Những bài hoc kinh nghiêm khi thưc hiên chuyến nhương quyền thương mai: 1.1.1.23Những cân nhắc cần lưu ý

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 36 - 39)

8 Wyndham Hotel

1.3.2. Những bài hoc kinh nghiêm khi thưc hiên chuyến nhương quyền thương mai: 1.1.1.23Những cân nhắc cần lưu ý

Đối với người nhận quyền thương mại

Khi thực hiện chuyển nhượng quyền thương mại, người nhận quyền thương mại nên cân nhắc những vấn đề sau đây:

- Không biết chắc khả năng sinh lợi.

Đa số các doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu (ữanchiser) thường không cung cấp đầy đủ thông tin cho các ữanchisee về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mà các ữanchisee mua lại. Điều này làm cho các ữanchisee không đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư. Ngay cả khi các ữanchisee cung cấp thông tin về khả năng sinh lời của doanh nghiệp thì họ cũng chỉ cung cấp các số liệu không mấy hữu ích cho việc đánh giá hiệu quả thật sự của việc đàu tư.

- Chi phí ban đầu quả cao.

Trước khi mở ra một doanh nghiệp íranchise, các ữanchisee thường trả một loại phí nhượng quyền ban đầu và nó không được hoàn lại. Ngoài loại phí này, có thể các franchisee còn phải mất nhiều loại phí khác để vận hành doanh nghiệp mới thành lập như mua sắm các máy móc, thiết bị, hàng trữ sẵn trong kho. Những chi phí đó có thể lên rất cao và doanh nghiệp ữanchise có khi phải mất mấy năm mới khấu hao hết.

- Có quả nhiều franchisee khác ở gần địa bàn doanh nghiệp.

Việc này thường rất xảy ra khi các ữanchiser bán lại quyền sử dụng nhãn hiệu của mình cho quá nhiều doanh nghiệp trong cùng một thị trường hẹp, chẳng hạn trên một con phố ngắn có quá nhiều tiệm McDonald’s.

Khi ký họp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu, các ửanchiser thường loại bỏ các quyền lợi mà lẽ ra các ữanchisee phải được hưởng theo luật pháp hiện hành của địa phương.

- Bị hạn chế sự tự do.

Khi mua lại một franchise, doanh nghiệp không chỉ mua lại quyền sử dụng tên, nhãn hiệu của franchise đó mà còn mua cả phương án kinh doanh. Kết quả là các tranchiser thường áp đặt giá cả, cách bài trí, thiết kế lên các franchise, làm hạn chế sự tự do của các íranchisee trong việc vận hành doanh nghiệp. Tất nhiên những quy định này nhằm tạo ra bộ mặt nhất quán cho doanh nghiệp ữanchise, nhưng nó có thể kiềm hãm sự phát triển của những doanh nhân năng động, có khả năng vận hành doanh nghiệp íranchise hiệu quả hơn nếu họ đuợc làm theo cách riêng của mình.

- Tiền sử dụng nhãn hiệu (royalty) quá cao.

Các franchisee thuờng phải trả tiền sử dụng hàng tháng cho franchiser dựa hên một tỷ lệ phần trăm của doanh số bán. số tiền này nếu quá cao sẽ làm giảm lợi nhuận của các franchisee.

- Bị lệ thuộc vào các nguồn cung cấp.

Trong nhiều trường họp, các franchiser thường chỉ định các franchisee phải mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ của một số nhà cung cấp nào đó. Lý do mà họ đưa ra là nhằm đảm bảo chất lượng đồng nhất. Doanh nghiệp ữanchisee sẽ bị thiệt thòi nếu các nhà cung cấp vì lý do nào đó tăng giá bán quá cao.

- Bị các hạn chế về cạnh tranh sau khi chấm dứt hợp đồng.

Sau một số năm làm franchise các doanh nhân franchise cảm thấy rằng họ có thể tự mở ra một doanh nghiệp tương tự và làm việc hiệu quả hom (chất lượng cao hơn, giá cả thấp hơn), nhưng họ thường không được phép làm điều này vì đã bị khống chế trong các họp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu. Khi mua lại một franchise, các doanh nhân có thể tinh tự hạn chế các cơ hội kinh doanh của mình trong nhiều năm sau khi kết thúc họp đồng sử dụng nhãn hiệu.

- Chí phí quảng cáo quá nhiều.

Nhiều frnachisee buộc phải đóng góp thường xuyên vào ngân quỹ quảng cáo cho các franchiser, trong khi các franchiser được toàn quyền quyết định việc quản lý, sử dụng ngân quỹ này.

Khi franchisee có những vi phạm tuy nhỏ như đóng tiền royalty không đúng hạn hay vi phạm các trình tự, quy tắc hoạt động theo các chuẩn mực mà các franchise đưa ra, các íranchiser có thể chấm dứt ngay họp đồng, làm cho doanh nhân là ữanchisee bị mất trắng khỏan tiền đầu tư của mình.

Đối với người giao quyền thương mại

Bên giao quyền thương mại phải cân nhắc thật kĩ những vấn đề sau đây khi lựa chọn cũng như thực hiện việc chuyển giao quyền thương mại:

- Khả năng tiêu thụ của thị trường:

Nếu thị trường không có nhu càu, hay nhu cầu của thị trường không lớn như mong đợi thì không nên thực hiện chuyển giao quyền thương mại vào những thị trường như thế dù cho có hội tụ đầy đủ những điều kiện để gia nhập thị trường ấy.

- Khả năng của người nhận quyền thương mại:

Nếu như bên nhận quyền thương mại không đủ khả năng đáp ứng những yêu càu mà bên giao quyền thương mại đưa ra, bao gồm những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn kinh doanh, vị trí, phương thức tổ chức, thiết kế nội thất, tiêu chuẩn kĩ thuật... Thì cần phải thực hiện xem xét có nên thực hiện họp đồng thương mại hay không. Nếu không sẽ dễ dẫn đến ảnh hưởng cho thương hiệu sản phẩm của mình trong những thị trường đó. Cũng như việc kinh doanh của bên nhận quyền thương mại, nếu việc kinh doanh không đạt hiệu quả thì cũng dễ dẫn đến những vấn đề mâu thuẫn giữa hai bên. Vì thế cũng cần xem xét, dự toán tính hiệu quả lâu dài từ khả năng của bên nhận quyền thương mại

- Đối tác nhượng quyền trở thành đổi thủ cạnh tranh:

Đây là một vấn đề cũng cần nên cân nhắc kĩ khi thực hiện nhượng quyền thương mại. ràng buộc mà bên giao quyền thương mại chỉ có thể thực hiện khi họp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực. Vì thế, nếu như có chấm dứt họp đồng, thì có khả năng lớn bên nhận quyền thương mại sẽ tự động hình thành thượng hiệu sản phẩm kinh doanh và trở thành đối thủ cạnh tranh của mình.

- Vấn đề pháp luật, chính trị, hành chính tại nơi nhận quyền thương mại:

Sẽ tồn tại một rủi ro lớn cho bên giao quyền thương mại nếu không nghiên cứu kĩ những vấn đề liên quan đến pháp luật, chính trị, hành chính tại nơi nhận quyền, vì nều không, sẽ gây cản trở cho việc nhượng quyền. Đòi hỏi phải có sự liên kết giữa các bên trong việc tìm hiểu những vấn đề này.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 36 - 39)