thuật hiện đại: phần mềm quản lý dự án sẽ khiến các công cụ quản lý phát huy tác dụng tối đa, nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả dự án tối đạ

- Thông tin thu thập được. Trong quá trình ra quyết định quản lý, thông tin đóng vai trò quan trọng, thông tin sai, phân tích sẽ lệch hướng, ra quyết định không chính xác, gây thiệt hại đối với dự án. Ngược lại, thông tin thu thập được đầy đủ, đa chiều, chính xác thì quá trình nhận định tình hình sẽ thực tế hơn, ra các quyết định chính xác. Đối với các dự án Điện, thông tin luôn đòi hỏi phải cập nhật thường xuyên, kịp thời, chính xác đặc biệt là các thông tin vĩ mô liên quan đến quy hoạch định hướng chiến lược trong tương laị

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án lưới điện miền bắc tổng công ty điện lực miền bắc (Trang 27 - 29)