Đối với doanh nghiệp nhượngquyền kinh doanh 1.Xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 111 - 114)

CHƯƠNG 1079: MỘT SỐ GỢI Ý ĐỂ PHÁT TRIỂN HÌNH THỨC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

1111.1. Đối với doanh nghiệp nhượngquyền kinh doanh 1.Xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu

CHƯƠNG 1112: Thương hiệu là tài sản vô giá của doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp muốn phát triển một hệ thống nhượng quyền thì việc xây dựng một thương hiệu uy tín trên thị trường là vấn đề tiên quyết nhất

CHƯƠNG 1113: Vấn đề phải cải thiện đầu tiên là nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về giá trị thương hiệu cũng như ý nghĩa của việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Song song với việc nâng cao nhận thức, doanh nghiệp sẽ cần phải có những đầu tư hợp lý về nguồn nhân lực, tài chính, quản lý cho vấn đề này. Việc xây dựng một thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường và chiếm được tình cảm của người tiêu dùng là một quá trình đầu tư dài hạn, tổng thể và tổng hợp chiến lược nhiều mặt như chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng…Mặc dù thương hiệu là một trong những vấn đề sông còn của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhượng quyền thương mại nhưng hiện tại phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự hiểu hết tầm quan trọng hay còn dè dặt trong vấn đề xây dựng thương hiệu cho mình. Rất nhiều doanh nghiệp cho rằng số tiền để thuê tư vấn “Xây dựng thương hiệu” khoảng từ 1000 USD đến 2000 USD là một khoản chi phí cao. Ngoài ra doanh nghiệp cần đồng thời cần có những chiến lược quảng bá hình ảnh thương hiệu thông qua các hoạt động xúc tiến bán hàng, tài trợ chương trình, các hoạt động từ thiện, mở rộng quan hệ công chúng để tạo ấn tượng tốt cho thương hiệu, nâng cao uy tín và phát triển thương hiệu một cách bền vững. Ví dụ thương hiệu gạch Acme Brick của Mỹ, công ty này đã dành phần lớn số tiền cho việc tiếp thị, truyền thông của mình để xây dựng thương hiệu của mình thông qua hoạt động tài trợ các lễ hội, các đội thể thao, làm từ thiện và quảng cáo ngoài trời. Năm 1995 họ đã đưa ra một chương trình táo bạo là bảo hành sản phẩm 100 năm thay vì tiêu chuẩn bảo hành công nghiệp từ 3 tới 5 năm để tạo sự khác biệt cho Acme. Acme đã trở thành thương hiệu có ảnh hưởng lớn đến tất cả các nhà xây dựng lẫn khách hàng trực tiếp. Acme đã đạt 84% sự ưa thích về nhãn hiệu trong khi không có nhà cung cấp nào khác đạt trên 10% tại thị trường địa phương của họ. Acem tính rằng mỗi USD giá trị viên gạch họ bán ra thì có 10 cent là giá trị thương hiệu của họ, khoảng 20 triệu trong tổng số 200

triệu USD thu được từ việc bán gạch mỗi năm trở thành vốn đầu tư cho việc xây dựng nhãn hiệu hằng năm của Acme. Ngày nay với sự phát triển của thông tin đại chúng, bất kì thông tin nào về doanh nghiệp, sản phẩm đều nhanh chóng đến được công chúng. Vì vậy ảnh hưởng của các phương tiện này rất to lớn trong việc xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp phải hết sức chặt chẽ trong tất cả các hoạt động để chỉ có hình ảnh tốt trước công chúng.

CHƯƠNG 1114: Tóm lại, để tiến hành xây dựng và phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp cần chú ý những công việc căn bản sau:

 Xác định tên gọi của thương hiệu sao cho dễ nhận dạng và có ý nghĩa

 Xác định các yếu tố đi kèm tên gọi của thương hiệu như thiết kế, màu sắc, logo, khẩu hiệu để tạo liên kết hệ thống nhận diện thương hiệu

 Tiến hành đăng ký các bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ cho thương hiệu  Đảm bảo chất lượng của sản phẩm, dịch vụ cung cấp tới khách hàng.

 Quan tâm phục vụ khách hàng, đem lại cho họ sự hài lòng cao nhất, Đây là yêu cầu để doanh nghiệp luôn tìm tòi nắm bắt nhu cầu của khách hàng

 Thiết lập chiến lược marketing, truyền thông để xây dựng hình ảnh thương hiệu, đưa thương hiệu đến với khách hàng.

CHƯƠNG 1115: Với một doanh nghiệp, bảo vệ thương hiệu gồm 2 phần: một là bảo hộ nhãn hiệu và các yếu tố khác cấu thành thương hiệu như nhãn hiễu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp; hai là xây dựng hệ thống rào cản cần thiết ngăn cản khả năng cạnh tranh của các đối thủ. Tuy nhiên giải pháp về bảo vệ thương hiệu ở đây chủ yếu tập trung đến việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá – yếu tố quan trọng của thương hiệu. Khi nhãn hiệu đã được bảo hộ thì nó trở thành tài sản của doanh nghiệp

CHƯƠNG 1116: Bảo vệ thương hiệu tại thị trường trong nước

CHƯƠNG 1117: Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hoá được xác lập dựa trên cơ sở đăng ký nhãn hiệu hàng hoá với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Cục sở hữu công nghiệp. Khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản trí tuệ này

CHƯƠNG 1118: Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh. Quyền sở hữu đối với tên thương mại của một chủ thể sẽ có đủ điều kiện theo pháp luật mà không cần đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nói cách khác, quyền sở hữu đối với tên thương mại của một chủ thể không phụ thuộc vào tên đó có được đăng ký hay không mà phụ thuộc vào việc chủ thể có được cấp đăng ký kinh doanh dưới tên thương mại hay không

CHƯƠNG 1119: Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra liên quan đến thương hiệu, doanh nghiệp cần hiểu rõ những quy định của pháp luật Việt Nam về Sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp và các quy định khác liên quan. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hoá sẽ được ưu tiên bảo vệ đối với cá nhân, doanh nghiệp nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu sớm nhất.

CHƯƠNG 1120: Bảo vệ thương hiệu tại thị trường nước ngoài

CHƯƠNG 1121: Thực tế cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành chuyển nhượng tại thị trường nước ngoài bị các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký với cơ quan Sở hữu trí tuệ nước họ trước như Café Trung Nguyên, phông tôm Sa Giang, Vinataba, Việt Tiến…Điều này đã phần nào thức tỉnh và nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ các tài sản trí tuệ của công ty mình.

CHƯƠNG 1122: Việc bảo vệ nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc sử dụng ở các quốc gia khác nhau sẽ mang những đặc điểm khác nhau, phụ thuộc vào luật pháp của mỗi quốc gia. Tuy nhiên hầu hết các nước đều quy định người đăng ký trước sẽ được công nhận là người chủ sở hữu của thương hiệu. Ngoài ra có một số quốc gia còn đòi hỏi nhãn hiệu phải được đăng ký và sử dụng liên tục thì mới được bảo vệ như: Bolivia, Pháp và Đức. Trong khi đó có những quốc gia vẫn bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu mặc dù chúng không được đăng ký để trở thành thương hiệu, quyền sở hữu nhãn hiệu được đặt ưu tiên trên quyền sử dụng. Các nước áp dụng luật này là Canada, Đài Loan, Philiphines, Mỹ… Một số nước khác lại chọn trung hoà giữa hai cách làm trên như Israel, cả người đăng ký trước và người sử dụng trước sẽ cùng sử dụng chung nhãn hiệu.

CHƯƠNG 1123: Hiện nay các hiệp ước Quốc tế trong vấn đề bảo vệ thương hiệu đã được nhiều quốc gia biểu quyết thông qua như:

CHƯƠNG 1124: Hiệp ước Quốc tế về tài sản công nghiệp năm 1883: Theo Hiệp ước này, mỗi quốc gia phải có trách nhiệm bảo vệ nhãn hiệu của các nhà sản xuất trên các quốc gia thành viên. Có trên 70 quốc gia cùng thoả thuận Hiệp ước này, phần lớn là các nước Tây Âu và Mỹ

CHƯƠNG 1125: Hiệp ước Marid về đăng ký nhãn hiệu quốc tế năm 1891: Theo quy định, một người đăng ký sở hữu nhãn hiệu ở nước này thì xem như đã nộp hồ sơ đăng ký ở các quốc gia thành viên của Hiệp ước.

CHƯƠNG 1126: Tương tự có hiệp ước Liên Mỹ áp dụng cho các nước thành viên ở Tây bán cầu

CHƯƠNG 1127: Việt Nam đã tham gia ký kết hiệp ước Madrid 1883 về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp năm 1981. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể nộp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại bất kì một nước thành viên nào của Công ước và nhãn hiệu hàng hoá sẽ được bảo hộ tại quốc gia đó nếu quốc gia đó chấp nhận. Việt Nam cũng tham gia vào công ước Madird 1891 về đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Việc đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống thoả ước này cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian do bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại nhiều nước. Khi đăng ký bảo hộ, doanh nghiệp chỉ cần nộp một đơn duy nhất bằng tiếng Pháp trong đó chỉ định các quốc gia thành viên nơi nhãn hiệu hàng hoá cần được bảo hộ đến Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và đơn này sẽ được chuyển đến Văn phòng Quốc tế của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tại Thuỵ Sĩ

CHƯƠNG 1128: Ngoài việc lưu ý đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong và ngoài nước, doanh nghiệp cũng cần có một bộ phận theo dõi, phát hiện hượng tượng làm giả, làm nhái thương hiệu để có các biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế ảnh hưởng đến doanh thu và uy tín của thương hiệu. Đây cũng là cách bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 1129: Thực tế các doanh nghiệp Việt Nam phải trả giá đắt khi bị mất thương hiệu ở thị trường nước ngoài. Nếu các doanh nghiệp thiếu kiến thức chuyên sâu về luật Sở hữu trí tuệ thì biện pháp tốt nhất là nên sử dụng dịch vụ tư vấn của các công ty luật, Các công ty luật có thể giúp doanh nghiệp thực hiện các công việc sau:

 Chuẩn bị tất cả hồ sơ và tài liệu liên quan đến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu  Nộp các hồ sơ và tài liệu này cho cơ quan chức năng đúng thời hạn quy định

 Tư vấn và xử lý những vẫn đề phát sinh trong quá trình đăng ký thương hiệu, ví dụ vẫn đề nhóm sản phẩm, điều kiện xin hưởng ưu tiên

 Thay mặt cho chủ thương hiệu trao đổi và phúc đáp các yêu cầu của xét nghiệm viên liên quan đến phạm vi bảo hộ thương hiệu

 Thay mặt chủ thương hiệu khiếu nại các cơ quan xét nghiệm và cho ra quyết định từ chối bảo hộ thương hiệu

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 111 - 114)