Tổng hợp các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh khánh hoà (Trang 45 - 47)

Tổng hợp một số công trình nghiên cứu trước đây, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại bao gồm 05 tiêu chí sau:

Hình 1.2 – Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM

Nguồn: [14]

1.3.4.1 Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của ngân hàng thể hiện thông qua qui mô tổng tài sản, qui mô vốn tự có và các chỉ số phản ảnh hiệu quả trong kinh doanh như chất lượng tài sản nợ, tài sản có …. Một ngân hàng kiểm soát tốt chất lượng tài sản sản nợ, tài sản có của mình cũng như qui mô vốn để đáp ứng đầy đủ các mục tiêu kinh doanh của mình thì sẽ làm cho năng lực tài chính càng trở nên lành mạnh hơn.

Bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào cũng cần có một tình hình tài chính lành mạnh, qui mô tài sản đủ lớn để thực hiện những mục tiêu kinh doanh của mình. Đối với ngân hàng thương mại thì năng lực tài chính tốt sẽ tạo được niềm tin cho khách hàng, huy động vốn sẽ thuận lợi hơn, từ đó tạo thêm nguồn vốn chủ động hơn trong quá trình đầu tư tín dụng. Năng lực tài chính của ngân hàng thể hiện qua các chỉ tiêu:

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Năng lực tài chính Năng lực hoạt động

Năng lực quản trị - điều hành

Mức độ đáp ứng dịch vụ Công nghệ thông tin

Một là: Quy mô Vốn tự có: Vốn tự có cung cấp năng lực tài chính cho quá trình tăng trưởng, mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động cũng như cho sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ mới của NHTM. Vốn tự có được hình thành từ nguồn: Vốn điều lệ (Vốn tự có cấp 1 và vốn tự có cấp 2) – Các quỹ dự trữ bổ sung các tài sản nợ khác như lợi nhuận chưa chia, giá trị tăng thêm do đánh giá lại tài sản, trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi… Vốn tự có có chức năng bảo vệ NHTM, giúp NHTM chống lại rủi ro phá sản, bù đắp những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ; Bảo vệ người gửi tiền khi gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh: Nâng cao uy tín của NHTM với khách hàng, các nhà đầu tư. Vì vậy có thể khẳng định: Vốn là yếu tố quan trọng đối với NHTM, vì vốn tự có của NHTM đã nói nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của NHTM trên thị trường trong nước. Đồng thời, vốn tự có đó cũng là cơ sở để NHTM mở rộng hoạt động tới các thị trường tài chính khu vực và quốc tế.

Hai là: Chất lượng tài sản: Tài sản của một NHTM thể hiện ở bên tài sản có trên Bảng cân đối kế toán của NHTM đó. Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM mà tài sản có bao gồm tài sản sinh lời (Chiếm từ 80-90% tổng tài sản có) và tài sản không sinh lời (chiếm từ 10-20% tổng tài sản có). Tài sản sinh lời gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính và các khoản đầu tư vào giấy tờ có giá chứng khoán, góp vốn liên doanh liên kết… Chất lượng tài sản của NHTM là một chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về tài chính, năng lực quản lý của một tổ chức tín dụng. Hầu hết rủi ro trong kinh doanh tiền tệ đều tập trung ở tài sản có.

Ba là: Khả năng sinh lời của NHTM gắn liền với chất lượng tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản của NHTM. Nâng cao chất lượng tài sản, chất lượng nguồn vốn cũng chính là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Khả năng sinh lời là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh và mức độ phát triển của một NHTM. Để đánh giá khả năng sinh lời của NHTM – người ta thường sử dụng các chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tài sản có (ROA); chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên vốn tự có (ROE) hoặc chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên doanh thu.

Bốn là: Khả năng phòng ngừa và chống rủi ro: Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được hiểu là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất

về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định.

Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định. Khi đề cập đến rủi ro, người ta thường nhắc đến hai yếu tố mang tính đặc trưng của rủi ro là:

+ Biên độ rủi ro: mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra .

+ Tần suất xuất hiện rủi ro: số trường hợp thuận lợi để rủi ro xuất hiện/tổng số trường hợp đồng khả năng.

Rủi ro là yếu tố khách quan, nên người ta không thể nào loại trừ được hẳn mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện và những tác hại của chúng gây ra.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh khánh hoà (Trang 45 - 47)