- Tiết 37, 38 : Tính chất của oxi
- Tiết 39 : Sự oxi hóa – phản ứng hóa hợp – ứng dụng của oxi - Tiết 40 : Oxit
- Tiết 41 : Điều chế oxi – Phản ứng phân hủy - Tiết 42, 43 : Không khí và sự cháy
- Tiết 44 : Bài luyện tập 5 - Tiết 45 : Bài thực hành 4 - Tiết 46 : Kiểm tra 1 tiết
Tuần 20
Ngày soạn: 22/12/2013 Ngày dạy: 07/01/2014
Tiết 37: TÍNH CHẤT CỦA OXI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức (Hs nắm được)
- Tính chất vật lý của oxi: trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỷ khối so với không khí.
- Tính chất hóa học của oxi: Oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: tác dụng với hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất. Hóa trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II.
- Sự cần thiết của oxi trong đời sống
2. Kỹ năng
- Quan sát thí nghiệm phản ứng của oxi với S, P, Fe, rút ra được nhận xét về tính chất hóa hcọ của oxi.
- Viết phương trình hóa học
3. Thái đô
- Yêu thích môn học, nghiêm túc, tự giác trong học tập - Cẩn thận khi làm thí nghiệm
II. TRỌNG TÂM
Tính chất hóa học của oxi
III. CHUẨN BI
- Chuẩn bị của Giáo viên:
+ Dụng cụ: ống nghiệm ng thủy tinh chữ L ống dẫn khí bằng cao su chậu thủy tinh nút cao su có lỗ thìa đốt hóa chất
lọ thu khí (3cái) iá thí nghiệm kẹp gỗ + Hóa chất: S (bột), P đỏ, dây sắt, KMnO4, H2O
- Chuẩn bị của Học sinh:
+ Tìm hiểu trước nội dung bài học
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC1. Ổ định lớp 1. Ổ định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Không có
3. Dẫn vào bài mới
Oxi có vai trò rất quan trọng trong đời sống cũng như trong sản xuất. Vậy oxi có những tính chất gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
4. Các hoạt đông
Hoạt đông của GV và HS Nôi dung
HĐ1: Tìm hiểu tính chất vật lý của oxi
- Hs quan sát, nêu: + Trạng thái, màu
+ Ngửi để nhận biết mùi + Tính tỷ khối oxi/ không khí
- Gv cho Hs rút ra tính chất vật lý của oxi
- Hs: Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước …
- Gv kết luận
HĐ1: Tìm hiểu tính chất hóa học của oxi
- Gv làm thí nghiệm đốt S ngoài không khí và trong oxi.
- Hs quan sát và nêu được:
+ Hiện tượng (ngoài không khí và trong oxi) + Giải thích
- Gv kết luận, cho biết sản phẩm tạo thành và yêu cầu Hs viết phương trình hóa học
- Gv làm thí nghiệm: đốt P đỏ ngoài không khí sau đó đưa vào lọ oxi
- Hs quan sát, nêu được:
+ Hiện tượng (ngoài không khí và trong lọ oxi) + Giải thích
- Gv nhận xét, cho biết sản phẩm tạo thành là P2O5 (khói trắng) và yêu cầu Hs viết phương trình hóa học
(sgk)
II. Tính chất hóa học 1. Tác dụng với phi kim 1. Tác dụng với phi kim
S + O2 → SO2 Khí sunfurơ Khí sunfurơ
4P + 5O2 → 2P2O5
- Hs viết PTHH - Gv làm thí nghiệm:
+ Đốt dây sắt ngoài không khí (không có và có mẩu gỗ)
+ Đốt dây sắt trong oxi (có mẩu gỗ)
- Hs quan sát, nêu:
+ Sắt không cháy trong không khí
+ Hiện tượng: Trong oxi, Fe cháy sáng chói, tạo ra các hạt màu nâu
+ Vai trò của mẩu gỗ là cháy trước cung cấp nhiệt cho sắt cháy
- Gv kết luận, cho biết sản phẩm tạo thành là Fe3O4 - Hs viết phương trình hóa học
- Gv giảng:
+ Khí hóa lỏng (gas đun nấu, quẹt gas)
+ Khí metan (khí bùn ao, biogas): hình thành khi thực vật phân hủy trong môi trường không có oxi (dưới bùn, trong hầm biogas)
2. Tác dụng với kim loại
3Fe + 2O2 → Fe3O4 sắt từ oxit
3. Tác dụng với hợp chất
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O * Kết luận: Khí oxi là đơn chất phi kim rất hoạt động, ở nhiệt độ cao, oxi tác dụng với nhiều phi kim, kim loại và hợp chất.
5. Luyện tập - Củng cố
- Hs trả lời câu hỏi 1, 2 trang 84 sgk - Gv nhận xét, nêu đáp án
6. Hướng dẫn - Dặn do
- Học thuộc bài
- Làm bài tập 1, 2, 3, 6 trang 84 sgk