Trong bối cảnh ngành ngân hàng còn nhiều khó khăn, ban lãnh đạo chi nhánh cần xây dựng chiến lược kinh doanh toàn diện: lập kế hoạch về nhân sự, xác định khách hàng mục tiêu, phân khúc thị trường, tiên đoán viễn cảnh nội bộ, viên cảnh môi trường kinh doanh,…..để có giải pháp tối ưu nhất trong quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh tại đơn vị. Kế hoạch kinh doanh được thiết lập dựa trên ý kiến của tập thể, trong đó xác định mốc thời gian, kế hoạch hành động cụ thể. Để đạt được chỉ tiêu kinh doanh cần có những giải pháp tối ưu gì, ai thực hiện, thực hiện bằng cách nào và như thế nào, dự kiến kết quả đạt được,….
Thực hiện đúng chủ trương, chính sách của NHNN về lãi suất cho vay, lãi suất huy động, phân loại nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo đúng quy định của NHNN (theo QĐ493 và QĐ 18 sửa đổi bổ sung, tới đây là TT02 thay thế cho QĐ493).
Xây dựng văn hóa ngân hàng tại đơn vị, quán triệt tư tưởng, giáo dục đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên trong tác nghiệp ngân hàng.
Ổn định nhân sự, sắp xếp bố trí nhân sự phù hợp với năng lực, sở trường của từng cán bộ nhân viên nhằm phát huy hết khả năng của người lao động, tạo tâm lý thoải mái trong công việc, hình thành khối đoàn kết tập thể. Thường xuyên tổ chức đào tạo, thảo luận chuyên đề để cán bộ nhân viên các đơn vị trực thuộc có cơ hội giao lưu gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng làm việc.
Kết luận Chương 3
Trên cơ sở phân tích năng lực cạnh tranh như Chương 2, ở Chương 3 tác giả tập trung các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Khánh Hòa trên cơ sở đinh hướng phát triển của ngành, của tỉnh Khánh Hòa và của Ngân hàng Kiên Long. Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Khánh Hòa cần thực hiện đồng bộ gồm 05 nhóm giải pháp chính, đó là: Nâng cao năng lực tài chính, nâng cao năng lực hoạt động, nâng cao năng lực quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao ứng dụng công nghệ. Trên cơ sở các đề xuất các nhóm giải pháp, nghiên cứu tình hình thực tế hoạt động, tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN, Hội sở Ngân hàng Kiên Long và Ban Giám đốc Chi nhánh Khánh Hòa nhằm hoàn thiện hơn cơ chế chính sách, hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Khánh Hòa.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống các NHTM phát triển đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế nhưng phải đảm bảo tính ổn định và bền vững. Hiện nay, cả nước nói chung và thị trường Khánh Hòa nói riêng, mạng lưới các điểm giao dịch của các NHTM mọc lên ngày càng nhiều, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt và phức tạp hơn. Điều này đòi hỏi hệ thống các NHTM cần xác định cho mình một định hướng phát triển để ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn của các NHTM trong sự cân bằng về nguồn lực, đảm bảo lợi nhuận hợp lý và phát triển bền vững.
Đề tài về “nâng cao năng lực cạnh tranh” không phải là vấn đề mới trong các công trình nghiên cứu trước đây, nhưng là vấn đề quan trọng và cần được quan tâm không chỉ riêng một chi nhánh NHTM nào cho hiện tại và tương lai. Với đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Khánh Hòa, qua các nội dung phân tích, đề tài đã đạt được một số kết quả chính sau đây:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.
Bằng phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng hợp số liệu thứ cấp, đề tài đã phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Khánh Hòa thông qua các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp và so sánh năng lực cạnh tranh với một số ngân hàng thương mại khác thông qua Ma trận hình ảnh cạnh tranh. Tổng hợp năng lực cạnh tranh của một số ngân hàng thương mại từ các công trình nghiên cứu trước đây. Phân tích môi trường cạnh tranh, xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó xây dựng Ma trận SWOT, đề xuất chiến lược đối với Kienlongbank Khánh Hòa.
Trên cơ sở thực trạng năng lực cạnh tranh, đề tài đã đề xuất một số giải pháp cũng như kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Khánh Hòa.
Do giới hạn về nguồn lực, năng lực cá nhân, thời gian, điều kiện thu thập số liệu và các yếu tố khách quan khác, đề tài còn tồn tại một số hạn chế sau:
Chỉ so sánh năng lực cạnh tranh của Kienlongbank Khánh Hòa với 04 chi nhánh NHTM khác trên địa bàn, chưa có điều kiện để so sánh với tất cả 35 chi nhánh các TCTD trên thị trường Khánh Hòa.
Số liệu chỉ mang tính chất tương đối do thu thập từ các công bố, báo cáo của các NHTM và NHNN (NHNN chỉ nhận báo cáo từ các NHTM), thực tế hoạt động của các NHTM so với số liệu báo cáo có thể có sai khác.
Chuyên gia bao gồm cán bộ NHNN, Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng ban và đơn vị trực thuộc Ngân hàng Kiên Long – Chi nhánh Khánh Hòa. Riêng các chuyên gia là cán bộ của NH Kiên Long không phải là các nhà nghiên cứu về tài chính ngân hàng, các ý kiến đánh giá mang tính cảm tính và chủ quan, và tùy thuộc vào cách tiếp cận vấn đề của mỗi người khác nhau mà ý kiến đánh giá cũng khác nhau, có thể trái chiều nhau.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
[1]. Báo cáo tổng hợp NHNN năm 2010, 2011 và 2012
[2]. Báo cáo kết quả hoạt động năm 2010, 2011 và 2012 của NH TMCP Kiên Long [3]. Báo cáo kết quả hoạt động năm 2010, 2011 và 2012 của NHKL Khánh Hòa
[4]. Nguyễn Văn Dương (2012), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Nha Trang”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Nha Trang. [5]. Vương Kim Hà (2011), “Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Kiên Giang”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Nha Trang.
[6]. Đoàn Đỉnh Lâm (2006), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP ở TP Hồ Chí Minh trong xu thế hội nhập”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
[7]. Đặng Hữu Mẫn (2010), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 05(40)2010.
[8]. Bùi Xuân Phong (2006), Quản trị kinh doanh viễn thông theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Bưu điện.
[9]. Lê Hồng Phong (2007), “Nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam”. Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng Hà Nội.
[10]. Nguyễn Thị Phương Thảo (2008), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương thời kỳ hậu WTO”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.
[11]. Nguyễn Thị Hoài Thu (2012). "Xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam". Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng”.
[12]. Trần Thị Anh Thư (2012), “Tăng cường năng lực cạnh tranh của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới”, Luận án Tiến sĩ, Học viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.
[13]. Trịnh Quốc Trung (2004), “Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của các NHTM đến năm 2010”. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế.TP Hồ Chí Minh.
[14]. Nguyễn Mậu Trừ (2012), “Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Khánh Hoà”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Nha Trang.
[15]. Từ điển Bách khoa (1995), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội
[16]. Website http://kienlongbank.com/GIOI-THIEU/Bo-may-to-chuc.aspx
[17]. Website http://www.tinmoi.vn/xep-hang-nang-luc-canh-tranh-toan-cau-viet-nam- bi-tut-10-bac-011187111.html
[18]. Website http://marketingbox.vn/Mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh-cua-Michael- Porter.html
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
[19]. A. Lobe, Chống lại cạnh tranh không lành mạnh, Tập I.
[20]. Adam J.H, Từ điển rút gọn về kinh doanh, NXB Longman York Press [21]. Dictionary of Trade Policy (1997), University of Adelaide.
[22]. K. Marx (1978), Mác-ăng Ghen toàn tập, NXB Sự thật.
[23]. Krugman, P (1994), Competitiveness: A Dangerous Obsession, Foreign Affairs, March/April.
[24]. Michael E. Porter (1990), The Competitive Advantage of Nation, London; Macmilan.
PHỤ LỤC 01 BẢNG CÂU HỎI
KHẢO SÁT NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KIENLONGBANK KHÁNH HÒA
Kính chào Quý anh/chị !
Chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về Năng lực cạnh tranh (NLCT) của Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Khánh Hòa. Rất mong quý anh/chị dành chút thời gian trả lời bảng câu hỏi dưới đây để giúp chúng tôi hoàn thiện đề tài này.
Có 07 tiêu chí với 21 tham số không thể lượng hóa bằng số liệu thống kê. Do đó, ý kiến đánh giá của quí anh/chị là sự cần thiết để đánh giá Năng lực cạnh tranh của Kienlongbank Khánh Hòa. Mức độ đánh giá khả năng cạnh tranh các tiêu chí theo qui ước sau:
1: Yếu 2: Trung bình 3: Khá
4: Tốt 5: Rất tốt
TIÊU CHÍ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ
NLCT từ thấp -- cao
1. Hình ảnh thương hiệu 1 2 3 4 5
- Nhận dạng thương hiệu: Logo, Slogan của ngân hàng dễ nhớ, dễ nhận biết: “Ngân hàng Kiên Long – Sẵn lòng chia sẻ”.
- Phát triển thương hiệu: Kienlongbank được mọi người dân Khánh Hòa biết đến - Uy tín thương hiệu: Ngân hàng Kiên Long có ấn tượng tốt đối với khách hàng
2. Năng lực quản trị, điều hành 1 2 3 4 5
- Kiến thức, trình độ và kỹ năng quản lý của Ban lãnh đạo
- Hệ thống, quy trình của ngân hàng phù hợp với ngân hàng hiện đại
- Tầm nhìn, chiến lược kinh doanh và công tác quản trị rủi ro
3. Chất lượng nguồn nhân lực 1 2 3 4 5
- Trình độ, kiến thức, kỹ năng bán hàng, phục vụ khách hàng của CBNV ngân hàng - Đoàn kết nội bộ, hướng đến khách hàng - Nhiệt tình, tận tâm với khách hàng, ham học hỏi, phát triển bản thân
4. Giá cả sản phẩm, dịch vụ 1 2 3 4 5 - Khả năng cạnh tranh về phí dịch vụ
- Khả năng cạnh tranh về lãi suất huy động - Khả năng cạnh tranh về lãi suất cho vay
5. Chất lượng dịch vụ 1 2 3 4 5
- Thời gian xử lý một giao dịch nhanh chóng
- Cán bộ, nhân viên ngân hàng niềm nở, thân thiện.
- Sản phẩm, dịch vụ đa dạng, tiện ích, hữu dụng
6. Mức độ tín nhiệm của khách hàng 1 2 3 4 5 - Sự hài lòng với cơ sở vật chất của ngân
hàng
- Sự hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng
- Niềm tin và sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng
7. Khả năng ứng dụng công nghệ 1 2 3 4 5
- Phần mềm giao dịch hệ thống, phần mềm quản lý, xử lý cơ sở dữ liệu, báo cáo,…. - Ứng dụng công nghệ ngân hàng điện tử hiện đại: SMS Banking, Internet Banking, Công nghệ thẻ ATM,….
- Khả năng quản trị mạng, ngăn ngừa mất dữ liệu khi xảy ra sự cố, đảm bảo an toàn hệ thống
Chân thành cảm ơn sự chia sẻ của quý anh/chị!
Họ và tên : ……….
PHỤ LỤC 02
BẢNG KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA CÁC CHUYÊN GIA
VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA KIENLONGBANK KHÁNH HÒA SO VỚI CÁC CHI NHÁNH NHTM KHÁC
Sau hơn 05 năm thành lập và đi vào hoạt đông, xét về qui mô và năng lực cạnh tranh, Kienlongbank Chi nhánh Khánh Hòa dần có vị trí ngang tầm với các chi nhánh ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn. Để kiểm chứng lại điều đó, Anh/chị vui lòng đánh dấu một trong năm mức độ đánh giá theo qui ước sau:
1: KLB yếu hơn rất nhiều 2: KLB yếu hơn 3: Ngang bằng nhau 4: KLB mạnh hơn 5: KLB mạnh hơn rất nhiều
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA KIENLONGBANK KHÁNH HÒA SO VỚI CÁC NHTM KHÁC CHI NHÁNH NHTM KHÁC TẠI KHÁNH HÒA 1 2 3 4 5 1. NH NNo&PTNN (Agribank) 2. NH PT Nhà TP.HCM (HDBank) 3. NH Nam Á (NamABank ) 4.NH PT Nhà ĐBSCL (MHBank) 5. NH An Bình (ABBank)
6. NH Sài Gòn – Hà Nội (SHBank) 7. NH Sài Gòn Thương tín (SacomBank) 8. NH Đại Dương (Ocean Bank)
9. NH Đông Nam Á (SeABank)
10. NH Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) 11. CN NH TMCP khác (anh/chị cho là đối thủ trực tiếp của NHKL CNKH): ………….... 12. CN NH TMCP khác (anh/chị cho là đối thủ trực tiếp của NHKL CNKH): …………....
Chân thành cảm ơn sự chia sẻ của quý vị!
Họ và tên : ……….
PHỤ LỤC 03
BẢNG KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA CÁC CHUYÊN GIA VỀ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG (TRỌNG SỐ) CỦA CÁC NHÂN TỐ
Kính chào Quý anh/chị !
Chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà trong thời điểm hiện nay. Rất mong quý anh/chị dành chút thời gian trả lời bảng câu hỏi dưới đây để giúp chúng tôi hoàn thiện đề tài này.
Mức độ quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến khả năng cạnh tranh của các NHTM. Anh/chị vui lòng đánh dấu một trong năm mức độ theo qui ước sau:
1: Rất không quan trọng 2: Không quan trọng 3: Quan trọng 4: Khá quan trọng 5: Rất quan trọng MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG TIÊU CHÍ 1 2 3 4 5 1. Năng lực tài chính 2. Phát triển mạng lưới 3. Hiệu quả hoạt động 4. Đa dạng sản phẩm, dịch vụ 5. Hình ảnh thương hiệu 6. Năng lực quản trị, điều hành 7. Chất lượng nguồn nhân lực 8. Giá cả sản phẩm, dịch vụ 9. Chất lượng dịch vụ 10. Hệ thống khách hàng
11. Khả năng ứng dụng công nghệ
Chân thành cảm ơn sự chia sẻ của quý anh/chị!
Họ và tên : ……….
PHỤ LỤC 04
BẢNG KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA CÁC CHUYÊN GIA VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC NHTM KHÁNH HÒA
Kính chào Anh/Chị !
Chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà trong thời điểm hiện nay. Rất mong quý Anh/Chị dành chút thời gian đánh giá vào bảng khảo sát dưới đây để giúp chúng tôi hoàn thiện đề tài này.
* Điểm đánh giá: Tuỳ theo từng yếu tố mà các NHTM có mức độ đáp ứng và năng lực cạnh tranh khác nhau với từng yếu tố khác nhau, điểm đánh giá cho các chi nhánh ngân hàng thương mại với các mức độ khác nhau. Anh/chị vui lòng cho điểm số (từ 1 đến 4) theo quy ước sau:
1: Yếu 2: Trung bình
3: Khá 4: Tốt
* Chi nhánh các NHTM tại Khánh Hòa:
1: Ngân hàng Kiên Long (KLBank) 2: NH PT Nhà ĐBSCL (MHBank) 3: NH Sài Gòn – Hà Nội (SHBank) 4: NH An Bình (ABBank)
5. NH Nam Á (NABank)
- Ghi chú: Yếu tố về năng lực tài chính, anh/chị đánh giá trên phạm vi toàn hệ thống của mỗi ngân hàng.
Điểm đánh giá Yếu tố
KLBank MHBank SHBank ABBank NABank
1. Năng lực tài chính 2. Phát triển mạng lưới 3. Hiệu quả hoạt động 4. Đa dạng sản phẩm, dịch vụ 5. Hình ảnh thương hiệu 6. Năng lực quản trị, điều hành 7. Chất lượng nguồn nhân lực 8. Giá cả sản phảm, dịch vụ 9. Chất lượng dịch vụ 10. Hệ thống khách hàng 11. Ứng dụng công nghệ
Chân thành cảm ơn sự chia sẻ của quý anh/chị!
Họ và tên : ……….
PHỤ LỤC 05
DANH SÁCH CHUYÊN GIA
Đề tài được sự hỗ trợ đóng góp ý kiến của các chuyên gia là lãnh đạo Ngân hàng Nhà