Thực trạng nhượngquyền thươngmại tại Việt Nam 1.Tình hình chung:

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 70 - 72)

CHƯƠNG 139: Hội viên:

149.1. Thực trạng nhượngquyền thươngmại tại Việt Nam 1.Tình hình chung:

149.1.1. Tình hình chung:

CHƯƠNG 150: Lịch sử của hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam bắt nguồn từ trước năm 1975 thông qua một số hệ thống nhượng quyền các trạm xăng dầu (gas station) của Mỹ như Mobil, Exxon (Esso), Shell. Cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 khi các công ty nước ngoài đã cho phép công ty trong nước tiêu thụ các sản phẩm của họ kèm với sự hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm, vốn và thương hiệu...Có thể kể đến như các thương hiệu: rượu Bordeaux của Pháp, điện thoại di động Sony Ericsson của Nhật Bản, các hãng mỹ phẩm như: Essance, Chanel...Các hãng ôtô như Toyota, Mitsubishi... sau đó, vào nhũng năm 1996, bắt đầu với sự tham gia của các tên tuổi quốc tế, trong ngành chế biến thức ăn nhanh và giải khát như Five Star Chicken, Texas Chicken, Carvel, Baskin Robbins (Mỹ), Jollibee (Philippines), Burger Khan (Hàn Quốc). Như vậy, có thể thấy hoạt động nhượng quyền thương mại đã xuất hiện ở Việt Nam từ sớm chứ không phải là quá mới mẻ như chúng ta vẫn nghĩ. Tuy nhiên, hình thức nhượng quyền lúc này chưa tạo sự chú ý, đều là nhượng quyền phân phối sản phẩm và chỉ bó hẹp trong một số lĩnh vực như thực phẩm, ôtô, mỹ phẩm...

CHƯƠNG 151: Hiện nay, theo số liệu của Bộ Công Thương Việt Nam thì hiện có 115 thương hiệu nước ngoài đăng ký hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam. Trong đó, các doanh nghiệp Mỹ đang dẫn đầu thị trường nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam. Dự kiến năm 2015, các chuỗi cửa hàng thức ăn nhượng quyền của họ sẽ có độ lớn gấp nhiều lần hiện nay và từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm các thương hiệu trên trong nước và trên Thế giới như: Phở 24, T&T, Cafe Bobby Brewers, Cafe Trung Nguyên, Lotteria, KFC, Jollibee,...

CHƯƠNG 152: Nếu thống kê theo ngành nghề, các hệ thống nhượng quyền thương mại hoạt động trong các ngành nghề như:

 Ngành thực phẩm, đồ uống và nhà hàng

CHƯƠNG 153: Các tập đoàn thức ăn nhanh nổi tiếng nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam. Có thể điểm qua là thương hiệu Lotteria thuộc Tập Đoàn Lotteria của Hàn Quốc, KFC, Pizza Hut thuộc tập đoàn Yum!, người khổng lồ McDonald’s của Mỹ, các nhà kinh doanh thực phẩm nhanh của Singapore như Bread Talk, …

CHƯƠNG 154: Về thức uống, Trà Dimald đã xuất hiện trên thị trường đã lâu, Gloria Jean’s Coffee của úc cũng đã khai trương tiệm café, Hard Rock Café của Mỹ,...

 Ngành bán lẻ

CHƯƠNG 155: Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, hàng loạt các đại siêu thị đã được các nhà phân phối nước ngoài đã xây dựng ở Việt Nam. Đầu tiên là Metro Cash &Carry, tập đoàn của Đức, nhà phân phối lớn thứ 5 trên thế giới đã nhanh chóng xây dựng siêu thị tại 5 trung tâm của Việt Nam là Tp. HCM, Đà Nang, cần Thơ, Hà Nội và Hải Phòng.

CHƯƠNG 156: Tập đoàn Parkson của Malaysia đã chính thức tham gia vào thị trường Tp. HCM với trung tâm mua sắm Parkson rất lớn ở Quận 1, Quận 5. Đây chỉ là một trong 10 trung tâm mua sắm mà tập đoàn nặng ký này sẽ xây dựng ở Việt Nam nên trong tương lai, thị trường bán lẻ này sẽ là nơi tập trung đầy hứa hẹn cho các tập đoàn lớn.

 Ngành hàng tiêu dùng

CHƯƠNG 157: Các mô hình nhượng quyền thương hiệu của đồng hồ Swatch (Thụy Sĩ), mỹ phẩm Clinique, thời trang Pierre Cardin (Pháp), chuỗi cửa hàng ảnh Mini Lab của Fuji (Nhật), hệ thống cửa hàng mực in Cartridge (Úc), thiết bị chăm sóc sức khoẻ OSIM (Singapore)...đã xuất hiện tại Việt Nam.

 Các ngành khác

CHƯƠNG 158: Ngoài các ngành và các tập đoàn nổi bật đã nêu trên, trong những năm tới, theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế thì hoạt động nhượng quyền của Việt Nam sẽ không chỉ bó gọn trong các ngành như thực phẩm, bán lẻ, thời trang...nữa mà sẽ mở rộng ra cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác như lĩnh vực xây dựng và trang trí nội thất (như Da Vinci Group của Mỹ giới thiệu nhãn hiệu kinh doanh đồ nội thất, đồ trang sức và thời trang...) hay ngành giáo dục (ILA của Mỹ với hệ thống các trường day tiếng Anh, Tập đoàn giáo dục Crestra của Đức giới thiệu franchise hệ thống trường mẫu giáo), ngoài ra lĩnh vực Spa, bất động sản...sẽ phát triển bằng hình thức nhượng quyền trong thời gian tới.

CHƯƠNG 159:

CHƯƠNG 160: Mặc dù còn khá ít so với các quốc gia láng giềng, nhưng với tình thế hiện nay, khi franchise đã được luật hóa, Việt Nam chính thức bước qua cửa WTO, đã có nhiều nhận định rằng hoạt động franchise sẽ phát triển như vũ bão.

CHƯƠNG 161: Và kể từ khi Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ từ ngày 1/1/2009. Bên cạnh sự có mặt của một số tập đoàn bán lẻ nước ngoài, các công ty về nhượng quyền thương hiệu cũng bắt đầu xâm nhập.

CHƯƠNG 162: Ngoài các mô hình nhượng quyền tiên phong đã xác lập tên tuổi như chuỗi cửa hàng café Trung Nguyên, chuỗi cửa hàng bánh Kinh Đô, Phở 24, lụa Á Châu, gần đây cũng xuất hiện thêm các mô hình nhượng quyền như café Passio, bánh mì Bamizon, Buncamita, cơm tấm Thuận Kiều, thời hang Foci, chuỗi cửa hàng tiện lợi G7 Mart, giầy T&T, IDJ- một thương hiệu nhượng quyền dịch vụ tư vấn, Mía Siêu sạch, kem Monte Rosa, siêu thị điện thoại thegioididong.

CHƯƠNG 163: Tuy nhiên, hoạt động này ở Việt Nam vẫn còn lỏng lẻo và không toàn diện. Phần lớn các doanh nghiệp bán Franchise như Trung Nguyên, G7 Mart, Tapiocup.. đều chọn cách chuyển nhượng 1 số thành phần nhất định với mục đích chính là gia tăng doanh thu, độ bao phủ và tăng thị phần. Như là nhượng quyền phân phối sản phẩm (cà phê Trung Nguyên), cấp phép sử dụng thương hiệu (G7 Mart), cấp phép sử dụng công thức pha chế sản phẩm (quán trà T-Bar), hoặc hình thức tự sở hữu các cửa hàng như Y5, Tapiocup, Alo Trà...

CHƯƠNG 164: Trên thực tế hoạt động franchise ở Việt Nam hiện nay, bên mua franchise chịu trách nhiệm bán các sản phẩm do bên nhượng quyền sản xuất, được phép sử dụng logo, thương hiệu của bên nhượng quyền để phân phối sản phẩm. Còn bên bán franchise thu nhập chủ yếu từ việc bán sản phẩm.

164.1.1. Danh sách các hệ thống nhượng quyền hiện đang có mặt tại Việt Nam:1.1.1.42 Các công ty nước ngoài được cấp phép tiến hành nhượng quyền ở Việt

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w