Cạnh tranh gắn liền với hành vi của chủ thể như hành vi của doanh nghiệp kinh doanh, của cá nhân kinh doanh và của một nền kinh tế. Trong quá trình cạnh tranh với nhau, để giành lợi thế về phía mình, các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị trường. Các biện pháp này thể hiện một sức mạnh nào đó của chủ thể, được gọi là năng lực cạnh tranh hay sức cạnh tranh hoặc khả năng cạnh tranh của chủ thể đó. Khi muốn chỉ một sức mạnh, một khả năng duy trì được vị trí của một hàng hóa nào đó trên thị trường thì người ta dùng thuật ngữ “sức cạnh tranh của hàng hóa” hoặc “năng lực cạnh tranh của hàng hóa”. Đó cũng là chỉ mức độ hấp dẫn của hàng hóa đó với khách hàng.
Hiện nay, các thuật ngữ “năng lực cạnh tranh”, “sức cạnh tranh” và “khả năng cạnh tranh” được sử dụng nhiều ở Việt Nam, trong khi thông dụng trong tiếng Anh đều được sử dụng là “competitiveness”, cho nên chúng cùng chung một nghĩa và có thể dùng thay thế cho nhau. Một định nghĩa chính xác cho khái niệm này đến nay là vấn đề gây nhiều tranh luận. Theo M. Porter, hiện chưa có một định nghĩa nào về năng lực cạnh tranh được thừa nhận một cách phổ biến. Dưới đây là một số định nghĩa về năng lực cạnh tranh:
i) Đối với các lãnh đạo doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh có nghĩa là sức cạnh tranh trên thị trường thế giới nhờ áp dụng chiến lược toàn cầu mà có được.
ii) “Sức cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp, hoặc một ngành, một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác đánh bại về năng lực kinh tế” [21]. Nguyên nhân dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực cạnh tranh do quan niệm khác nhau:
i) “Năng lực cạnh tranh chỉ có nghĩa khi xem xét ở cấp độ quốc gia là năng suất” [24].
ii) “Năng lực cạnh tranh ít nhiều chỉ phù hợp ở cấp độ doanh nghiệp vì ranh giới cận dưới ở đây rất rõ ràng, nếu công ty không bù đắp nổi chi phí thì hiện tại hoặc sau này sẽ phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản” [23].
Từ các quan điểm trên, tác giả đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh như sau: “Là lợi thế về năng lực của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng để thu được lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng các nguồn lực bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, tạo ra lợi nhuận ngày càng cao và phát triển bền vững”.
Khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh người ta thường xem xét, phân biệt năng