Ban quản lý KCN BắcVinh

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp bắc vinh - nghệ an (Trang 124 - 168)

Để các doanh nghiệp có thể có được nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng phù hợp yêu cầu của doanh nghiệp trong từng giai đoạn thì Ban Quản lý KCN cần phải dự báo nhu cầu và yêu cầu về lao động kỹ thuật trong từng giai đoạn để xây dựng kế hoạch đào tạo, cung ứng lao động.

Cần hướng dẫn người dân thực hiện quy chế chuẩn về nhà trọ cho công nhân làm việc trong KCN. Lên kế hoạch, phối hợp và thúc đẩy các ban ngành trong tỉnh tiến hành xây dựng các khu nhà trọ đảm bảo đời sống cho người lao động yên tâm làm việc.

Thành lập các tổ tư vấn pháp luật miễn phí nhằm nâng cao nhân thức về pháp laautj cho người lao động, nhất là kiến thức về luật Lao động, tiền lương.

Tiếp tục phối hợp các ngành chức năng của tỉnh Nghệ An thường xuyên kiểm tra các doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật, các lĩnh vực về an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm,…

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh như: Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo tỉnh, Tỉnh Đoàn và Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình, đề án thông tin tuyên truyền về nhu cầu tuyển dụng và các chính sách thu hút lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Kết luận Chương 3

Trong chương 3, Luận văn đã làm phân tích chiến lược để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Nghệ An cho giai đoạn 2012 – 2020, đó là đã dự báo được dân số trong độ tuổi lao động, trình độ của người lao động ở các cấp để định hướng cho phát triển nguồn nhân lực nói chung và cho KCN Bắc Vinh nói riêng.

Tac giả cũng tiến hành tổng hợp, phân tích nhu cầu phát triển nguồn nhân lực theo các trình độ, theo loại hình đào tạo của các nhà máy trong KCN Bắc Vinh để tỉnh

Nghệ An có kế hoạch cần chuẩn bị để đào tạo, tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực trong thời gian tiếp theo.

Từ những cơ sở đó, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh Nghệ An nói chung và KCN Bắc Vinh nói riêng. Các nhóm giải pháp đã làm rõ những việc cần làm và cần giải quyết trước mắt cũng như chiến lược lâu dài. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất với các cơ quan liên quan, đề xuất đã thể hiện những nội dung mà các cấp từ Trung ương đến, địa phương cần hỗ trợ tỉnh Nghệ An để phát triển nguồn nhân lực; cũng như BQL KCN Bắc Vinh cần thực hiện để nguồn nhân lực phát triển toàn diện trong thời gian tiếp theo.

KẾT LUẬN

Để công cuộc CNH – HĐH đất nước sớm cán đích, vai trò của các KCN, Khu kinh tế phải phát huy hết được vai trò của mình. Phát triển khu công nghiệp gắn liền với hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, trung tâm đô thị lớn, thu hút lao động, tạo việc làm cho người lao động. Phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại để có chiến lược phát triển thị trường lao động chất lượng cao trong các khu công nghiệp trong thời gian tới là vấn đề cần quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Với mục tiêu đó, luận văn “Phát triển nguồn nhân lực cho Khu công nghiệp

Bắc Vinh, tỉnh Nghệ An” đã giải quyết được một số vấn đề sau đây:

1. Hệ thống hóa và phân tích rõ một số lý luận khoa học về phát triển nguồn nhân lực cho các KCN thông qua các nội dung: Khái niệm nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và các nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lực. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với các công cuộc CNH – HĐH đất nước, sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An và của KCN Bắc Vinh.

2. Nghiên cứu thực tiễn phát triển nguồn nhân lực của một số nước có nhiều đặc điểm tương đồng với nước ta như Hàn Quốc, Malaysia từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho Việt Nam.

3. Luận văn đã phản ánh tổng quan tình hình quy hoạch, phát triển và quản lý nguồn nhân lực; tuyển dụng lao động; chế độ chính sách duy trì cho nguồn nhân lực và đánh giá vai trò phát triển nguồn nhân lực của KCN Bắc Vinh, Tỉnh Nghệ An đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

Mặc dù có những kết quả đáng ghi nhận trong việc phát triển nguồn nhân lực trong thời gian qua. Bên cạnh đó, công tác này còn gặp nhiều hạn chế như: Lao động có tay nghề còn thiếu hụt lớn, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động chưa thường xuyên, chưa tương xứng với sự phát triển của KCN, các chế độ chính sách phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế.... những hạn chế đó xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản như:Sự phát triển nhanh chóng KCN song song với nó là sự tăng đột biến về lao động; Giáo dục - đào tạo không theo kịp sự chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế thị trường; Chưa huy động được doanh nghiệp tham gia đào tạo; Thông tin, phối hợp chưa hiệu quả, nhất là thông tin về thị trường lao động, về kỹ thuật công nghệ thực tế; Học nghề vẫn chưa vượt qua tâm lý xã hội về khoa cử, bằng cấp, danh vị xã hội. Song về phía các cấp, các ngành ở nước ta còn

chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực cho các KCN nói riêng và đối với Việt Nam nói chung.

4. Thông qua việc đánh giá những kết quả đạt được, phân tích hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, luận văn đã hệ thống hóa các đề xuất, giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của KCN Bắc Vinh đến năm 2020.

Về những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, luận văn đã đề cập đến những giải pháp cần tập trung thực hiện như: quy hoạch, phát triển và quản lý nguồn nhân lực, cung ứng nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực, sử dụng lao động, chế độ chính sách duy trì cho nguồn nhân lực.

Trên cơ sở các giải pháp đề ra, tác giả cũng mạnh dạn kiến nghị với các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc hỗ trợ, thực hiện các nhóm giải pháp trên.

Do hạn chế về mặt thời gian và cũng như kiến thức, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả luận văn rất mong sự đóng góp ý kiến của những chuyên gia, các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực này để luận văn này được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thanh An (2011), “Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp

thuộc khu kinh tế mở Văn Phong, tỉnh Khánh Hòa” luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học

Đà Nẵng.

2. Ban Quản lý KCN Bắc Vinh, Công văn số: 233/KKTQHXD ngày 15 tháng 5 năm 2012 về số liệu công nhân, nhu cầu thực tế về nhà ở công nhân./.

3. Ban Quản lý KCN Bắc Vinh, các báo cáo về lao động trong KCN các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012

4. Ban tuyên giáo Tỉnh Uỷ Nghệ An (2010), Văn kiện Đại hội tỉnh Đảng Bộ Nghệ An XVII

5. Báo cáo của Sở Giáo dục – Đào tạo Tỉnh Nghệ An năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, về số lượng HSSV tốt nghiệp hàng năm.

6. Báo cáo của Sở LĐTB & XH Tỉnh Nghệ An năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 về số lượng HSSV tốt nghiệp các trường nghề.

7. Báo cáo của BQL Khu công nghiệp Bắc Vinh qua các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 về tình hình sản xuất kinh doanh và nguồn nhân lực của các doanh nghiệp.

8. Báo cáo của BQL Khu công nghiệp Bắc Vinh về kế hoạch nguồn nhân lực giai đoạn 2015-2020 của các doanh nghiệp.

9. Nguyễn Thái Bình (2012), “Chiến lược phát triển nguồn nguồn nhân lực cho

quá trình CNH – HĐH ”, luận văn thạc sỹ kinh tế, ĐH Kinh tế quốc dân.

10. Cục Thống kê tỉnh Nghệ An, (4/2012), Niên giám thống kê năm 2012, Cục Thống kê tỉnh Nghệ An.

11. Trần Khánh Đức (1998), “Phát triển nguồn nhân lực khoa học – công nghệ

trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, những vấn đề chiến lược phát triển giáo

dục trong thời kỳ CNH, HĐH: Bối cảnh, xu hướng và động lực phát triển, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 260 – 282.

12. Nguyễn Minh Đường (2002), “Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực với

phương pháp tiếp cận hệ thống trong điều kiện mới”, nghiên cứu con người - đối

tượng và những hướng chủ yếu, niên giám nghiên cứu số 1 (in lần thứ 2), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr 323.

13. Phạm Minh Hạc (2001), “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào

Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Nguyễn Cảnh Hồ (1998), “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong chiến lược chung về phát triển giáo dục

đến năm 2020”, những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công

nghiệp hoá, hiện đại hoá: Bối cảnh, xu hướng và động lực phát triển, Nxb giáo dục, Hà Nội, tr. 153 - 187.

15. Hoàng Đình Nam (2012), “Chiến lược phát triển các khu công nghiệp tỉnh

Nghệ An đến năm 2020”, luận văn thạc sỹ QTKD trường ĐH Nha Trang.

16. Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

17. Nghị định số 108/2006NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

18. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ, Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

19. Nghị quyết Đại hội lần thứ 17 tỉnh Đảng bộ Nghệ An nhiệm kỳ 2010-2015. 20. Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020.

21. Quyết định số 526/QĐ-BXD ngày 08 tháng 5 năm 1999 của Bộ trưởng bộ Xây dựng, về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu Công nghiệp Bắc Vinh, tỉnh Nghệ An.

22. Quyết định số 1534/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam, tỉnh Nghệ An.

23. Sở Lao động Thương binh và Xã hội (tháng 04 năm 2012), Báo cáo Đào tạo công nhân kỹ thuật tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011- 2015

24. Nguyễn Thanh (2010), “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp

hóa,hiện đại hóa đất nước”, NXB chính trị Quốc gia

25. Đinh Văn Tới (2012), “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An

26. Đặng Thị Trang (2010), “Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công

nghiệp của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2008 – 2015” luận văn thạc sỹ kinh tế, trường

ĐH Kinh tế TP HCM.

27. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (tháng 12 năm 2010), Quyết định số 101/2010/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011- 2020.

28. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2010), NXB Chính trị Quốc gia,

PHỤ LỤC 1:

MẪU PHỎNG VẪN CHUYÊN GIA

VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Hiện tại chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực

cho KCN Bắc Vinh, tỉnh Nghệ An”. Để có thể hoàn thiện hơn công tác phát triển

nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nói riêng và KCN Bắc Vinh nói chung, rất mong các quý vị cho biết các thông tin theo các câu hỏi sau. Chúng tôi xin cam đoan các thông tin mà quý vị cung cấp chỉ được phục vụ cho công tác nghiên cứu và được giữ bí mật.

Xin trân trọng cảm ơn quý vị!

1. Quý vị thấy công tác phát triển nguồn nhân lực của đơn vị đã đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp chưa?

2. Quý vị hãy cho biết ý kiến nhận xét về công tác đào tạo, nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của đơn vị? Có những bất cập nào? Nguyên nhân?

3. Doanh nghiệp của quý vị thường áp dụng hình thức đào tạo cho người lao động nào? (Gửi đi đào tạo tại các cơ sở dạy nghề; kèm cặp, đào tạo qua giao việc; mời các chuyên gia về tập huấn, đào tạo...)? Hình thức nào mang lại hiệu quả nhất? Vì sao? 4. Doanh nghiệp của quý vị đánh giá và quả lý nhân viên sau quá trình đào tạo như thế nào?

5. Theo quý vị, năng lực của nhân viên có được nâng lên đáng kể đáp ứng được yêu cầu công việc sau khi đào tạo không?

6. Công tác thu hút nguồn nhân lực cho doanh nghiệp của anh chị gặp vấn đề khó khăn nào? Vì sao?

7. Công tác bố trí sắp xếp lao động trong doanh nghiệp quý vị hợp lý chưa? Vì sao? 8. Quý vị hãy đánh giá về điều kiện làm việc, môi trường làm việc của người lao động trong doanh nghiệp?

9. Công tác đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp của quý vị được thực hiện như thế nào? (Có những tiêu chuẩn đánh giá nào? Thời gian đánh giá? Phương pháp đánh giá? Người đánh giá?).

10. Chính sách tiền lương và phúc lợi cho người lao động của doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?

11. Doanh nghiệp của quý vị đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào?

Xin chân thành cảm ơn quý vị đánh dành thời gian và cung cấp các thông tin cho chúng tôi!

PHỤ LỤC 2: BẢNG KHẢO SÁT LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP

PHIẾU KHẢO SÁT

(Dành cho lãnh đạo doanh nghiệp)

Hiện tại chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực

cho KCN Bắc Vinh, tỉnh Nghệ An”. Bảng câu hỏi sau được xây dựng để thu thập thông

tin cho nghiên cứu này. Rất mong các Quý vị dành chút thời gian trả lời một số câu hỏi sau đây một cách khách quan nhất

(Các câu trả lời của từng cá nhân sẽ được giữ kín, chúng tôi chỉ công bố kết quả tổng hợp)

Xin chân thành cảm ơn!

Phần I. KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Các Ông/Bà hãy cho biết ý kiến của mình đối với các phát biểu sau đây, bằng cách đánh dấu vào ô diễn tả chính xác nhất mức độ mà Ông/Bà cho là thích hợp với suy nghĩ cá nhân với ý nghĩa sau:

6. Hoàn toàn không đồng ý 7. Không đồng ý

8. Phân vân (không có ý kiến) 9. Đồng ý

10. Hoàn toàn đồng ý

Nội dung phát biểu Mức độ đánh giá

VỀ KHẢ NĂNG THU HÚT, TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG

1 Nguồn lao động luôn có sẵn để doanh nghiệp tuyển dụng 1 2 3 4 5 2 Thu hút lao động đến với doanh nghiệp dễ dàng, thuận tiện 1 2 3 4 5 3 Doanh nghiệp có nhiều hình thức khác nhau để thu hút lao động 1 2 3 4 5

4. Ý kiến khác:

... ...

KHÓ KHĂN TRỞ NGẠI KHI THU HÚT LAO ĐỘNG

1 Không có lao động đáp ứng yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật, tay nghề 1 2 3 4 5 2 Không thu hút được lao động do mức lương thấp 1 2 3 4 5 3 Không thu hút được lao động do điều kiện làm việc, ăn ở sinh

4. Ý kiến khác:

... ...

VỀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1 Kiến thức của người lao động đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp 1 2 3 4 5 2 Khả năng nắm bắt thông tin, hiểu biết môi trường doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp bắc vinh - nghệ an (Trang 124 - 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)