Hoàn thiện cơ chế chính sách sử dụng, quản lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp bắc vinh - nghệ an (Trang 117 - 119)

3.4.3.1 Về công tác bố trí và sử dụng lao động

Có 20,2% số lao động được điều tra cho rằng họ chưa được bố trí công việc phù hợp với chuyên môn, năng lực; 43,0% người lao động không đồng ý với quan điểm

“Công việc của bạn được bố trí giúp bạn phát huy tốt năng lực của bản thân”; và có

đến 56,7% số lao động phải làm thêm giờ vì công việc quá nhiều. Đó là những tồn tại mà các doanh nghiệp cần khắc phục trong công tác bố trí, sử dụng lao động.

Người lao động có thể phát huy hết được khả năng, sở trường và chuyên môn đào tạo của bản thân hộ hay không đều phụ thuộc vào việc bố trí và sử dụng họ có đúng với vị trí, chức năng làm việc của họ trong từng doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải nghiên cứu, xem xét và đánh giá khả năng, sở trường và trình độ chuyên môn của từng người lao động từ đó có phương hướng sắp xếp bố trí lao động hợp lý, “đúng người, đúng việc”.

Mỗi vị trí việc làm đều đỏi hỏi khả năng chuyên môn, tính cách, kinh nghiệm khác nhau. Để có thể hiểu rõ được điều này, doanh nghiệp phải có bộ phận chuyên phân tích công việc, từ đó lập “Bảng mô tả công việc” cho từng vị trí cụ thể. Trong bản mô tả công việc phải thể hiện cụ thể các nội dung sau:

1.Các nhiệm vụ chủ yếu phải hoàn thành 2.Tỷ lệ thời gian cho mỗi nhiệm vụ 3.Các tiêu chuẩn hoàn thành công việc

4.Điều kiện, nơi làm việc, rủi ro có thể xảy ra

5.Số người làm với từng công việc, mối quan hệ tường trình, báo cáo 6. Máy móc và thiết bị để thực hiện công việc

Nhờ vào bảng mô tả công việc mà các cá nhân thực hiện các công việc đó thấy rõ được nhiệm vụ, vai trò và vị trị của mình để thực hiện tốt nhất. Bên cạnh đó, đây là một cơ sở để đánh giá tiến độ hoàn thành công việc của mỗi vị trí công việc.

Trên cở sở đánh giá trình độ, tính cách và sở trường của nhân viên thì cần mạnh dạn giao công việc cũng như quyền hạn và trách nhiệm cho nhân viên để họ có thể độc lập tự chủ trong công việc. Tổng thu nhập mà nhân viên nhận được sau mỗi tháng làm việc nên được chia làm hai phần: tiền lương và tiền thưởng. Đối với nhân viên vi phạm kỷ luật, doanh nghiệp sẽ cắt, trừ tiền thưởng của tháng đó tuỳ theo hình thức, mức độ vi phạm kỷ luật và hình thức kỷ luật đi kèm.

3.4.3.2. Hoàn thiện nội quy, quy định tại nơi làm việc

Theo kết quả điều tra người lao động về nội quy, quy định tại nơi làm việc thì có 59,9% người lao động nói rằng các doanh nghiệp đã có nội quy, quy định tại nơi làm việc, tuy nhiên cũng có một số lượng không nhỏ (20,2%) người lao động không chấp hành nghiêm túc nội quy, quy định tại nơi làm việc mặc dù có đến 56,4% ý kiến phản ánh rằng luôn có người giám sát việc thực hiện vấn đề này. Đây cũng là một tồn tại lớn của các doanh nghiệp hiện nay. Để khắc phục những hạn chế trên, cũng như việc sử dụng lao động phát huy được hiệu quả thì việc ban hành các quy chế, nội quy hoạt động với từng bộ phận phòng ban, cả doanh nghiệp và toàn bộ KCN là điều không thể bỏ qua.

Nội qui lao động, các điều khoản về kỷ luật lao động cần được doanh nghiệp phổ biến rộng rãi cho toàn thể nhân viên và xử lý thật nghiêm minh mọi trường hợp vi phạm.

Các doanh nghiệp cần qui định rõ các các điều khoản vi phạm nội qui lao động và hình thức kỷ luật đi kèm. Nội qui lao động, các điều khoản về kỷ luật lao động cần được doanh nghiệp phổ biến rộng rãi cho toàn thể nhân viên và xử lý thật nghiêm

minh mọi trường hợp vi phạm. Có như vậy, việc sử dụng và quản lý lao động mới có hiệu quả.

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp bắc vinh - nghệ an (Trang 117 - 119)