Thực trạng về nhân lực tại KCN BắcVinh giai đoạn 2008-2013

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp bắc vinh - nghệ an (Trang 67 - 75)

2.3.3.1 Hiện trạng việc sử dụng nhân lực trong khu công nghiệp

a. Về hiện trạng sử dụng nhân lực

Theo báo cáo của Ban quản lý Khu Kinh tế Đông Nam nói chung và Khu công nghiệp Bắc Vinh nói riêng thì đến cuối năm 2013, Khu Công nghiệp Bắc Vinh đã lấp đầy 85% diện tích đất thu hồi, với diện tích thuê đất đạt 51 ha; Tổng vốn đầu tư đã thực hiện đạt 53.9 tỷ đồng, thu hút 5.567 lao động địa phương. Khu công nghiệp Bắc Vinh hiện có 21 công ty đăng ký đầu tư; bao gồm: 20 công ty trong nước và 01 công ty nước ngoài (của Trung Quốc) đầu tư; Các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sau:

- Điện - điện tử - sắt thép: có 03 doanh nghiệp - Vật liệu xây dựng: có 01 doanh nghiệp - May mặc: có 02 doanh nghiệp

- Kim loại màu phục vụ trong ngành công nghiệp: có 01 doanh nghiệp - Thiết bị ngành điện: có 04 doanh nghiệp

- Kinh doanh kho bãi: có 01 doanh nghiệp

- Sản xuất đồ nhựa và nghệ thuật vườn: có 01 doanh nghiệp - Sản xuất đồ chơi trẻ em các loại: có 02 doanh nghiệp - Xuất - nhập khẩu: có 01 doanh nghiệp

- Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi: có 01 doanh nghiệp - Nhà máy sản xuất kem: có 01 doanh nghiệp

- Nhà máy sản xuất, lắp ráp xe máy TM: có 01 doanh nghiệp - Nhà máy sản xuất thuốc lá và bao bì: có 01 doanh nghiệp - Nhà máy Ô tô: có 01 doanh nghiệp.

Sự phát triển về số lượng nhân lực trong khu công nghiệp Bắc Vinh qua các năm (từ năm 2008 – đến năm 2013) được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu 2.5 sau:

Bảng 2.5. Thống kê số lượng nguồn nhân lực KCN Bắc Vinh giai đoạn 2008-2013 Đơn vị: Người

Chỉ tiêu/Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số lao động 5112 5213 5323 5387 5481 5567

I. Cơ cấu theo giới tính

1. LĐ Nam 2,311 2,262 2,209 2,117 2,132 2,166

Tỷ lệ % 45.2 43.4 41.5 39.3 38.9 38.9

2. LĐ Nữ 2,801 2,951 3,114 3,270 3,349 3,401

Tỷ lệ % 54.8 56.6 58.5 60.7 61.1 61.1

II. Cơ cấu theo độ tuổi

1. Dưới 30 tuổi 2,622 2,716 2,811 2,866 2,954 3,001 Tỷ lệ % 51.3 52.1 52.8 53.2 53.9 53.9 2. Từ 30-40 tuổi 1,145 1,256 1,352 1,390 1,447 1,525 Tỷ lệ % 22.4 24.1 25.4 25.8 26.4 27.4 3. Trên 40 tuổi 1,344 1,241 1,160 1,131 1,080 1,041 Tỷ lệ % 26.3 23.8 21.8 21 19.7 18.7

Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý KCN Bắc Vinh

Nhìn vào bảng thống kế tình hình lao động của KCN Bắc Vinh từ năm 2008 đến năm 2013 có thể thấy, số lượng lao động của KCN có sự tăng lên qua các năm từ 5112 lao động năm 2008 tăng lên 5567 lao động vào năm 2013 với tỷ lệ tăng 108,9%. Tỷ lệ tăng số lượng lao động không cao đối với một khu công nghiệp. Tuy nhiên, nếu đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bị khủng hoảng nghiêm trọng thì tỷ lệ tăng số lượng lao động này là một điểm sáng đáng ghi nhận với khu công nghiệp Bắc Vinh trong thời gian qua.

Lao động làm việc trong khu công nghiệp chủ yếu là lao động nữ và không ngừng tăng lên qua các năm. Tỷ lệ lao động nữ chiếm từ 54,8% vào năm 2008 đến năm 2013 lao động nữ đã chiếm đến 61,1% trong tổng số lao động làm việc trong khu công nghiệp Bắc Vinh. Lý do này được lý giải là do các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Vinh chủ yếu sản xuất các sản phẩm như may mặc, bao bì, điện tử, đồ chơi trẻ em… các nhà máy này chủ yếu ưu tiên sử dụng lao động nữ.

Một điểm mạnh nữa của lao động trong khu công nghiệp Bắc Vinh là tỷ lệ lao động trẻ chiếm đa số. Hầu hết lao động đang làm việc tại đây nắm trong độ tuổi dưới

30 (chiếm từ 52% đến 54% trong tổng số lao động) và lao động dưới 40 tuổi chiếm từ 73,7% năm 2008 và 81,3% vào năm 2013. Đây sẽ là một động lực quan trong để khu công nghiệp Bắc Vinh phát triển trong thời gian vừa sắp tới. Vì lực lượng lao động trẻ rất năng động, có khả năng học hỏi nhanh và dễ tiếp thu cái mới.

Một đặc điểm rất quan trọng của nguồn lao động đến làm việc trong KCN Bắc Vinh chủ yếu là lao động đến từ các địa phương trong tỉnh (tỷ trọng đến 95% tổng số nhu cầu về lao động, trong đó lao động phổ thông chiếm đa số), số lao động còn lại đến từ các tỉnh lân cận như Hà Tĩnh, và Thanh Hóa, một số ít lao động đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Nam (đa phần là các chuyên gia và bộ phận quản lý cấp cao).

Số lượng lao động liên tục tăng, tập trung chủ yếu ở ngành công nghiệp - xây dựng, phản ánh nhu cầu lao động ngày càng cao. Trong khi đó lực lượng lao động trong ngành dịch vụ và du lịch có tăng nhưng chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Một thực tế cho thấy, đa phần các doanh nghiệp đến tham gia đầu tư tại KCN Bắc Vinh đều ưu tiên sử dụng người lao động địa phương vì bên cạnh lợi ích về mặc chi phí, người lao động Nghệ An vẫn được đánh giá rất cao ở khả năng học nghề và thực hành nghề.

Mặc dù nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp khá cao và tăng liên tục, tuy nhiên, việc tuyển dụng cũng rất khó khăn, nguyên nhân, là do công nhân phải làm việc mỗi ngày từ 10 đến 12 giờ trở lên, có khi tăng ca thời gian làm việc có thể lên tới 14 giờ/ngày, cường độ làm việc là vậy song thu nhập bình quân tại đây cũng chỉ ở mức 1,1 đến 1,3 triệu đồng/người/tháng (nếu làm đủ 30 ngày/tháng và thời gian làm việc ổn định bình quân là 11 giờ/ngày). Cho nên, nhiều công nhân sau khi làm việc ở đây một thời gian đã cảm thấy sức khoẻ không đảm bảo và với mức thu nhập thấp nên đã xin nghỉ hoặc chuyển sang doanh nghiệp khác có điều kiện làm việc tốt hơn và mức lương cao hơn.

Việc sử dụng nhân lực trong khu công nghiệp Bắc Vinh, đa số các doanh nghiệp chưa quản lý thành hệ thống và chưa mang tính chuyên nghiệp, nhiều công nhân đã làm việc lâu năm ở doanh nghiệp nhưng không có điều kiện đi học thêm hoặc không được chọn đi học để nâng cao trình độ cho nên đã có sự nhàm chán do không được thay đổi môi trường làm việc, không được trao đổi kinh nghiệm ... làm việc theo kinh nghiệm và theo lối mòn là chủ yếu; đó là nguyên nhân chính chất lượng sản phẩm không được nâng lên, không cải tiến được mẫu mã, không mở rộng được thị trường;

cho nên, quy mô sản xuất không được mở rộng, sản xuất cầm chừng và thu nhập của người lao động không tăng.

b. Về các chế độ chính sách cho người lao động

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trong Khu Kinh tế đã có sự quan tâm xây dựng đội ngũ công nhân, ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình quản trị nguồn nhân lực tiên tiến, làm tốt các khâu tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và duy trì nguồn nhân lực, chủ động tuyển chọn lao động và tổ chức đào tạo chuyên môn kỹ thuật ngay từ khi triển khai xây dựng nhà máy, thực hiện đúng các quy định về tiền lương, thời gian làm việc, an toàn vệ sinh lao động, chế độ BHYT, BHXH cho người lao động. Một số doanh nghiệp tổ chức đưa đón, tạo điều kiện về chỗ ở,… giúp công nhân ổn định đời sống, yên tâm làm việc lâu dài. Song bên cạnh đó, vẫn còn có một số ít doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp đã có thương hiệu chưa quan tâm đầy đủ đến đời sống người lao động, vi phạm những quy định của Nhà nước về tuyển dụng và hợp đồng lao động, gây bất bình trong công nhân và dư luận xã hội. Phần lớn các doanh nghiệp sử dụng số lượng có tay nghề thấp, chưa qua đào tạo (thuộc các ngành nghề dệt may, gia công, lắp ráp…) nên chỉ trả cho công nhân mức lương tối thiểu, chế độ nâng lương gần như không có. Do vậy, không khuyến khích được người lao động và thu nhập giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, giữa công nhân với bộ phận quản lý có sự chênh lệch quá lớn…

Các ngành sản xuất - kinh doanh mà các doanh nghiệp đầu tư vào KCN đều có những yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực, cần tuyển nhiều kỹ sư, đặc biệt là các ngành Điện tử, Kim loại, sản xuất phụ tùng Ô tô, xe máy; số lao động kỹ thuật này đều là những ngành mà bất kỳ các khu công nghiệp nào trong nước cũng đang rất cần; trong khi số kỹ sư này ra trường hàng năm về làm việc tai tỉnh nhà còn rất ít, việc tuyển kỹ sư và công nhân kỹ thuật bậc cao là một bài toán khó không những đối với thị trường lao động trong nước mà đối với cả thị trường lao động ở các nước phát triển. Để làm được điều đó thì các cấp chính quyền từ tỉnh đến Trung ương phải chủ động đầu ra những giải pháp phù hợp như: thành lập mới các cơ sở đào tạo, mở rộng các cơ sở đào tạo hiện có, tăng quy mô, mở rộng loại hình và ngành nghề đào tạo nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp của cả nước nói chung và khu công nghiệp của tỉnh Nghệ An nói riêng.

* Về lương, thưởng cho người lao động:

Đối với người lao động sau khi có việc làm ổn định thì thu nhập là yếu tố rất quan trọng, luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu, lương cơ bản bình quân của lao động phổ thông ngành điện tử khoảng 2,2 triệu đồng/tháng; đối với lao động của ngành may mặc, sản xuất đồ chơi thì các doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm với mức lương bình quân khoảng 2.1 triệu đồng/tháng, đối với lao động khối văn phòng mức lương trung bình từ 2,5 triệu-3,5 triệu đồng/tháng. Ngoài mức lương cơ bản, đa số các doanh nghiệp còn có chế độ khen thưởng cho người lao động định kỳ vào giữa năm và cuối năm tùy theo kết quả hoạt động kinh doanh và vào các dịp lễ, tết;

Một số doanh nghiệp còn thực hiện việc đài thọ cơm trưa cho công nhân như Công ty CP may Minh Anh - Kim Liên, mỗi tháng, công ty trích kinh phí trên 230 triệu đồng để tổ chức bữa ăn tập thể cho gần 900/1.000 công nhân, trung bình 9 triệu đồng/ngày. Công ty luôn khuyến khích công nhân ở lại ăn tại chỗ, trong trường hợp con nhỏ, bệnh tật, hoàn cảnh gia đình thì linh động cho về và vẫn đáp ứng chế độ tiền ăn hơn 300 ngàn đồng/tháng; Công ty TNHH Matrix - chuyên sản xuất gấu bông xuất khẩu, hiện có gần 3 ngàn lao động. Nhà ăn trong công ty hiện có 2 bếp ăn để người lao động có thể tự do lựa chọn phù hợp với từng hoàn cảnh kinh tế và sở thích cá nhân. Một bếp có giá 10 ngàn đồng/bữa và bếp 12 ngàn đồng/bữa. Công nhân được hỗ trợ tiền ăn trưa 12 ngàn đồng/người, tương đương trên 340 ngàn đồng/tháng. Theo phản ánh của công nhân thì lịch báo cơm tại công ty phải thực hiện từ đầu tháng, nhà bếp chủ động trong kế hoạch lên thực đơn. Nhờ đó, nhu cầu ăn trưa của nhiều công nhân cơ bản đã được giải quyết tại chỗ.

Một số công ty trong khu công nghiệp còn tổ chức xe đưa đón công nhân và một số chế độ phụ cấp khác. Mức thu nhập thấp so với tình hình giá cả ngày một tăng như hiện nay. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức lao động và nhiệt huyết làm việc cho người lao động.

Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết về dinh dưỡng và sức khỏe của người lao động cũng thấp. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống, trong đó có vấn đề về giáo dục, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Chính vì thế đã xảy ra tình trạng không còn hấp dẫn lao động ở các tỉnh và là một trong những nguyên nhân khiến những năm qua, các doanh nghiệp trong KCN gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển dụng.

* Vấn đề nhà ở cho người lao động:

Tại Khu công nghiệp Bắc Vinh, có 21 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh với 5.567 công nhân lao động, trong đó có khoảng 2.400 người khó khăn về nhà ở. Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp đều tập trung sản xuất, kinh doanh, không có kế hoạch xây dựng nhà ở cho công nhân. Từ kết quả điều tra, Ban Quản lý KCN Bắc Vinh xác định, việc xây dựng các khu nhà ở cho công nhân tại Khu công nghiệp là rất cần thiết.

Ngày 4/5/2012, Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam (quản lý trực tiếp KCN Bắc Vinh) đã lập tờ trình số 39/TTr-KKT về việc xin chủ trương thực hiện dự án thí điểm xây dựng nhà ở cho công nhân tại KCN Nam Cấm và KCN Bắc Vinh gửi UBND tỉnh. Ngày 14/6/2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2159/QĐ-UBND.ĐT về việc cho phép lập Dự án đầu tư xây dựng công trình: "Nhà ở cho công nhân thuê tại Khu công nghiệp Bắc Vinh" với nội dung và quy mô đầu tư là ''Xây dựng mới khu nhà ở gồm một đơn nguyên hoàn chỉnh, cao 5 tầng, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho khoảng 500 công nhân khu công nghiệp thuê... Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh và chủ đầu tư tự huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác; Ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo quy định hiện hành".

Hiện nay, công nhân, những người lao động KCN Bắc Vinh đều thuê nhà trọ trong dân với mức 500 - 600 nghìn đồng/tháng/người chưa kể tiền điện, tiền nước... Tìm đến các khu nhà trọ của công nhân KCN Bắc Vinh tại địa bàn xã Hưng Đông, TP Vinh, các căn phòng công nhân thuê ở có diện tích nhỏ hẹp, thấp, lại lợp ngói proximăng nên dù chưa phải mùa hè nhưng vô cùng nóng bức, công nhân hết sức khổ sở trong sinh hoạt. Vậy nhưng, có nhà để thuê trọ cũng đã là may mắn, nếu không chẳng biết ở vào đâu.

Các công ty có hàng nghìn công nhân như Công ty Matrix, Công ty CP May Minh Anh - Kim Liên... đều rất hy vọng Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam nói chung và KCN Bắc Vinh nói riêng sớm đầu tư xây dựng được nhà ở công nhân tại KCN để công nhân của họ giảm bớt vất vả, giảm nhẹ chi phí.

(Nguồn: http://citinews.net/kinh-doanh/mit-mu----nha-o-cong-nhan-N5YRFCY/ 14h ngày 22/5/2013)

* Văn hóa tinh thần của người lao động:

Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động diễn ra chủ yếu là ở địa bàn cư trú nhưng do thu nhập thấp, điều kiện và thời gian làm việc căng thẳng nên phần

đông công nhân lao động sau giờ làm việc họ ở nhà nghỉ ngơi, ít có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn hóa văn nghệ tham quan du lịch . . . nếu phải bỏ chi phí. Một số doanh nghiệp có quan tâm và tạo điều kiện cho công nhân đi tham quan nghỉ mát hoặc tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ trong ngày kỷ niệm thành lập doanh nghiệp nhưng còn khá nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh mà chưa nhận thấy sự cần thiết và trách nhiệm trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; từ đó chưa dành thời gian, chưa tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Hoạt động văn hóa văn nghệ, phong trào thể dục thể thao tuy được Công đoàn và Đoàn Thanh niên thường xuyên tổ chức nhưng những hoạt động đó chủ yếu diễn ra vào các dịp lễ, chưa trở thành các hoạt động thường xuyên bên cạnh đó khả năng tổ

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp bắc vinh - nghệ an (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)