- Gv làm thí nghiệm: cho từ từ và liên tục đường vào cốc nước và khuấy
- Hs quan sát nêu được: lúc đầu đường tan nhưng sau đó đường không tan được nữa
- Gv: Ở giai đoạn đầu đường tan thành dung dịch đường, dung dịch này vẫn có thể hòa tan thêm đường. Ta có dung dịch đường chưa bão hòa. Ở giai đoạn sau dung dịch đường không thể hòa tan thêm đường. Ta có dung dịch đường bão hòa
- Gv: Vậy, Dung dịch chưa bão hòa và Dung dịch bão hòa là gì?
- Hs trả lời:
+ Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
+ Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
- Gv nhận xét, hoàn chỉnh
HĐ3: Tìm hiểu biện pháp thúc đẩy quá trình hoa tan chất rắn trong nước
- Hs: đọc sgk
- Gv: Cho Hs liên hệ thực tế
- Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
II. Dung dịch chưa bão hoa, dung dịch bão hoa dịch bão hoa
Ở một nhiệt độ xác định:
- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan. - Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
III. Biện pháp thúc đẩy quá trình hóa tan chất rắn trong nước: hóa tan chất rắn trong nước:
Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, ta thực hiện 1, 2 hoặc cả 3 biện pháp:
- Khuấy dung dịch - Đun nóng dung dịch - Nghiền nhỏ chất rắn
5. Luyện tập – Củng cố
- Hs trả lời câu hỏi ở trang 138 sgk - Gv nhận xét, nêu đáp án
6. Hướng dẫn – Dặn do
- Học bài, làm bài tập ở trang 138 sgk
V. RÚT KINH NGHIỆM
……… ……… ………
Ngày … tháng 03 năm 2014
Tổ trưởng
PHẠM THI DIỆU TRÂM
Ngày … tháng 03 năm 2014
Hiệu trưởng
TRẦN ĐĂNG LỰC
Tuần 32
Ngày soạn: 03/04/2014 Ngày dạy: 11/04/2014
Tiết 61: ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚCI. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Khái niệm về độ tan theo khối lượng hoặc thể tích.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chất khí: nhiệt độ, áp suất.
2. Kỹ năng
- Tra bảng tính tan để xác định được chất tan, chất không tan, chất ít tan trong nước.
- Thực hiện thí nghiệm đơn giản thử tính tan của một vài chất rắn, lỏng, khí cụ thể.
- Tính được độ tan của một vài chất rắn ở những nhiệt độ xác định dựa theo các số liệu thực nghiệm.
3. Thái đô
- Yêu thích môn học, nghiêm túc, tự giác trong học tập
- Cẩn thận khi làm thí nghiệm
II. TRỌNG TÂM
Độ tan của một chất trong nước.
III. CHUẨN BI
- Dụng cụ:
+ Ống nghiệm + Cốc thủy tinh + Đũa thủy tinh + Đèn cồn
+ Kẹp gỗ + Giấy lọc + Phễu
- Hóa chất: CaCO3, NaCl, H2O
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC1. Ổn định 1. Ổn định
a. Câu hỏi
Nêu các khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa
b. Đáp án (mỗi ý 2 điểm)
o Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
o Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.
o Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
o Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
o Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
3. Dẫn vào bài mới
Ở một nhiệt độ xác định, các chất khác nhau có thể bị hòa tan nhiều hay ít khác nhau. Đối với một chất, ở những nhiệt độ khác nhau cũng bị hòa tan nhiều hay ít. Để có thể xác định được lượng chất tan này, chúng ta cùng tìm hiểu độ tan của một chất trong nước.
4. Các hoạt đông
Hoạt đông của GV và HS Nôi dung (Báo cáo)
HĐ1: Tìm hiểu chất tan và chất không tan
- Gv làm thí nghiệm: Cho vài mẩu CaCO3 vào cốc nước và lắc mạnh. Lọc lấy nước lọc → cô cạn
- Hs quan sát, rút ra kết luận: CaCO3 không tan trong nước
- Gv làm thí nghiệm: Cho một NaCl vào cốc nước và lắc mạnh. Lọc lấy nước lọc → cô cạn
- Hs quan sát, rút ra kết luận: NaCl tan được trong nước - Gv: có chất tan được và chất không tan được trong nước, chất tan nhiều, chất tan ít
- Hs thu nhận thông tin trong sgk
- Gv giới thiệu và hướng dẫn Hs sử dụng bảng tính tan (sgk trang 156)
HĐ2: Tìm hiểu khái niệm đô tan
- Hs thu nhận thông tin trong sgk - Gv nhấn mạnh thêm:
+ Độ tan ở một nhiệt độ xác định
+ Độ tan: số gam chất đó tan trong 100g nước (đối với chất rắn) hoặc số ml chất đó tan trong 100ml nước (đối với chất khí) để tạo thành dung dịch bão hòa
HĐ3: Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến đô tan
- Gv yyêu cầu Hs nghiên cứu độ thị H6.5, trả lời câu hỏi: khi tăng nhiệt độ, độ tan của chất rắn tăng hay giảm?
- Hs trả lời: hầu hết tăng
- Gv cho Hs nhận xét sau đó Gv nêu kết luận
- Gv yêu cầu Hs nghiên cứu H6.6, trả lời các câu hỏi: + Khi tăng nhiệt độ, độ tan của chất khí tăng hay giảm?
+ Độ tan của chất khí tăng khi nào?