Điều tra khảo sát thông tin của các doanh nghiệp và người lao động đánh giá về

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp bắc vinh - nghệ an (Trang 75 - 94)

2.3.4.1 Phương pháp tiến hành

Để có được những nhận định, đánh giá khách quan hơn, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của lãnh đạo cũng như người lao động của 21 doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Vinh. Phương pháp khảo sát được tiến hành như sau:

a) Bảng câu hỏi điều tra khảo sát lãnh đạo các doanh nghiệp:

Dựa vào việc kế thừa các đề tài trước, ý kiến của giáo viên hướng dẫn và khảo sát một số ý kiến của các chuyên gia (xem Phụ lục 1), tác giả đã tiến hành xây dựng bảng câu hỏi điều tra khảo sát chủ các doanh nghiệp bao gồm 3 phần (Chi tiết tại phụ lục 2):

- Phần 1: Khảo sát ý kiến của người sử dụng lao động về các tiêu chí: + Khả năng tuyển dụng lao động

+ Chất lượng lao động trong doanh nghiệp

+ Khả năng đáp ứng cho yêu cầu công việc của người lao động + Khó khăn, trở ngại khi thu hút lao động

+ Các văn bản pháp lý về chế độ cho người lao động

- Phần 2: Các ý kiến đề xuất của các doanh nghiệp với BQL KCN, Tỉnh và các cơ sở đào tạo lao động...

-Phần 3: Phần thông tin chung của các doanh nghiệp

Về thang đo nghiên cứu: Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ bao gồm: 1. Hoàn toàn không đồng ý

2. Không đồng ý

3. Phân vân (không có ý kiến) 4. Đồng ý

5. Hoàn toàn đồng ý

Sau khi xây dựng bảng câu hỏi, tác giả tiến hành khảo sát lãnh đạo của tất cả 21 doanh nghiệp trong KCN Bắc Vinh bằng hình thức phát bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp. Số phiếu phát ra khảo sát lãnh đạo các doanh nghiệp là 40 và thu về được 39 phiếu đạt tỷ lệ 97,5%.

b) Bảng câu hỏi điều tra khảo sát đối với người lao động

Với bảng câu hỏi lấy ý kiến của người lao động trong các doanh nghiệp, tác giả chia làm 4 phần (Chi tiết tại phụ lục 3):

- Phần 1: Khảo sát ý kiến của nhân viên về phát triển NNL của các doanh nghiệp + Đánh giá về quy trình, cách thức tuyển dụng lao động

+ Đánh giá về công tác bố trí sử dụng lao động + Đánh giá về công tác đào tạo cho người lao động + Đánh giá về khả năng thăng tiến, phát triển

+ Đánh giá về văn hóa doanh nghiệp

+ Đánh giá về nội quy, quy chế làm việc của doanh nghiệp

+ Đánh giá về các chế độ lương bổng và phúc lợi cho người lao động

- Phần 2: Đánh giá chung về mức độ hài lòng của người lao động về công việc, công ty

- Phần 3: Các ý kiến đề xuất cũng như nguyện vọng của người lao động. - Phần 4: Các thông tin cá nhân khác

- Về thang đo nghiên cứu: Thang đo nhiều chỉ báo, hay thang đo Likert là hình thức đo lường được sử dụng phổ biến hiện nay cho những bảng câu hỏi như trên. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá:

1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý

3. Phân vân (không có ý kiến) 4. Đồng ý

5. Hoàn toàn đồng ý

- Về kích thước mẫu điều tra: Có nhiều quan điểm khác nhau về kích thước mẫu. Nhiều nhà nghiên cứu đòi hỏi kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn (Raykov & Widaman, 1995). Tuy nhiên, kích thước mẫu bao nhiêu là đủ lớn thì chưa được xác định rõ ràng. Hơn nữa kích thước mẫu còn phụ thuộc vào phương pháp sử dụng. Tuy nhiên, có nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước lượng mẫu lớn thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair và cộng sự, 1983). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thức mẫu tối thiểu là 200 (Hoelter, 1983). Theo nhà nghiên cứu Paul Hague (2002) thì đối tượng nghiên cứu trên 100.000 thì độ lớn của mẫu là 384.

Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu đi trước (Cao Hào Thi, Phạm Xuân Lan) cho rằng, số lượng mẫu cần thiết cho nghiên cứu phải lớn gấp 5 lần số biến quan sát và áp dụng công thức:

Số lượng mẫu cần thiết = Số lượng biến quan sát (câu hỏi) x 5. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng câu hỏi này có 56 biến quan sát, vì thế tác giả lấy kích thước mẫu là: Số lượng mẫu = 58 biến x 5 = 290 mẫu

- Về cách chọn mẫu: Với gần 6.000 lao động đang làm việc tại 21 doanh nghiệp trong KCN Bắc Vinh, tác giả tiến hành lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện. Để đảm

bảo kích thước mẫu theo yêu cầu cũng như phù hợp với điều kiện kinh tế, tác giả tiến hành phát 400 bảng câu hỏi khảo sát. Sau khi phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp, tác giả thu về được 337 phiếu đạt yêu cầu đạt tỷ lệ 84,25%.

Sau khi thu thập dữ liệu khảo sát tác giả tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0.

2.3.4.2 Kết quả điều tra lãnh đạo doanh nghiệp về công tác phát triển NNL

a) Các thông tin về người trả lời và doanh nghiệp

Với lãnh đạo doanh nghiệp, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu theo 3 biến kiểm soát là: Chức vụ, quy mô của doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp.

-Về chức vụ của người lãnh đạo:

Bảng 2.7. Thống kê mẫu nghiên cứu theo chức vụ

Chức vụ Tần suất Tỷ lệ phần trăm (%)

Giám đốc 13 33,3

Phó giám đốc 18 46,2

Trưởng phòng/ban 8 20,5

Tổng cộng 39 100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả

Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ những người tham gia trả lời khá phù hợp với tình hình lao động trong KCN Bắc Vinh.

Có 13 giám đốc trực tiếp trả lời bảng khảo sát chiếm tỷ lệ 33,3% Phó giám đốc các doanh nghiệp có 18 người trả lời chiếm 40,2%

Nhóm những người là Trưởng phòng ban là 8 người chiếm tỷ lệ 20,5%.

-Về quy mô doanh nghiệp: Như đã phân tích ở trên, hầu hết các doanh nghiệp tại Tỉnh Nghệ An nói chung và KCN Bắc Vinh nói riêng có quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu, chỉ có ít doanh nghiệp có quy mô lớn. Trong 21 doanh nghiệp được khảo sát thì có 3 doanh nghiệp có quy mô lớn (chiếm tỷ lệ 14,2%), 9 doanh nghiệp có quy mô vừa chiếm tỷ lệ 42,9%, còn lại 9 doanh nghiệp có quy mô nhỏ (tương ứng 42,9%). Kết quả cụ thể tại bảng 2.8 sau:

Bảng 2.8. Khảo sát về quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp Tần suất Tỷ lệ phần trăm (%)

Lớn 3 14,2

Vừa 9 42,9

Nhỏ 9 42,9

Tổng cộng 21 100

- Về loại hình doanh nghiệp:

Trong số 21 doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Bắc Vinh có: 08 Doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ 38,1%

06 Công ty cổ phần chiếm tỷ lệ 28,6% 04 Công ty TNHH chiếm 19,0%

02 Doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ lệ 9,5% Và chỉ có 1 Công ty liên doanh chiếm 4,5%

Số lượng doanh nghiệp theo khảo sát điều tra trùng khớp với số liệu báo cáo của ban quản lý KCN Bắc Vinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Ý kiến của lãnh đạo doanh nghiệp về công tác phát triển NNL - Về khả năng thu hút, tuyển dụng lao động (xem phụ lục 5)

Trong số 39 lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia trả lời thì có đến 16 người cho đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng “nguồn lao động luôn có sẵn để doanh nghiệp tuyển

dụng” chiếm tỷ lệ 46,2%. Tuy nhiên cũng có đến 25,6% trong tổng số 39 lãnh đạo

doanh nghiệp không đồng ý với quan điểm trên. Điều này có thể giải thích rằng, mỗi doanh nghiệp tùy vào đặc thù ngành nghề kinh doanh và yêu cầu công việc mà nguồn lao động tại Tỉnh Nghệ An chưa thể đáp ứng hết yêu cầu của các doanh nghiệp.

Với quan điểm “Việc thu hút lao động đến với doanh nghiệp là dễ dàng, thuận

tiện” thì có đến 41,0% lãnh đạo các doanh nghiệp không đồng tình với quan điểm này

và chỉ có 15,4% (6 ý kiến) đồng ý với quan điểm. Như vậy có thể thấy rằng, phần lớn các doanh nghiệp chưa có sự hấp dẫn nhất định đối với người lao động.

Có 76,3 % ý kiến cho rằng “Doanh nghiệp có nhiều hình thức khác nhau để thu

hút lao động” và chỉ có 2,6% (01 ý kiến) nói rằng doanh nghiệp mình chưa có nhiều

hình thức để thu hút lao động. Thực tế cũng cho thấy, các doanh nghiệp đã áp dụng nhiều hình thức khác nhau như quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet, báo chí, bằng rôn, tờ rơi, tham gia tổ chức hội chợ việc làm... để thu hút và tuyển dụng lao động.

- Về những khó khăn gặp phải khi thu hút và tuyển dụng lao động

Theo ý kiến của lãnh đạo các doanh nghiệp, khó khăn lớn nhất trong việc tuyển dụng lao động vào doanh nghiệp là mức tiền lương thấp và điều kiện ăn ở, sinh hoạt của doanh nghiệp nói riêng và Khu công nghiệp nói chung không đảm bảo. Đây là 2 yếu tố mà người lao động, báo chí phản ánh rất nhiều trong thời gian vừa qua, là thực trạng chung của tất cả các KCN trong cả nước. Kết quả cụ thể tại bảng 2.9

Bảng 2.9. Thống kê mô tả “Những khó khăn trở ngại khi thu hút lao động” Những khó khăn Mức độ đánh giá Không có lao động đáp ứng yêu cầu chuyên môn

Do mức lương thấp Do điều kiện

làm việc, ăn ở sinh hoạt

Hoàn toàn không

đồng ý (%) 0,0 0,0 0,0 Không đồng ý(%) 7,7 2,6 10,3 Không có ý kiến 41,0 25,6 38,5 Đồng ý(%) 43,6 56,4 33,3 Hoàn toàn đồng ý(%) 7,7 15,4 17,9 Tổng cộng (%) 100 100 100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả

- Đánh giá về chất lượng lao động trong doanh nghiệp

Bảng đánh giá của lãnh đạo doanh nghiệp về chất lượng lao động hiện tại của doanh nghiệp được thể hiện cụ thể tại bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10. Đánh giá chất lượng lao động của doanh nghiệp

TT Tiêu chí đánh giá Số phiếu Điểm trung bình Độ lệch chuẩn 1 Kiến thức của người lao động đáp ứng nhu cầu

của doanh nghiệp 39 3,51 0,942

2 Khả năng nắm bắt thông tin, hiểu biết môi trường doanh nghiệp của người lao động nhanh chóng, kịp thời

39 3,79 0,801 3 Kỹ năng làm việc của người lao động thành

thạo 39 3,46 0,790

4 Kỹ năng của người lao động phù hợp với yêu

cầu của DN 39 3,56 1,165

5 Người lao động yêu thích công việc họ đang

làm 39 3,18 1,167 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Người lao động có ý thức tổ chức kỷ luật tốt 39 3,79 1,108

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả

Nhìn vào bảng kết quả 2.10 có thể thấy rằng: Chất lượng lao động trong doanh nghiệp chưa được đánh giá cao cả về kiến thức, kỹ năng thực hành và thái độ khi làm

việc. Các nhà lãnh đạo chỉ đánh giá chất lượng lao động ở mức trung bình dao động điểm trung bình từ 3,18 đến 3,79.

Ý kiến đánh giá về vấn đề này, ông Lê Văn Minh Anh– Giám đốc công ty Cổ phần may Minh Anh: “Phần lớn lao động trong doanh nghiệp có sự nắm bắt khá nhanh các kiến thức xã hội, tuy nhiên kỹ năng mà họ học được vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của công việc, công ty phải thường xuyên mở lớp đào tạo kỹ năng thực hành cho người lao động. Mặt khác, người lao động vẫn chưa thực sự tâm huyết và yêu thích công việc họ đang làm. Khi có các công ty khác với công việc và tiền

lương cao hơn, một số lao động sẵn sàng bỏ việc để sang các công ty đó”

- Đánh giá về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của người lao động

Bảng 2.11. Khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của người lao động

TT Tiêu chí đánh giá Số phiếu Điểm trung bình Độ lệch chuẩn 1 Người lao động luôn đáp ứng được yêu cầu của

công việc 39 3,46 0,756

2 Người lao động có khả năng chịu áp lực cao trong

công việc 39 3,77 0,536

3 Người lao động năng động sáng tạo trong công

việc 39 3,49 0,885

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả

Bảng 2.11 thể hiện sự đánh giá của lãnh đạo doanh nghiệp về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của người lao động. Kết quả cho thấy người lao động được đánh giá khả năng chịu áp lực nổi trội hơn (điểm TB là 3,77) và chỉ tiêu “người lao động luôn đáp ứng được yêu cầu công việc” chỉ đạt 3,46 điểm. Điều đó cho thấy, phần lớn người lao động trong KCN Bắc Vinh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc mà doanh nghiệp đặt ra.

-Về các văn bản pháp lý về chế độ cho người lao động

Hầu hết các lãnh đạo đánh giá cao các văn bản pháp luật liên quan đến người lao động và doanh nghiệp với điểm trung bình từ 3,79 đến 4,1. Kết quả cụ thể được thể hiện tại bảng 2.12

Bảng 2.12. Đánh giá văn bản pháp lý về chế độ cho người lao động TT Tiêu chí đánh giá Số phiếu Điểm trung bình Độ lệch chuẩn 1 Các văn bản pháp lý đầy đủ, rõ ràng 39 4,1 0,940 2 Các văn bản pháp lý phù hợp với điều kiện của

doanh nghiệp 39 3,85 1,1014

3

Doanh nghiệp luôn cập nhật thường xuyên các văn bản pháp lý liên quan đến chế độ cho người lao động

39 3,79 0,732

4 Doanh nghiệp luôn thực hiện tốt chế độ cho người

lao động theo các văn bản pháp lý 39 3,97 0,707

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả 2.3.4.3 Ý kiến đánh giá của người lao động về công tác phát triển NNL

a) Thông tin về người đánh giá - Về giới tính

Bảng 2.13. Thống kê mẫu nghiên cứu về giới tính

Giới tính Tần suất Tỷ lệ phần trăm (%)

Nam 103 30,6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nữ 234 69,4

Tổng cộng 337 100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả

Số liệu điều tra cho thấy có 103 nam (chiếm 30,6%) và 234 nữ (tương ứng 69,4) trả lời phỏng vấn. Tỷ lệ này phù hợp với cơ cấu lao động trong doanh nghiệp tại KCN Bắc Vinh là tỷ lệ nữ luôn chiếm gần 60% trong tổng số lao động của KCN.

- Về độ tuổi của mẫu nghiên cứu

Về độ tuổi của lao động kết quả khảo sát tại bảng 2.14 cho thấy: Có 92 lao động dưới 20 tuổi chiếm 27,3%

Độ tuổi từ 21 đến 30 tuổi có 155 lao động chiếm 46,0%

Độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi có 78 người chiếm 21,4% và người lao động trên 40 tuổi tham gia trả lời câu hỏi chỉ có 18 người chiếm 5,3%.

Như vậy độ tuổi chủ yếu tham gia trả lời câu hỏi là dưới 30 tuổi, điều này tương thích với độ tuổi của lao động đang làm việc trong KCN Bắc Vinh.

Bảng 2.14. Độ tuổi của mẫu nghiên cứu

Độ tuổi Tần suất Tỷ lệ phần trăm (%)

Dưới 20 tuổi 92 27,3

Từ 21 đến 30 tuổi 155 46,0 Từ 31 đến 40 tuổi 78 21,4

Trên 40 tuổi 18 5,3

Tổng cộng 337 100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả

- Về thâm niên công tác

Bảng 2.15. Thâm niên công tác của mẫu nghiên cứu

Số năm kinh nghiệm Tần suất Tỷ lệ phần trăm (%)

Dưới 1 năm 94 27,9

Từ 1 đến 3 năm 157 46,6

Từ 3 đến 5 năm 74 22,0

Trên 5 năm 12 3,5

Tổng cộng 337 100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả

Về thâm niên công tác (kinh nghiệm làm việc) của người lao động tham gia trả lời bảng câu hỏi như sau:

Dưới 1 năm có 94 người, chiếm tỷ lệ 27,9%; từ 1 đến 3 năm: 157 người, chiếm tỷ lệ 46,6%; từ 3 đến 5 năm có 74 người, chiếm tỷ lệ 22% và trên 5 năm có 12 người, chiếm tỷ lệ 3,5%. Như vậy, số lao động tham gia trả lời có thâm niên từ 1 đến 3 năm chiếm tỷ lệ chủ yếu, điều này tương thích với cơ cấu lao động trẻ đã phân tích ở trên và báo cáo của các doanh nghiệp cũng như ban quản lý KCN Bắc Vinh.

-Đánh giá về trình độ của người lao động

Nhìn vào biểu đồ 2.1 và bảng thống kê 2.16 có thể thấy rằng trình độ lao động trong KCN Bắc Vinh không cao, chủ yếu là lao động phổ thông (chiếm 46,9%) và lao

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp bắc vinh - nghệ an (Trang 75 - 94)