Người chuyển quyền thương mại cần phải chuẩn bị những bước sau đây trong quá trình nhượng quyền thương hiệu:
1. Lập ra một bảng giới thiệu về nhượng quyền thương mại loại hình kinh doanh, sản phẩm hay dịch vụ của mình
2. Chuẩn bị các tài liệu gồm các giấy tờ, tài liệu về tài chính, hoàn thuế, họp đòng nhượng quyền...
3. Đo lường và định giá thương hiệu của mình qua việc so sánh thị trường và các giá trị vô hình của thương hiệu
4. Hoàn thành gói marketing thương hiệu một cách chuyên nghiệp 5. Tìm kiếm những yếu tố kinh doanh phù họp với thương hiệu của mình 6. Đưa ra những tiêu chuẩn cho người mua thương hiệu tương lai của mình
7. Chuẩn bị công việc đào tạo, huấn luyện chuyên nghiệp về loại hình kinh doanh thương hiệu của mình cho người nhận nhượng quyền
8. Chuẩn bị họp đồng nhượng quyền thương hiệu 9. Đàm phán với đối tác
10. Chấp nhận ký kết họp đồng khi có sự đồng ý của hai bên 11. Xem xét việc hỗ trợ tài chính cho người nhận nhượng quyền
12. Chính thức nhượng quyền thương hiệu và họp đồng có hiệu lực.
1.1.1.19 Những điều cần lưu ý
Thứ nhất, Bên nhượng quyền cần cung cấp và giải thích một cách cặn kẽ về Bên nhượng quyền và các hệ thống vận hành cho bên nhận nhượng quyền. Tức là Bên nhận nhượng quyền thương mại cần nắm bắt được đầy đủ thông tin về người bán hàng (bên nhượng quyền) và hàng hóa (quyền thương mại).
Thứ hai, khi đàm phán, ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại các bên cần lường trước được tất cả các yếu tố phát sinh có thể xảy ra trong quá trình hoạt động sau này để đưa vào nội dung đàm phán hoặc tránh những nội dung đàm pháp gây bất lợi cho mình.
Thứ ba, trường hợp nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài thì cần xem xét đầy đủ các yếu tố có tính văn hoá của các bên, đặc biệt là những yếu tố văn hóa khác biệt giữa hai bên nhằm loại trừ cách hiểu khác nhau về cùng một nội dung dẫn đến phát sinh các mâu thuẫn không đáng có trong qua trình thực hiện hợp đồng. Bởi sự khác biệt về văn hóa có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng theo cách hiểu của một bên dẫu bên kia đang tôn trọng và thực hiện đúng hợp đồng theo cách hiểu của bên đó. Ngược lại, sự khác biệt về văn hóa có thể tạo cơ hội cho một bên hiểu khác đi, giải thích khác đi về một phần nội dung hợp đồng để thực hiện hợp đồng theo cách hiểu, cách giải thích ấy dẫn đến có lợi cho họ nhưng lại gây thiêt hại cho bên kia trong quan hệ hợp đồng.
Thứ tư, có một chú ý riêng đối với nhượng quyền thương mại lĩnh vực nhà hàng (ăn uống) là địa điểm sử dụng quyền thương mại phải là địa điểm thuê hợp pháp và lâu dài, tránh việc thay đổi địa điểm giữa chừng dẫn đến chi phí cho hoạt động sửa chữa và trang trí nội, ngoại thất theo quy chuẩn của bên nhượng quyền lớn. Hiểu một cách đơn giản thì trong trường hợp phải thay đổi địa điểm kinh doanh nhà hàng, việc trang trí nhà hàng theo tiêu chuẩn của quyền thương mại phải thực hiện hai lần, chi phí gấp đôi.
Ngoài các lưu ý trên thì như mọi quan hệ hợp đồng, quan hệ Nhượng quyền thương mại cần được xác lập và thực hiện trên cơ sở sự hợp tác và tin cậy lẫn nhau giữa các bên để cùng phát triển. Tinh thần hợp tác giữa các bên lại cần dựa trên sự thiện chí, trung thực, thẳng thắn, công bằng. Đó là điều kiện tiên quyết để quan hệ nhượng quyền thương mại góp phần đạt mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh của mỗi bên tham gia quan hệ này.