Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp bắc vinh - nghệ an (Trang 40 - 45)

Là dân tộc có truyền thống hiếu học, khả năng học tập của học sinh Việt Nam không hề thua kém học sinh các nước khác trên thế giới; song nhìn chung, do phương tiện đào tạo còn nghèo nàn, trường lớp và cơ sở vật chất lạc hậu, ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo còn thấp, đội ngũ giáo viên còn có tỷ lệ chưa chuẩn đạt cao, chương trình và phương pháp dạy - học chưa được cải tiến, đời sống người giáo viên còn nhiều khó khăn v.v, đó là những nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục và đào tạo của nước ta chưa ngang bằng với các nước tiên tiến.

Phải khẳng định rằng, so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới thì Việt Nam là nước sớm có sự quan tâm tới đào tạo nguồn nhân lực; trong chiến lược phát triển của mình, Việt Nam luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Với thành tựu và sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật Việt Nam đã xác định cần phải coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, chọn lọc những tinh hoa của nhân loại, thực hiện đi tắt đón đầu trong phát triển khoa học và công nghệ; đã tăng dần tỷ trọng nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài không những chỉ là mục tiêu mà đã và đang được đẩy mạnh với quy mô ngày càng lớn ở khắp các địa phương trong cả nước, đáp ứng ngày càng cao về nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp và phát triển nền kinh tế Việt Nam.

Việt Nam có những điểm tương đồng về quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa so với một số nước trên thế giới như sau:

Thứ nhất, Việt Nam và các nước trong khu vực đều có điểm xuất phát tương đối

thấp trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Về cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số và lao động hiện nay của Việt Nam đang ở vào trình độ của các nước NIEs Đông Á vào đầu 1960 và của các nước ASEAN cuối những năm 1970 đầu những năm 1980 tức là cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và phần đông lực lượng lao động vẫn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong cơ cấu xuất khẩu hiện nay ở Việt Nam, thành phần chủ yếu vẫn là các loại sản phẩm sơ chế tương tự như Hàn Quốc và Đài Loan vào đầu những năm 1960. Về trình độ kỹ thuật – công nghệ, ngoại trừ một số ngành lĩnh vực riêng lẻ được trang bị công nghệ hiện đại trong những năm gần đây, trình độ kỹ thuật – công nghệ của Việt Nam nhìn chung còn rất thấp, về cơ bản vẫn phải dựa chủ yếu vào các ngành sử dụng nhiều lao động có giá trị gia tăng thấp giống như các nền kinh tế khu vực trong thời kỳ đầu phát triển.

Thứ hai, Việt Nam và các nước trong khu vực đều chịu áp lực cao đối với việc

phát triển nguồn nhân lực.

Trong khu vực, đặc biệt là đối với Nhật Bản và NIEs Đông Á, áp lực cao đối với việc phát triển nguồn nhân lực xuất phát từ chỗ con người là nguồn lực dồi dào nhất mà các nền kinh tế này có được. Đối với Việt Nam hiện nay, áp lực đối với việc phát triển nguồn nhân lực một mặt xuất phát từ vấn đề lao động – việc làm; mặt khác, từ yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Mặt khác, có thể nhận xét tổng quát rằng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được đầy đủ và có hiệu quả những yêu cầu phát triển nội tại, càng không thể đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế hội nhập quốc tế. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đổi mới phương thức sử dụng lao động để tận dụng có hiệu quả lợi thế lao động, tạo đà tăng trưởng kinh tế, tăng cường sức cạnh tranh quốc tế của các sản phẩm và của các doanh nghiệp đang được đặt ra như một điểm nút – một khâu đột phá có ý nghĩa chiến lược ở Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, Việt Nam và các nước trong khu vực đều có những thuận lợi cơ bản

Thuận lợi thứ nhấtlà, khu vực Đông Á đều chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Nho giáo, với truyền thống coi trọng giáo dục, coi trọng nền tảng gia đình vững chắc, coi con người là vốn quý nhất v.v; sự thống nhất trong nhận thức của tất cả các giới liên quan trong xã hội về vai trò quyết định của yếu tố con người đã tạo ra một sự ưu tiên cao nhất cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Thuận lợi thứ hai là, con người Việt Nam cũng như ở các nước Đông Á khác đều

có những quan điểm và đức tính rất cần thiết cho quá trình giáo dục và đào tạo như sự tôn vinh và coi trọng việc học tập, sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi, cầu tiến v.v; những quan điểm và đức tính này, một mặt là sự kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc, mặt khác là xuất phát từ hoàn cảnh thực tế đầy khó khăn khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển, khiến cho con người Đông Á luôn khắc ghi một điều là phải vươn lên, phải làm việc cật lực mới có cơ hội phát triển.

Thuận lợi thứ ba là, các nước trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa và Việt

nam hiện nay đều có cơ cấu dân số tương đối trẻ. Điều này tạo thuận lợi cho quá trình học tập và đào tạo, tiếp thu kiến thức một cách năng động sáng tạo, sớm đưa đất nước hòa nhập vào quỹ đạo phát triển của nền kinh tế hiện đại.

Bên cạnh đó, sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam cũng có những điểm khác biệt so với các nước Đông Á trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa, bao gồm: Thứ nhất, áp lực và thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay là cao hơn; thứ hai, Việt Nam hiện nay có nhiều thuận lợi hơn trong việc phát triển nguồn nhân lực; thứ ba, việc đáp ứng nguồn nhân lực cho quá trình phát triển ở Việt Nam hiện nay cũng phức tạp hơn.

Áp lực và thách thức lớn hơn đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân: thứ nhất, Việt Nam có phần tụt hậu hơn so với một số nước trong khu vực; thứ hai, toàn thế giới đã sự nhận thức về phát triển nguồn nhân lực đã cao hơn trước; thứ ba, do nền công nghệ và tri thức trên thế giới hiện nay đã cao hơn nhiều so với cách đây hơn ba thập kỷ.

Sự tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực là một áp lực rất lớn đối với Việt Nam; do vậy, Việt Nam cần phải có một chiến lược phát triển tăng tốc trong thế kỷ XXI. Hiện nay, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đang tập trung ưu tiên cho chiến lược này nên đã gây ra những khó khăn rất lớn trong cạnh tranh để phát triển và sử dụng nguồn nhân lực. Như vậy, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam

hiện nay không chỉ do các yếu tố chủ quan bên trong như đói nghèo, kém phát triển ... mà còn do áp lực từ bên ngoài của trào lưu phát triển nguồn nhân lực nói chung trên thế giới.

Nhưng thuận lợi lớn hơn trong việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay so với các nước trong khu vực trước đây ở chỗ: thứ nhất, xu thế phát triển của toàn cầu và của nền kinh tế tri thức đã tạo cơ hội lớn hơn trong việc sử dụng tri thức vào mục đích phát triển của quốc gia; thứ hai, hiệu ứng lan tỏa kiến thức hiện nay là rất lớn so với trước đây (do sự bùng nổ thông tin, sự ra đời và ứng dụng các công nghệ truyền tải thông tin hiệu quả hơn, cũng như xu hướng mở cửa và giao lưu kiến thức giữa các nước ngày càng tăng). Điều này cho phép Việt Nam thuận lợi trong việc tiếp thu các công nghệ và kinh nghiệm giáo dục từ các nước khác; thứ ba, mặt bằng công nghệ và tri thức cao hơn nên nó vừa là thách thức song cũng là cơ hội đối với Việt Nam hiện nay.

Kết luận Chương 1

Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm chiến lược lâu dài nhưng cũng cần có kế hoạch cụ thể trước mắt nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước mình mà tất cả các quốc gia trên thế giới hiện đang rất quan tâm đầu tư.

Trong xu thế Hội nhập kinh tế quốc tế, việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực cũng mang tính toàn cầu, có thể lao động của nước này, khu vực này đến làm việc ở nước khác, khu vực khác; sự hình thành cơ chế này là do sự phát triển mãnh liệt của các công ty đa quốc gia, của sự hợp tác quốc tế, sự gia tăng dân số và thế mạnh về khả năng đào tạo của mỗi quốc gia, nhưng điều chủ yếu vẫn là do cung - cầu về lao động nói chung và nguồn nhân lực có chất lượng cao nói riêng mà mỗi quốc gia có nhu cầu; ngoài ra, còn phụ thuộc vào sự “khát” lao động hoặc chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc mà có thể dẫn đến “chảy máu chất xám”, thừa hay thiếu lao động trong nội tại mỗi quốc gia, khu vực hay thế giới. Đối với những quốc gia phát triển thì tình trạng thiếu lao động lại càng nhiều hơn, kể cả chuyên gia và lao động phổ thông; những nước đang phát triển thì có thể xuất khẩu lao động phổ thông và nhập khẩu lao động có kỹ thuật cao, chuyên gia đầu ngành v.v nhằm phục vụ quá trình phát triển kinh tế cho quốc gia nhập khẩu “chất xám”.

Do mặt bằng tri thức và công nghệ ngày càng cao thì chất lượng nguồn nhân lực cũng phải cao hơn so với trước đây để vận hành máy móc, công nghệ tiên tiến; bảo đảm cho hàng hoá tinh xảo hơn, chất lượng tốt hơn và giá cả cũng rẻ hơn. Đây là, sự đòi hỏi khách quan mà mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp cần chú trọng để bảo đảm sự ổn định và phát triển không ngừng trong cơ chế thị trường; cho nên, giáo dục và đào tạo cần được quan tâm và đầu tư hơn nữa để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng sự đòi hỏi khách quan trong Hội nhập kinh tế Quốc tế.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp bắc vinh - nghệ an (Trang 40 - 45)