Đa dạng hoá các phương thức nhượngquyền

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 115 - 116)

CHƯƠNG 1079: MỘT SỐ GỢI Ý ĐỂ PHÁT TRIỂN HÌNH THỨC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

1133.1.1. Đa dạng hoá các phương thức nhượngquyền

CHƯƠNG 1134: Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phát triển hình thức nhượng quyền theo mô hình bản lẻ cho các doanh nghiệp mua nhượng quyền trong và ngoài nước. hình thức này giúp các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả giám sát nhưng không tận dụng được những sức mạnh tiềm ẩn của các đối tác trong việc phát triển mạng lưới kinh doanh. Đặc biệt khi quy mô lớn hay khi nhượng quyền ở nước ngoài, phương thức bán lẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý hệ thống. Lý do cơ bản là thiếu đội ngũ nhân lực đủ sức am hiểu sâu về thị trường cũng như nhu cầu khách hàng cũng như các khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ… nên mức độ mở rộng sẽ hạn chế. Mặt khác quản lý trực tiếp với quy mô lớn cũng

sẽ không hiệu quả vì quả nhiều đầu mối nhỏ lẻ. Đối với hoạt động bán lẻ ở nước ngoài, ngoài những khó khăn trên còn là chi phí. Khi quy mô phát triển chậm, thị phần nhỏ sẽ khiến chi phí gia tăng

CHƯƠNG 1135: Vì vậy các công ty Việt Nam cũng cần chuẩn bị các bước chuyên nghiệp hoá và tìm kiếm các đối tác xứng tầm để mở rộng các hình thức nhượng quyền mới như đại lý độc quyền (độc quyền phát triển tại từng vùng lãnh thổ nhất định và được quyền chuyển nhượng lại cho đối tác khác), hoặc bán sỷ (đại lý vùng). Việc đa dạng các hình thức bán nhượng quyền cho các đối tác sẽ giúp cho khả năng phát triển của hệ thống tốt hơn khi tận dụng được các nguồn lực khác từ đối tác như kinh nghiệm quản lý, khả năng nắm bắt thị trường v.v…

CHƯƠNG 1136: Với hình thức cho phép đối tác được tiến hành nhượng quyền lại cho các đối tác khác, hoặc được mở nhiều cơ sở kinh doanh nhượng quyền cho một đối tác, các doanh nghiệp sẽ có được đầu mối tập trung để có thể kiểm soát và có thêm tiềm lực để mở rộng quy mô. Chính các đối tác sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc điều tra nghiên cứu thị trường vì họ thông hiểu nhu cầu, phong tục tập quán kinh doanh tại địa phương hơn và sẽ giúp doanh nghiệp trong việc lựa chọn đối tác, địa điểm kinh doanh, mở rộng quy mô của mạng lưới.

CHƯƠNG 1137: Điều quan trọng là cách thức đánh giá và lựa chọn các đối tác để trao quyền nhượng quyền thứ cấp. Bởi đây là bước chuyển mạo hiểm khi mức độ kiểm soát trực tiếp của chủ thương hiệu giảm sút. Mức độ thành công của hệ thống phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thực hiện của đối tác. Doanh nghiệp cần đánh giá thị trường, khả năng của đối tác đối với việc phát triển mạng lưới cũng như các điều kiện cung ứng các nguyên liệu chính yếu và khả năng kiểm soát.

CHƯƠNG 1138: Mặc dù có nhiều mạo hiểm hơn nhưng đây là một giải pháp cần thiết nếu doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô nhượng quyền của mình ra thị trường rộng lớn hơn

CHƯƠNG 1139: Phương thức có mức độ an toàn cao hơn là doanh nghiệp tiến hành mở liên doanh với đối tác để phát triển nhượng quyền vào các thị trường mà doanh nghiệp ít có khả năng kiểm soát tốt và còn nhiều bỡ ngỡ. Tiến hành nhượng quyền thông qua hoạt động liên doanh cũng là một cách thức để thâm nhập vào các thị trường bị các rào cản về pháp luật không cho các doanh nghiệp bán lẻ trực tiếp nhượng quyền vào thị trường nào đó. Đây cũng là hình thức mà các công ty bán nhượng quyền lớn trên thế giới thường tiến hành. Ví dụ tại Việt Nam có thương hiệu KFC

CHƯƠNG 1140: Việc đa dạng hoá nhiều hình thức cụ thể trong tiến hành nhượng quyền sẽ là một giải pháp quan trọng khi các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô nhượng quyền nhưng năng lực còn hạn chế.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w