Hidro là chất khí không màu, không mùi, nhẹ nhất trong các chất khí và tan rất ít trong nước
II. Tính chất hóa học 1. Tác dụng với oxi 1. Tác dụng với oxi
- Hs quan sát nêu được: + Ngọn lửa màu xanh
+ Cốc thủy tinh mời đi → sản phẩm là hơi nước + Viết phương trình hóa học
- Gv đốt hidro trong khí oxi (có sẵn)
- Hs quan sát, nhận xét và giải thích: H2 cháy to hơn do trong lọ là oxi 100%
- Gv kết luận
HĐ3: Tìm hiểu về hỗn hợp nổ
- Gv trộn 3 hỗn hợp H2 và O2 với tỷ lệ khác nhau trong 3 ống nghiệm:
+ Ống 1: Tỷ lệ VH2:VO2= 1 : 2 + Ống 2: Tỷ lệ V H2:VO2= 1 : 1 + Ống 3: Tỷ lệ V H2:VO2= 2 : 1 lần lượt đốt 3 hỗn hợp trên
- Hs quan sát ⇒ 3 hỗn hợp nổ mạnh nhẹ khác nhau, ống 3 nổ mạnh nhất
- Gv kết luận: Hỗn hợp H2 và O2 là hỗn hợp nổ, hỗn hợp nổ mạnh nhất khi tỷ lệ V H2:VO2= 2 : 1
- Gv yêu cầu Hs thảo luận: Tại sao khi đốt H2 trong O2, H2 cháy rất êm, còn khi trộn H2 với O2 thì hỗn hợp lại nổ?
- Hs thảo luận và trả lời, Gv nhận xét
- Gv: hỗn hợp H2 và không khí cũng có thể nổ. Do đó trước khi đốt H2, ta phải thử độ tinh khiết của H2 - Gv hướng dẫn Hs thử độ tinh khiết của hidro
2H2 + O2 → 2H2O
Hỗn hợp H2 và O2 là hỗn hợp nổ, hỗn hợp nổ mạnh nhất khi tỷ lệ V H2:VO2= 2 : 1
5. Luyện tập – Củng cố
- Hs làm bài tập 3 trang 109 sgk - Gv nhận xét
- Gv hướng dẫn bài tập 6, dặn Hs về nhà làm
V. RÚT KINH NGHIỆM
……… ……… ………
Ngày soạn: 10/02/2014 Ngày dạy: 26/02/2014
Tiết 48: TÍNH CHẤT – ỨNG DỤNG CỦA HIDRO (tiếp)I. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức (Hs nắm được)
- Tính chất hóa học của hidro: Tác dụng với oxit kim loại.
- Ứng dụng của hidro: làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp.
2. Kỹ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh … rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của hidro.
- Viết được phương trình hóa học minh họa tính khử của hidro.
- Tính được thể tích khí hidro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm.
3. Thái đô
- Yêu thích môn học, nghiêm túc, tự giác trong học tập
- Cẩn thận khi làm thí nghiệm
II. TRỌNG TÂM
- Tính chất hóa học của hidro.
- Khái niệm về chất khử, sự khử.
III. CHUẨN BI
- Chuẩn bị của Giáo viên:
o Dụng cụ:
Ống nghiệm Đèn cồn ống thủy tinh chữ Z Giá thí ngiệm Nút cao su có lỗ Diêm (bật lửa)
o Hóa chất: CuO, dd HCl, Zn
o Tranh vẽ: Ứng dụng của hidro - Chuẩn bị của Học sinh:
o Tìm hiểu trước nội dung bài
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC1. Ổn định lớp 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũa. Câu hỏi a. Câu hỏi
Nêu tính chất vật lý của hidro? Viết PTHH của phản ứng giữa H2 và O2? Tại sao đốt hỗn hợp H2 và O2 lại nổ?
b. Đáp án
o Tính chất vật lý: Khí hidro là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước ( 3đ)
o Giải thích: Hỗn hợp H2 và O2 nổ vì phản ứng xảy ra đồng thời với một lượng lớn phân tử H2 và O2, phản ứng tỏa nhiệt lớn làm dãn nở không khí đột nột gây ra tiếng nổ (4đ)
3. Dẫn vào bài mới
Khí hidro có những tính chất gì? Nó có những ứng dụng gì trong sản xuất và trong đời sống chúng ta? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
4. Các hoạt đông
Hoạt đông của GV và HS Nôi dung
HĐ1: Tìm hiểu tác dụng của hidro với CuO
- Gv làm thí nghiệm: H2 + CuO
- Hs quan sát, nêu được:
+ Hiện tượng: CuO màu đen → màu đỏ
+ Có nước đọng trong ống nghiệm (trong cốc nước) + Chất tạo thành trong ống thủy tinh chữ Z là Cu - Gv nhận xét, kết luận
- Hs viết phương trình hóa học: H2 + CuO → H2O + Cu
- Gv: Trước phản ứng hidro là đơn chất, sau phản ứng nó đã hóa hợp với nguyên tố nào?
- Hs: hidro hóa hợp với oxi
- Gv: nguyên tố oxi có nguồn gốc từ đâu? - Hs: trong hợp chất CuO
- Gv: hidro đã chiếm O của CuO → ta nói hidro có tính khử
HĐ2: Tìm hiểu ứng dụng của hidro
- Hs nêu ứng dụng
- Gv: Dựa vào tính chất nào mà hidro được dùng nạp vào khí cầu?
- Hs: H2 là khí nhẹ nhất
- Gv: khí cầu ngày nay có dùng khí H2 không? Vì sao? - Hs: H2 dễ cháy (khi gặp sét) gây tai nạn nên ngày nay khí cầu không dùng khí Hidro mà dùng khí Heli (khí Heli không cháy)
- Gv giảng về khí cầu ngày nay (gồm khí cầu giải trí và khí cầu chuyên dụng), ứng dụng sản xuất nhiên liệu
2. Tác dụng với CuO
H2 + CuO → H2O + Cu
Khí hidro đã chiếm nguyên tố oxi của CuO → Hidro có tính khử