Nhanh chóng ban hành các văn bản dưới luật có liên quan

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 105 - 106)

CHƯƠNG 1079: MỘT SỐ GỢI Ý ĐỂ PHÁT TRIỂN HÌNH THỨC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

1.1.1.53 Nhanh chóng ban hành các văn bản dưới luật có liên quan

CHƯƠNG 1082: Để các quy định trong luật thương mại 2005 và Nghị định số 35/2006/NĐ-CP về hoạt động nhượng quyền nhanh chóng được thực thi, cần thiết ban hành một số văn bản dưới luật sau:

 Nghị định quy định mức phí nhượng quyền cụ thể và cách xác định phí trong hợp đồng nhượng quyền

 Nghị định quy định về hướng dẫn mức thuế áp dụng riêng cho hoạt động nhượng quyền

 Nghị định về hướng dẫn mức phí quảng cáo cho phù hợp với các hoạt động nhượng quyền

CHƯƠNG 1083: Việc ban hành những nghị định này không chỉ tạo sự thuận lợi cho sự phát triển hoạt động nhượng quyền mà còn tạo cơ sở thúc đẩy cho hoạt động thương mại nói chung

CHƯƠNG 1084: Đặc điểm của nhượng quyền là một hoạt động rất dễ nảy sinh tranh chấp và phát sinh những tác động tiêu cực tới môi trường kinh doanh nếu thiếu sự giám sát và quản lý chặt chẽ từ Nhà nước. Do vậy Chính phủ cần phải bổ sung những quy định chặt chẽ hơn và có chế tài đủ mạnh để giám sát hoạt động này, cần rà soát nội dung của Nghị định và Thông tư để đảm bảo từ ngữ, quy định trong Nghị định, Thông tư không trái với từ ngữ, quy định trong Luật thương mại 2005.

CHƯƠNG 1085: Hoạt động nhượng quyền luôn gắn với một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ: nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh. Ở Việt Nam việc thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ các đối tượng này còn yếu dẫn tới việc vi phạm tràn lan, gây tâm lý e ngại cho bên nhượng quyền. Nếu không khắc phục tình trạng này sẽ là một cản trở lớn cho nhiều thương hiệu lớn tham gia vào thị trường Việt Nam. Như vậy một yêu cầu đặt ra trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhượng quyền là củng cố các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ, đưa ra các chế tài nghiêm khắc và cơ chế thông thoáng nhưng rõ ràng, Gắn với quan hệ nhượng quyền ngoài ra còn có các quan hệ pháp luật về phân phối, đại diện, cạnh tranh, lao động… Vì vậy bên cạnh hoàn thiện những quy định pháp lý riêng phù hợp thực

tiễn nhượng quyền ở Việt Nam và thông lệ Quốc tế thì cần thiết bổ sung các quan hệ pháp lý khác liên quan đến nhượng quyền, chỉ khi đó mới thật sự thúc đẩy mô hình kinh doanh này phát triển ở Việt Nam. Về hệ thống pháp luật, Nhật Bản là tấm gương điển hình mà Việt Nam có thể học hỏi, ngoài những quy định, văn bản pháp luật liên quan chặt chẽ đến hoạt động nhượng quyền, việc có một hệ thống luật pháp chặt chẽ như:

 Luật thúc đẩy và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ  Luật vệ sinh an toàn thực phẩm

 Luật chống độc quyền

 Luật bảo vệ thương hiệu, sở hữu trí tuệ

 Luật điều phối và cải thiện môi trường công nghiệp  Luật trách nhiệm của nhà sản xuất

 Luật chống ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước  Luật tái chế thực phẩm

 Luật kiểm soát các ngành nghề có khả năng ảnh hưởng tới đạo đức xã hội  Luật tiêu chuẩn lao động

 Luật thương mại

CHƯƠNG 1086: Hệ thống luật này đã kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống luật pháp nhất quán và rõ ràng bảo vệ các thành phần tham gia trực tiếp và gián tiếp vào nhượng quyền như người tiêu dùng, doanh nghiệp nhượng quyển, doanh nghiệp nhận quyền, người lao động. Các doanh nghiệp kinh doanh của Nhật đã thực sự có được môi trường kinh doanh rõ ràng, lành mạnh và ổn định để yên tâm phát triển kinh doanh.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w