Thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh Nghệ An trong thời gian qua

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp bắc vinh - nghệ an (Trang 57 - 65)

2.3.1.1. Quy mô dân số và lực lượng lao động của tỉnh Nghệ An

Dân số Nghệ An năm 2013 là 2.951.784 người, dự báo đến năm 2015 có khoảng 3.046.023 người và đến năm 2020 khoảng 3.180.227 người; giai đoạn 2010-2015 tăng bình quân mỗi năm khoảng 116.916 người, tốc độ tăng bình quân năm 0,79% và giai đoạn 2016 – 2020 bình quân mỗi năm tăng 134.204 người, tốc độ tăng bình quân 0,87% cho thấy lực lượng lao động rất dồi dào và thuận lợi cho việc xây dựng chiến lược đào tạo và cung cấp ổn định nguồn nhân lực cho các thành phần kinh tế trong tỉnh.

Bảng 2.2: Quy mô dân số và lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000-2013 và dự báo đến năm 2015

Đơn vị: Người

TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Dự báo Năm 2015 1 Dân số trung bình 2,901,977 2,895,562 2,929,107 3,046,023 2 Cơ cấu theo giới tính

Nam 1,429,000 1,421,787 1,455,087 1,507,923 Nữ 1,472,977 1,473,775 1,474,020 1,538,100 3 Cơ cấu theo vùng

Thành thị 300,000 334,111 383,641 470,915 Nông thôn 2,601,977 2,561,451 2,545,466 2,575,108 4 Dân số trong độ tuổi lao động 1,364,000 1,689,000 1,974,218 2,159,630 Tỷ lệ so với tổng dân số (%) 47.0% 58.3% 67.4% 70.90% 5 Lực lượng lao động 1,241,128 1,507,159 1,652,044 1,722,045 Trong đó: 5.1 Theo giới tính Nam 625,156 760,663 840,395 891,375 Nữ 615,972 746,496 811,649 830,670 5.2 Theo khu vực Thành thị 203,793 255,011 287,786 330,954 Nông thôn 1,037,335 1,252,148 1,364,258 1,391,091 Nguồn: Cục Thống Kê Nghệ An

Dân số tuy tăng chậm, nhưng nguồn cung lực lượng lao động của tỉnh khá dồi dào. Theo quy luật phát triển tự nhiên của dân số, do mức sinh cao trong những năm đầu của thập niên 90 nên trong giai đoạn 2006-2010 hàng năm có trên 1,7% dân số bước vào độ tuổi lao động. Nếu trừ số mất đi, nguồn nhân lực tăng tự nhiên hàng năm trên 23 ngàn người. Tuy nhiên, do dân số trong tuổi lao động đi nhiều hơn đến, nên nguồn nhân lực tăng hàng năm khoảng 14 ngàn người.

Tính đến cuối năm 2013 toàn tỉnh Nghệ An có 1.735.649 người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm 58,8% tổng dân số; trong đó: 1.700.936 người có việc làm và 34.713 người thất nghiệp. Số lao động có việc làm chiếm 98,0% lực lượng lao động, trong khi số lao động thất nghiệp (không có việc làm) chỉ chiếm 2,0% lực lượng lao động. Trong tổng số lực lượng lao động của cả tỉnh, nữ giới chiếm tỷ trọng thấp hơn nam giới (48,2% nữ giới so với 51,8% nam giới. Dân số nông thôn chiếm trên 4/5 tổng lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh (19,2% ở thành thị so 81,8% ở nông thôn).

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số: 5579/QĐ.UBND tỉnh ngày 19 tháng 12 năm 2011 “Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Nghệ An giai đoạn 2011-2020”. Việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Nghệ An giai đoạn 2011-2020 của tỉnh Nghệ An với mục tiêu phát triển nhân lực đảm bảo đủ về số lượng, có cơ cấu phù hợp, có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất, nhân cách, năng lực nghề nghiệp, năng động, sáng tạo phục vụ yêu cầu phát triển Nghệ An; Cung cấp một phần cho vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung, đồng thời tạo khả năng thích nghi và hội nhập vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Bên cạch đó là việc cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh tại các khu công nghiệp trong tỉnh, trong đó có Khu công nghiệp Bắc Vinh.

2.3.1.2. Sự phát triển về chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Nghệ An

a. Trình độ đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2000 – 2013

Trong giai đoạn từ 2000- 2013, ngành giáo dục- đào tạo Nghệ An đã có những bước phát triển rất đáng ghi nhận cả về quy mô và chất lượng. Cơ sở trường lớp được đầu tư, xây dựng nên số lượng trường học ở các cấp học tăng lên đáng kể. Hệ thống trường lớp được mở rộng đến các thôn, bản vùng cao, vùng xa tạo điều kiện cho con em trong độ tuổi được đến lớp. Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh được tăng lên không ngừng qua các năm. Nguồn nhân lực của tỉnh được đào tạo qua các cấp không ngừng được nâng cao.

Bảng 2.3: Trình độ đào tạo của lao động tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2013 Đơn vị: Người Bậc học/ Năm 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tốc độ tăng bình quân/năm 1. Đại học 4,354 5,894 8,579 9,923 10,931 11,096 11,993 13,072 14,118 15,276 104.2% 2. Cao đẳng 871 2,482 4,290 5,697 8,073 9,052 10,530 11,583 12,973 14,659 129.6% 3. SV học nghề 29,598 33,148 34,623 36,167 41,895 60,152 63,473 78,072 93,686 114,297 105.1% 4. Tổng SV đào tạo 34,823 41,524 47,492 51,787 60,899 80,300 85,996 102,727 120,777 144,232 105.6%

Chất lượng giáo dục mũi nhọn và toàn diện của tỉnh ngày càng được nâng lên; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp, đỗ cao đẳng, đại học, số học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh giỏi quốc gia năm sau cao hơn năm trước.

Nhờ thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển ngành giáo dục nên giai đoạn 2000- 2013 tỉnh Nghệ An có số sinh viên/1 vạn dân tăng nhanh, nếu như năm 2000 toàn tỉnh mới chỉ có 120 sinh viên/1 vạn dân (bao gồm sinh viên đại học, cao đẳng, hệ dạy nghề) thì năm 2013 con số này tăng lên gấp 4,1 lần so với năm 2000 đạt bình quân 489 sinh viên/1 vạn dân. Số sinh viên đại học trên 1 vạn dân của tỉnh Nghệ An ngày càng tăng, năm 2000 mới chỉ có 15 sinh viên/1 vạn dân thì con số này năm 2013 đã tăng lên 3,47 lần đạt 52 sinh viên/1 vạn dân.

Hiện nay, đa số người học thích chọn những ngành kinh tế, ngành có cơ hội trúng tuyển cao hoặc dễ học để đăng ký tuyển sinh hoặc đăng ký nhập học. Ngoài những trường đào tạo theo chuyên ngành thì các trường đào tạo đa ngành cũng tập trung phát triển các mã ngành có nhiều người học, đầu tư cơ sở vất chất ít. Vì thế, các ngành như quản trị kinh doanh, kế toán, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, đang dư thừa lao động.

Trong khi đó, một số nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ cao như vật liệu mới, tự động hóa, công nghệ sinh học có nhu cầu cao thì lại ít người học. Một số ngành do chưa có cơ sở đào tạo như luật- hành chính, y tế, văn hóa- nghệ thuật, xã hội- nhân văn… thì vẫn đang trông chờ vào nguồn cung lao động từ các tỉnh khác như Hà Nội, Huế.

Để cung cấp nhân lực cho các doanh nghiệp trong và ngoài Tỉnh thì các cơ sở đào tạo là một yếu tố quan trọng.Trên địa bàn tỉnh có một số loại hình cơ sở đào tạo bao gồm các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, cao đẳng và đại học cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập và nâng cao tay nghề cho một phần lực lượng lao động của tỉnh. Các cơ sở đào tạo trên địa bàn có xu hướng đào tạo đa cấp, đa ngành. Ngoài các cơ sở đào tạo và dạy nghề hiện có, tỉnh còn mở các lớp liên kết với một số trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong khu vực đào tạo lao động ở các ngành góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trên tổng số lao động của tỉnh.

- Cao đẳng, đại học: Tỉnh hiện có 5 trường đại học (Đại học Vinh, Đại học Vạn

Xuân, Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh, Đại học Y khoa Vinh, Đại học công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh); có 5 trường cao đẳng trung ương và địa phương. Quy mô của các trường đại học khoảng 52.417 sinh viên, các trường cao đẳng khoảng 35.000 sinh viên. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng phân bố tập trung tại thành phố Vinh và đều có hệ thống đào tạo đa ngành, 100% các trường cao đẳng tham gia đào tạo hệ

trung cấp, một số tham gia đào tạo nghề. Trường đại học đào tạo cả hệ cao đẳng và trung cấp. So với cả nước, hệ thống cơ sở đào tạo của Nghệ An chiếm một tỷ trọng không cao, chưa tương xứng với mục tiêu phát triển của tỉnh là trở thành một trong những trung tâm giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có liên kết đào tạo với các trường đại học lớn chẳng hạn như Đại học kinh tế quốc dân, Đại học quốc gia đào tạo sau đại học và đào tạo hệ tại chức…

Đào tạo sau đại học mới chỉ có các lớp do các trường đại học lớn trong nước mở dạy tại Nghệ An còn 5 trường đại học ở Nghệ An hiện mới chỉ có trường Đại học Vinh đào tạo sau đại học chủ yếu là lĩnh vực sư phạm, kinh tế, nông nghiệp, các trường đại học khác chưa thực hiện đào tạo này.

- Trung cấp chuyên nghiệp: Đến năm học 2010- 2013, toàn tỉnh có 7 trường

TCCN. Quy mô hằng năm có 17.000 học sinh. Hệ TCCN vừa học, vừa làm mỗi năm có bình quân 3.000 học sinh. Chủ yếu tập trung đào tạo các ngành kế toán, công nghệ thông tin...

- Giáo dục phổ thông: Quy mô học sinh theo học các cấp học phổ thông có xu

hướng giảm (do giảm tỷ lệ sinh), song quy mô học sinh cấp trung học phổ thông theo học công lập liên tục tăng và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đã được nâng lên đáng kể.

Số người được cử đi học cử tuyển tại các trường đại học, cao đẳng trong thời gian qua liên tục tăng, năm học 2010-2013 có 486 người được cử đi học các trường đại học, cao đẳng trong đó đại học là: 335 người và cao đẳng 105 người, trung cấp chuyên nghiệp là 46 người. Đào tạo các cấp trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên tăng nhanh trong thời kỳ 2006-2013, tăng hơn 2,33 lần. Số sinh viên đại học tăng gần 1,78 lần. Số sinh viên cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tăng gần 3,47 lần.

Các trường ĐH-CĐ trên địa bàn tỉnh đã góp phần đào tạo nhân lực khá dồi dào cho tỉnh và khu vực miền Trung. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo còn chưa ổn định ở từng trường và chưa đồng đều giữa các trường, một số ngành, một số trường có chất lượng đào tạo tốt, có uy tín đối với nhà tuyển dụng nhưng cũng còn nhiều trường, ngành đào tạo sinh viên chưa đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Các kỹ năng làm việc của sinh viên còn hạn chế, đa phần cần được đào tạo bổ sung sau khi tuyển dụng, số sinh viên có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tin học phục vụ công việc chuyên môn có tiến triển nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.

Về đào tạo sau đại học, các trường đã góp phần đáp ứng nhu cầu của tỉnh và khu vực miền Trung. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo sau đại học còn thấp do những nguyên nhân như: người học phần lớn đang công tác tại các đơn vị nên không đầu tư nhiều thời gian, công sức cho việc học; động cơ và mục đích đào tạo của một số người học chưa được xác định rõ hoặc không theo hướng tích cực; hình thức đào tạo không tập trung, quy chế quản lý chưa chặt chẽ, cán bộ giảng dạy còn thiếu, ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch giảng dạy; CSVC phục vụ riêng cho đào tạo sau đại học chưa có mà chủ yếu khai thác CSVC của đào tạo đại học; chưa gắn kết giữa các bậc đào tạo với nhau và với hoạt động nghiên cứu khoa học; các đề tài còn nhiều trùng lắp và chất lượng chưa cao; hợp tác quốc tế còn hạn chế.

Công tác đào tạo nghề ở Nghệ An góp phần tích cực phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo nghề, cả quy mô và chất lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu lao động của thị trường, nhất là những nghề phục vụ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, những ngành đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao. Cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa thực sự phù hợp với yêu cầu thị trường lao động. Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề phát triển thiếu cân đối; công tác xã hội hoá đào tạo nghề còn nhiều hạn chế.

-Hệ dạy nghề: Từ năm 2006 đến năm 2010 đã đào tạo cho: 238.050 người bao gồm:

Cao đẳng nghề: 8.410 người trong đó nữ: 1.518 (chiếm 18%); Trung cấp nghề: 40.945 người trong đó nữ: 8.741 (chiếm 21,3%);

Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên: 118.695 người trong đó nữ: 69.419 (chiếm 36,8%);

Bảng 2.4. Bảng thống kê HSSV tốt nghiệp trường nghề từ năm 2008-2013

Đơn vị: Người Bậc đào tạo 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1. Cao đẳng nghề 2,200 2,310 3,500 3,955 4,548 5,258 Tỷ lệ % 5.0% 3.9% 5.3% 5.5% 5.6% 5.8% 2. Trung cấp nghề 7,600 8,730 9,000 9,720 10,109 10,614 Tỷ lệ % 17.4% 14.6% 13.6% 13.4% 12.5% 11.7% 3. Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 34,000 48,960 53,500 58,850 65,912 74,612 Tỷ lệ % 77.6% 81.6% 81.1% 81.1% 81.8% 82.5% Tổng số 43,800 60,000 66,000 72,525 80,569 90,484

Hoạt động dạy nghề cho người lao động đã thu hút sự tham gia tích cực của các Hội và Đoàn thể trong tỉnh như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân… qua đó góp phần đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Trong thời gian 5 năm qua, công tác tổ chức và quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động khu vực nông thôn từng bước được kiện toàn và phát triển với kết quả đã đào tạo nghề cho khoảng 32.127 người. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đào tạo bậc dạy nghề dưới 3 tháng và sơ cấp nghề còn chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu đào tạo nghề của tỉnh. Năm 2013, tỷ lệ đào tạo từ trung cấp nghề trở lên chỉ chiếm khoảng 17,5%, còn lại là trình độ sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng (82,5%). Nhìn chung, lao động được đào tạo tuy đạt các chỉ tiêu đề ra nhưng cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp, các nhà sử dụng lao động. Hoạt động đào tạo của phần lớn các trường, cơ sở dạy nghề chưa thật sự gắn kết với doanh nghiệp nên một số cơ sở tuyển dụng phải đào tạo bổ sung hoặc đào tạo lại.

b. Trình độ chuyên môn – kỹ thuật của lực lượng lao động

Thực hiện Nghị quyết 01/NQ-TU của Tỉnh uỷ và Quyết định 426/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An về đào tạo nghề, Nghệ An đã phát triển nhiều cơ sở dạy nghề trong và ngoài công lập. Các cơ sở dạy nghề đã triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề dưới nhiều hình thức: đào tạo chính quy tập trung, đào tạo tại chức cho đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở, đào tạo theo địa chỉ … dạy nghề gắn với giải quyết việc làm; dạy nghề theo hình thức kèm cặp trực tiếp tại nhà hoặc tại xưởng; dạy nghề theo hình thức vừa học vừa làm tại các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dạy nghề lưu động tại các làng, xã, thôn, bản cho lao động nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

Trình độ chuyên môn- kỹ thuật của nhân lực tỉnh tăng nhanh trong giai đoạn 2001- 2013, theo đó tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng lực lượng lao động tăng nhanh (từ 17,03% năm 2000, lên 42% năm 2013) đạt mức bằng trung bình của cả nước. Trong đó lao động được đào tạo nghề từ sơ cấp nghề đến cao đẳng nghề tăng chậm vì trên địa bàn tỉnh, đa số các đơn vị kinh doanh sử dụng lao động chủ yếu vẫn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nên chưa thu hút phát triển ngạch đào tạo này. Ngạch đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học những năm gần đây đều có

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp bắc vinh - nghệ an (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)