Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh khánh hoà (Trang 104 - 107)

Phát triển thương hiệu: Tăng cường quảng bá thương hiệu, tham gia vào các hoạt động đoàn thể, cơ quan hữu quan, tận dụng tối đa các nguồn lực, mối quan hệ để tài trợ các hoạt động xã hội trên địa bàn.

Phát triển mạng lưới, phạm vi hoạt động: Hiện nay Kienlongbank Khánh Hòa có 07 điểm giao dịch bao gồm 01 chi nhánh và 06 phòng giao dịch trực thuộc, phạm vi hoạt động đã có mặt tại các địa phương trọng yếu của tỉnh Khánh Hòa. Do đó, việc phát triển thêm mạng lưới hoạt động sẽ không cần thiết, đây cũng là chủ trương chung của NHNN Việt Nam và NHNN tỉnh Khánh Hòa. Tuy không phát triển thêm mạng lưới hoạt động, nhưng lãnh đạo Ngân hàng Kiên Long cần có chiến lược kiện toàn và củng cố vị thế của các phòng giao dịch so với các đối thủ trên địa bàn hoạt động của phòng giao dịch. Đó là chiến lược thực hiện đồng bộ các giải pháp về năng lực hoạt động, chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực,….Một khi bị giới hạn về số lượng (theo chiều rộng), chúng ta nên phải phát triển về qui mô, chất lượng (theo

chiều sâu). Do đó, trong bối cảnh hiện nay, các ngân hàng không tập trung “chiến lược phát triển thị trường” mà thực hiện “chiến lược thâm nhập thị trường”.

Phân khúc thị trường và xác định đối tượng khách hàng mục tiêu: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Chi nhánh Khánh Hòa cần phải phân khúc thị trường, xác đinh đối tượng khách hàng mục tiêu. Ngân hàng Kiên Long xuất thân từ một tổ chức tín dụng nhỏ, sau đó phát triển thành Ngân hàng TMCP nông thôn, qua quá trình hình thành và phát triển , ngân hàng Kiên Long đã xác định đối tượng khách hàng chính của mình là các cá nhân và hộ gia đình sản xuất nhỏ. Đến nay, Kienlongbank đã là Ngân hàng TMCP đô thị, nhưng vẫn xác định đối tượng khách hàng chính như trước đây và mở rộng thêm đối tượng là các tiểu thương và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phân khúc thị trường của Kienlongbank Khánh Hòa cũng như của toàn hệ thống ngân hàng là lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Bên cạnh đó, Hội đồng quản trị Ngân hàng Kiên Long cũng đã định hướng phát triển đối tượng khách hàng doanh nghiệp, tập trung khối các doanh nghiệp nhỏ và vừa, từng bước xây dựng Ngân hàng Kiên Long trở thành một trong 20 NHTM lớn nhất Việt Nam vào năm 2015.

Phát triển sản phẩm dịch vụ: Ưu việt hoá sản phẩm, dịch vụ hiện tại. Phát triển thêm sản phẩm, dịch vụ mới: Cho vay trả góp ngày là sản phẩm đặc thù của Ngân hàng Kiên Long, mang lại hiệu quả cao, đồng thời kiểm soát được rủi ro. Bên cạnh đó, theo QDD1528/QĐ-HĐQT ngày 09/07/2013 thì sản phẩm cho vay tín chấp cán bộ nhân viên ngoài Ngân hàng Kiên Long không được cấp tín dụng. Đây là mặt hạn chế trong vấn đề phát triển đa dạng hóa sản phẩm của ngân hàng, cần nghiên cứu để có thể phát triển lại sản phẩm này. Trong hoạt động huy động vốn cũng cần nghiên cứu các sản phẩm mới, tiện ích, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng thời điểm cụ thể.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ: Trong vấn đề cấp tín dụng, thông tin CIC của trung tâm thông tin tín dụng NHNN chỉ mang tính chất tham khảo. Việc đánh giá, xếp hạng tín dụng đối với khách hàng nội bộ sẽ rất quan trọng trong chuẩn mực đánh giá và tái cấp tín dụng. Thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng thường xuyên (vào mỗi lần vay vốn, định kỳ hàng quí, 06 tháng, hàng năm), là cơ sở để xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức đảm bảo tiền vay phù hợp, và có định hướng tín dụng đến từng khách hàng. Xếp hạn tín dụng là công cụ hiệu quả và khoa học trong quản trị rủi ro tín dụng, thông qua đó có

thể lượng hóa, đánh giá khách hàng và giúp đưa ra quyết định phù hợp cho từng đối tượng khách hàng.

Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ khách hàng: Đây là yếu tố cốt lõi để nâng cao hình ảnh của ngân hàng. Chất lượng dịch vụ tốt tạo tâm lý an tâm cho khách hàng đến giao dịch. Bất cứ lỗi do tác nghiệp, lỗi do chương trình, hệ thống,… đều gây mất thời gian chờ đợi của khách hàng, chất lượng dịch vụ tốt đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Do đó, định kỳ kiểm tra (test) hệ thống, nghiệp vụ của nhân viên, cũng nên có quy định về quản lý rủi ro vận hành nhằm hạn chế mức thấp nhất các lỗi xảy ra trong quá trình tác nghiệp.

Bên cạnh đó, công tác chăm sóc, phục vụ khách hàng rất cần được trú trọng. Đối với khách hàng quen thuộc thì đơn giãn hơn, nhưng đối với khách hàng mới lần đầu tiên đến giao dịch tại ngân hàng, khách hàng cảm giác bỡ ngỡ, không biết liên hệ với ai, ở đâu. Do đó cần bộ phận lễ tân hướng dẫn, phục vụ khách hàng. Bộ phận lễ tân này hiện nay chưa có ở Ngân hàng Kiên Long – Chi nhánh Khánh Hòa cũng như ở các phòng giao dịch trực thuộc. Để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, ngân hàng cần có bộ phận lễ tân, xây dựng hệ thống thông tin khách hàng để kịp thời ghi nhận các phản hồi, giải quyết các thắc mắc của khách hàng một cách thỏa đáng nhất. Để thực hiện được điều đó, toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng từ lãnh đạo đến nhân viên bảo vệ đều phải thể hiện tính chuyên nghiệp, tất cả vì khách hàng phục vụ. Ngoài nghiệp vụ chuyên môn ra, toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng còn phải thực hiện tốt các nguyên tắc sau:

Một là, giao dịch viên hay chuyên viên khi giao dịch với khách hàng phải thể hiện sự công bằng, bình đẳng giữa các khách hàng, tránh tình trạng các khách hàng so sánh với nhau. Đồng thời phải biết lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng, phân tích và xử lý khéo léo, linh hoạt.

Hai là, thái độ phục vụ của giao dịch viên góp phần tạo nên sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt ấy thể hiện ở chỗ giao dịch viên hiểu rõ nét văn hóa, tâm lý và sự mong muốn của khách hàng, tạo môi trường và cảm giác thoải mái khi đến giao dịch tại ngân hàng.

Ba là, nguyên tắc biết lắng nghe hiệu quả và biết cách hướng về khách hàng, và biết mỉm cười đúng lúc, không được ngắt lời khi khách hàng đang trình bày một vấn

đề nào đó không đúng với thực tế của ngân hàng. Cán bộ ngân hàng cần khuyến khích khách hàng chia sẻ những mong muốn của họ về sản phẩm dịch vụ đang sử dụng.

Bốn là, nguyên tắc trung thực trong giao dịch khách hàng, trung thực bao gồm việc thẩm định đúng đối tượng, hồ sơ khách hàng, không vì một mục đích tư lợi cá nhân nào mà xâm hại đến quyền lợi của khách hàng.

Năm là, nguyên tắc gây dựng niềm tin và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Để thực hiện được nguyên tắc này, cán bộ ngân hàng cần phải hiểu rằng khách hàng đến giao dịch chỉ là bước khởi đầu cho chiến lược tiếp cận sự hài lòng, thông qua đó phải có kế hoạch chăm sóc, chính sách hậu mãi để duy trì mối quan hệ tốt hơn.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh khánh hoà (Trang 104 - 107)