Đánh giá chung về lực lượng lao động ở tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp bắc vinh - nghệ an (Trang 65 - 67)

2.3.2.1 Những lợi thế

- Nghệ An có nguồn lao động dồi dào và đang trong thời kì “cơ cấu dân số vàng”, nghĩa là tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao gấp đôi trong độ tuổi phụ thuộc. Đây là một lợi thế lớn để tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

- Lực lượng lao động của tỉnh Nghệ An có cơ cấu phân theo nhóm tuổi trẻ, thuận lợi để có thể nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động. Lao động có thể dễ dàng đón nhận những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất.

- Lực lượng lao động của Nghệ An bước đầu đã có sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đó là sự giảm tỉ trọng của lao động nông, lâm, ngư nghiệp và tăng tỉ trọng của lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

- Trong những năm qua, trình độ học vấn của lao động đã được nâng lên rõ rệt. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho việc tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất của lao động một cách dễ dàng.

2.3.2.2 Những khó khăn, thách thức

- Một trở ngại của thời kỳ dân số vàng là lao động chưa qua đào tạo cao. Với một nguồn nhân lực kém về trình độ như hiện nay là một rào cản cho việc gia nhập thị trường lao động chất lượng cao trong thời kỳ tỉnh Nghệ An đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa. Hiện tại, cả tỉnh có 1.420,6 nghìn người lao động (chiếm 86,02% lực lượng lao động) chưa được đào tạo. Con số này đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho những cố gắng nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực lao động phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Mặt khác, lực lượng lao động đào tạo chủ yếu là lao động trình độ thấp, lao động có trình độ cao chiếm tỉ lệ rất ít là một khó khăn lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao của tỉnh.

- Mặc dù cơ cấu lao động của tỉnh Nghệ An phân theo ngành kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, nhưng chậm chạp. Tỉ trọng của lao động nông nghiệp giảm ít trong 2 lần Tổng điều tra Dân số và Nhà ở, và vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu lao động, lao động công nghiệp - xây dựng, dịch vụ chiếm tỉ trọng nhỏ. Trong khi đó, năng suất lao động của mỗi lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ cao hơn nhiều so với năng suất lao động của mỗi lao động nông nghiệp (năm 2013 năng suất lao động nông nghiệp là 10,37 triệu đồng/lao động, còn lao động công nghiệp là 74,16 triệu đồng/lao động, xây dựng: 68,54 triệu đồng, lao động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng là 53,60 triệu đồng…) (Nguồn: Báo cáo của sở KH&CN Nghệ An –

Cổng thông tin Sở KH&CN Nghệ An, http://www.ngheandost.gov.vn/

Thuc_trang_nguon_lao_dong_o_tinh_Nghe_An.aspx ngày 20/2/2014).

- Phần lớn lực lượng lao động tập trung ở vùng đồng bằng, ven biển. Các huyện miền núi Nghệ An, lực lượng lao động ít, thiếu lao động có trình độ. Sự phân bố bất hợp lí gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Miền núi có nhiều tiềm năng chưa được khai phá lại thiếu lao động có trình độ. Trong khi đó, vùng

đồng bằng lao động đông, gây khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.

- Nguồn lao động ở Nghệ An nhìn chung năng lực tiếp nhận, xử lý những kỹ năng và phong cách làm việc theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhìn chung còn thấp, hạn chế kể cả về nhận thức, cơ sở vật chất - kỹ thuật, phương pháp và cách thức tổ chức.Khoảng cách tụt hậu về cơ sở vật chất và công nghệ của nền kinh tế cũng như của hệ thống đào tạo nguồn nhân lực còn thiếu và lạc hậu.

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp bắc vinh - nghệ an (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)