Dự báo về nguồn cung nhân lực của tỉnh đến năm 2020

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp bắc vinh - nghệ an (Trang 101 - 103)

3.1.4.1 Dự báo về số lượng nguồn nhân lực

Cùng với mô hình dân số của cả nước, dân số tỉnh Nghệ An cũng đang ở trong giai đoạn dân số vàng trong đó nhóm dân số trong tuổi lao động có tỷ trọng khá cao. Hiện tượng xuất cư mạnh diễn ra trong thời gian qua (tỷ suất di cư thuần đạt mức - 42,1%o trong thời gian 5 năm qua), lại chủ yếu là nhóm người trong độ tuổi lao động nên nhóm này hụt một số lượng người khá lớn (Chi tiết tại bảng 3.1)

Bảng 3.1. Dự báo dân số và lao động của tỉnh Nghệ An đến năm 2020 Đơn vị: Người Tăng trưởng bình quân/năm (%) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 2010- 2015 2016- 2020 1. Tổng dân số 2,929,107 3,046,023 3,180,227 0.80% 0.88% Thành thị 383,641 470,915 562,264 4.55% 3.88% Nông thôn 2,545,466 2,575,108 2,617,963 0.23% 0.33% Tỷ lệ đô thị hóa 13.10% 15.46% 17.68%

2. Dân số trong độ tuổi LĐ 1,974,218 2,159,630 2,292,944 1.88% 1.23%

Tỷ trọng so với tổng dân số (%) 67.40% 70.90% 72.10%

3. Dân số dưới độ tuổi LĐ 638,838 517,827 467,493 -3.79% -1.94%

Tỷ trọng so với tổng dân số (%) 21.81% 17.00% 14.70%

4. Dân số ngoài độ tuổi LĐ 316,051 368,569 419,790 3.32% 2.78%

Tỷ trọng so với tổng dân số (%) 10.79% 12.10% 13.20%

Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2010 là 1.974.218 người, năm 2015 khoảng 2.159.630 người và dự báo đến năm 2020 tăng lên 2.292.944 người. Giai đoạn 2010-2015 tăng 185.412 người, tốc độ tăng bình quân năm 1,81%, và giai đoạn 2016-2020 bình quân mỗi năm tăng 133.314 người, tốc độ bình tăng bình quân giảm xuống còn 1,21%.

Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng so với tổng dân số năm 2010 là 67,4%. Năm 2015 là 70,9% và năm 2020 là 72,1% tỷ trọng so với tổng dân số. Với số lao động trong độ tuổi này sẽ cung cấp một lượng lao động phong phú cho các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động.

Tuy nhiên, tỷ trọng dân số trong tuổi lao động so với tổng dân số vẫn có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2011-2016 từ mức 67,4% năm 2010 lên 70,9% năm 2015 và 72,1% năm 2020. Xu hướng biến đổi tỷ trọng lao động trong độ tuổi so với tổng dân số đã phản ánh đúng diễn biến của quá trình dân số vàng nói chung. Trong thời gian tới, tỉnh Nghệ An cần phải cân đối, đào tạo và sử dụng lực lượng lao động này để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Do điều kiện sống được cải thiện, khả năng tiếp cận hạ tầng xã hội như y tế, chăm sóc sức khỏe người già được tăng lên

nên tỷ trọng nhóm dân số ngoài tuổi lao động so với tổng dân số có xu hướng tăng nhanh từ mức 10,79% năm 2010 lên mức 12,1% năm 2015 và đạt mức 13,2% vào năm 2020.

3.1.4.2 Dự báo về chất lượng nguồn nhân lực

Dựa vào sự phát triển về chất lượng lao động trong thời gian qua cũng như kỹ thuật dự báo của Cục thống kê Nghệ An. Cuối năm 2011 Cục thống kê Nghệ An dự báo cụ thể về chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2020 như sau:

- Theo trình độ đào tạo nghề: Đến năm 2015 dự báo có trên 55% lao động trong nền kinh tế đã qua đào tạo (868,2 nghìn lao động) trong đó có 408 nghìn lao động được đào tạo nghề (47% tổng lao động được đào tạo) với cơ cấu trình độ: Đào tạo ngắn hạn chiếm gần 5%; sơ cấp nghề chiếm 2,8%; trung cấp nghề chiếm 8,2%; cao đẳng nghề chiếm 24,4% và công nhân kỹ thuật chiếm 59,4%. Đến năm 2020 dự báo có trên trên 477,2 nghìn lao động được đào tạo nghề (50% tổng lao động được đào tạo) với cơ cấu trình độ: Đào tạo ngắn hạn chiếm trên 4,3%; sơ cấp nghề chiếm 1,9%; trung cấp nghề chiếm 7,2%; cao đẳng nghề chiếm 31,4% và công nhân kỹ thuật chiếm 55,2%.

- Lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp: Đến năm 2015 có khoảng 40,8 nghìn người, chiếm 4,7% tổng lao động được đào tạo; đến năm 2020 có khoảng 43,32 nghìn người, chiếm 4,54% tổng lao động được đào tạo.

- Lao động có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và trình độ cao hơn: Đến năm 2015 có khoảng 224.000 người, chiếm 25,6% tổng số lao động được đào tạo; đến năm 2020 có 250 nghìn người, chiếm 26,2% tổng số lao động được đào tạo.

Mỗi năm tạo việc làm cho khoảng 35-40 ngàn lao động. Nâng số ngày làm việc bình quân của một lao động ở nông thôn. Giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 2,1% tổng lực lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống dưới 3%.

(Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An)

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp bắc vinh - nghệ an (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)