- Tiết 60: Dung dịch
- Tiết 61: Độ tan của một chất trong nước - Tiết 62, 63: Nồng độ dung dịch
- Tiết 64, 65: Pha chế dung dịch - Tiết 66: Bài luyện tập 8
- Tiết 67: Thực hành – Pha chế dung dịch - Tiết 68, 69: Ôn tập
Ngày soạn: 20/03/2014 Ngày dạy: 07/04/2014
Tiết 60: DUNG DICH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức (Học sinh nắm được)
- Các khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa.
- Biện pháp làm quá trình hòa tan một số chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.
2. Kỹ năng
- Hòa tan nhanh được một số chất rắn cụ thể (đường, muối ăn, thuốc tím…)
- Phân biệt được hỗn hợp với dung dịch, chất tan với dung môi, dung dịch bão hòa với dung dịch chưa bão hòa trong một số hiện tượng của đời sống hằng ngày.
3. Thái đô
- Yêu thích môn học, nghiêm túc, tự giác trong học tập
- Cẩn thận khi làm thí nghiệm
II. TRỌNG TÂM
- Khái niệm về dung dịch.
- Biện pháp hòa tan chất rắn trong chất lỏng.
III. CHUẨN BI
- Dụng cụ: Ống nghiệm; Cốc thủy tinh; Đũa thủy tinh; Đèn cồn. - Hóa chất: Na, P đỏ, CaO, H2O, giấy qùy tím
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC1. Ổn định 1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
o Không có
3. Dẫn vào bài mới
Trong thí nghiệm hóa học hoặc trong đời sống hàng ngày, các em thường hòa tan nhiều chất như đường, muối… vào nước tạo thành các dung dịch đường, dung dịch muối… Vậy dung dịch là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
4. Các hoạt đông
Hoạt đông của GV và HS Nôi dung
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm dung môi, chất tan, dung dịch
- Gv làm thí nghiệm: Cho một thìa đường vào cốc nước, khuấy lên
- Hs quan sát nêu được: đường tan trong nước tạo thành nước đường, không phân biệt được đâu là đường đâu là nước.
- Gv: đường là chất tan, nước là dung môi, nước đường là dung dịch
- Gv là thí nghiệm:
+ Cho một thìa dầu ăn vào cốc 1 đựng xăng và khuấy + Cho một thìa dầu ăn vào cốc 2 đựng nước và khuấy