CHƯƠNG 73: CHƯƠNG 74:

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 55 - 59)

CHƯƠNG 74:

74.1.1. Đánh giá cơ sở pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam Nam

1.1.1.33 Ưu điểm

CHƯƠNG 75: Trong thời gian qua, với sự ra đời của Luật Thương mại mới 2005, Nghị định 35/2006/NĐ-CP và Thông tư 09/2006/TT-BTM đă góp phần tạo điều kiện cho hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển rất nhiều. Hành lang pháp lý cho hoạt động nhượng quyền đã được khai thông.

CHƯƠNG 76: Luật Thương mại 2005 đã xác định rõ nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại, điều này góp phần xóa bỏ những trở ngại trước đây khi xem nhượng quyền thương mại là một phần của chuyển giao công nghệ.

CHƯƠNG 77: Ngoài ra, theo Luật Thương mại 2005 thì trước khi nhượng quyền thương mại, Bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương mại (Sở Thương mại). Điều này nghĩa là, việc đăng ký hợp đồng nhượng quyền thương mại M sẽ về đúng nơi, phù hợp với bản chất của nó là Bộ Thương mại (Sở Thương mại) thay cho việc đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ trước đây, còn việc sử dụng license về nhãn hiệu hàng hóa cũng không còn bắt buộc phải đăng ký hợp đồng license như quy định trước đây mà là tự nguyện của hai bên.

CHƯƠNG 78: Các văn bản pháp lý quan trọng làm cơ sở nền tảng cho các hoạt động kinh doanh nói chung và nhượng quyền thương mại nói riêng. Từ các văn bản luật pháp cơ bản kể trên, nhượng quyền thương mại đã có được những khung chi tiết để hoạt động. Theo đó, các doanh nghiệp muốn thực hiện nhượng quyền thương mại thì hệ

thống dự định nhượng quyền thương mại phải hoạt động trên một năm tại Việt Nam (kể cả các hệ thống của nước ngoài muốn thực hiện nhượng quyền thứ cấp cho các đối tác) mới được tiến hành nhượng quyền thương mại. Các doanh nghiệp phải đăng ký tiến hành nhượng quyền thương mại tại Bộ Thương mại ( nếu thực hiện nhượng quyền từ nước ngoài hoặc từ khu chế xuất vào lãnh thổ Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam thực hiện nhượng quyền thương mại ra nước ngoài kể cả vào các khu chế xuất tại Việt Nam). Các hoạt động nhượng quyền thương mại nội địa đăng ký tại các Sở thương mại trước khi tiến hành. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh. Ngoài ra, bên nhượng quyền thương mại có trách nhiệm phải cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu các bên không có thỏa thuận khác. Các nội dung bắt buộc của bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại do Bộ Thương mại quy định và công bố.

CHƯƠNG 79: Việc ban hành các văn bản pháp lý này đã góp phần làm minh bạch hóa các hoạt động nhượng quyền thương mại, mặc dù vẫn còn những điều cần phải được cập nhật nhưng nó đã góp phần tạo điều kiện cho hình thức phát triển kinh doanh bằng nhượng quyền thương mại nói riêng phát triển thuận lợi hơn.

CHƯƠNG 80: Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ có một số thuận lợi hơn trong thủ tục ký hợp đồng franchise. Thứ nhất, hệ thống pháp luật đã được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với các quy định của tổ chức quốc tế này. Nói khác đi, luật franchise của Việt Nam sẽ tương đồng với luật franchise quốc tế và như vậy các doanh nghiệp sẽ không còn phải lo lắng hợp đồng franchise của Việt Nam có được quốc tế công nhận hay không. Điểm lợi thứ hai sau khi Việt Nam gia nhập WTO là việc giải quyết các tranh chấp pháp lý sẽ rõ ràng và công bằng hơn.

CHƯƠNG 81:

1.1.1.34 Tồn tại

CHƯƠNG 82: Tuy nhiên, nhìn chung, hệ thống pháp lý về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam vẫn còn đơn giản và chưa đầy đủ và một số quy định trong luật vẫn còn một vài vấn đề vướng mắc như:

CHƯƠNG 83: - Chưa có sự kết nối phù họp giữa Luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Luật Chuyến giao công nghệ 2006:

được hiểu là “cấp phép đặc quyền kinh doanh”, và được xếp vào nhóm đối tượng chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 755 của Bộ luật. Tuy nhiên, theo Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2006 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2007) thì cấp phép đặc quyền kinh doanh không thuộc phạm vi đối tượng chuyến giao công nghệ. Đây chính là điếm mâu thuẫn nghiêm trọng giữa Luật Chuyến giao công nghệ với Bộ Luật Dân sự.

CHƯƠNG 85: Mặt khác, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 35, nếu việc nhượng quyền có liên quan việc chuyến giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thì phần chuyến giao đó có thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại và chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp. Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thì việc chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (khoản 2 Điều 141 LSHTT). Như vậy quy định nêu trên của Nghị định 35 chưa phù hợp với luật, đồng thời Luật Thương mại 2005 cũng không có bất kỳ quy định nào để nối kết một cách hợp lý với Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Chuyển giao công nghệ 2006, do đó đã dẫn đến tình trạng “dẫm chân” lên nhau giữa các văn bản pháp luật có liên quan.

CHƯƠNG 86: - Pháp luật về thuế vẫn chưa có quy định chính thức trong việc xác định chi phí, khoản thu là phí nhượng quyền, doanh thu từ nhượng quyền đế hạch toán, tính thuế cho doanh nghiệp.

CHƯƠNG 87: - Các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bảo hộ bí mật kinh doanh không đảm bảo hoàn toàn bên nhận quyền và các chủ thể có liên quan sẽ không sử dụng hoặc tiết lộ bí mật kinh doanh sau khi bên nhận quyền kết thúc hợp đồng nhượng quyền thương mại với bên nhượng quyền. Pháp luật về nhượng quyền thương mại hiện nay của Việt Nam chủ yếu quy định vấn đề đăng ký, quản lý nhà nước với hoạt động này mà thiếu những hướng dẫn cần thiết cho các nhà nhượng quyền cũng như các bên nhận quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại, chưa quy định những vấn đề như bên nhượng quyền có thể thiết lập sự kiểm soát đến mức nào, có giới hạn cho vấn đề này hay không, trách nhiệm pháp lý của bên nhận quyền khi vi phạm vào các tiêu chuẩn và có hành vi xâm hại các quyền sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền, vấn đề chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng nhượng quyền do lỗi của một bên. Với những thiếu sót như vậy các nhà nhượng quyền Việt Nam đang phải tự mình tích luỹ kinh nghiệm từ những thành công cũng như thất bại từ thực tiễn hoạt động nhượng quyền thương mại để xây dựng hệ thống nhượng quyền của mình và vẫn trông chờ vào sự thay đổi và hoàn thiện của các quy định pháp luật về vấn đề này.

CHƯƠNG 88:

CHƯƠNG 89: - Cơ chế xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm đối tượng bảo hộ của nhượng quyền thương mại vẫn còn có những hạn chế nhất định do có khá nhiều cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cùng tham gia quản lý việc thực thi bảo hộ như: Cục SHTT, Quản lý thị trường, Công an Kinh tế, Thanh tra KHCN, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Tòa án...nhưng lại không có cơ quan nào giữ vai trò “đầu tàu” chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết vấn đề này.

CHƯƠNG 90: Chúng ta chưa có nền tảng pháp lý để giải quyết những tranh chấp có thể xảy ra giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền và với bên thứ ba có liên quan tới hoạt động kiểm soát đã trình bày ở trên. Ví dụ, khi một bên nhận quyền trốn tránh khỏi nghĩa vụ bị kiểm soát bởi bên nhượng quyền thì bên nhượng quyền có thể đơn phương huỷ bỏ hợp đồng với bên nhận vi phạm nếu không may bên nhượng không thiết lập vấn đề này trong hợp đồng nhượng quyền?; hay khách hàng có thể kiện đòi bồi thường từ một bên nhượng quyền với các thiệt hại xảy ra do các khiếm khuyết của hàng hóa cung cấp bởi bên nhận quyền và bên nhượng quyền có thể thoả thuận trong hợp đồng nhượng quyền về việc tránh khỏi trách nhiệm đó hay không?…

CHƯƠNG 91: Trong thực tế hoạt động nhượng quyền phần nhiều các nhà làm luật chỉ chú trọng đến việc bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ dùng trong kinh doanh, dù các quy định trong vấn đề này cũng chưa hoàn toàn rõ ràng, mà quên đi hoạt động kiểm soát của bên nhượng quyền và các vấn đề đi kèm với nó, trong khi đó bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động nhượng quyền luôn gắn liền với hoạt động kiểm soát này. Bởi vậy sẽ là một trở ngại để giải quyết những tranh chấp phát sinh từ hoạt động nhượng quyền thương mại có liên quan tới việc thiết lập và thực thi cơ chế kiểm soát của bên nhượng quyền với công việc kinh doanh của bên nhận quyền.

CHƯƠNG 92: Trong thời gian gần đây, các nhà nhượng quyền thương mại nước ngoài đang bành trướng hệ thống và thương hiệu của nình tại thị trường Việt Nam, từ các đại gia trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống như KFC, Lotteria, Gloria Jean Café (Coffee Bean & Tea Leaf, Bread Talk, Pizza Hut, Luis Vuitton, Gucci)… cho đến các nhà nhượng quyền trong lĩnh vực bất động sản quốc tế như Sotheby’s International Realty Affiliates, Inc. (hay Coldwell Banker Real Estate Corporation), nhiều chuyên gia kinh tế cũng đã dự báo một xu thế nhượng quyền thương mại mạnh mẽ trong tương lai của các nhà nhượng quyền quốc tế và Việt Nam trong mọi lĩnh vực, kể cả tài chính kế toán. Khó khăn chung cho các nhà nhượng quyền Việt Nam sẽ là sự thiếu kinh nghiệm hơn so với các nhà

nhượng quyền nước ngoài và như vậy họ cũng sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh với các nhà nhượng quyền nước ngoài do thua kém về chất lượng hàng hoá dịch vụ và khả năng kiểm soát với hệ thống nhượng quyền và các bên nhận quyền. Nguyên nhân một phần do pháp luật về nhượng quyền thương mại của chúng ta còn thiếu quá nhiều những quy định cần thiết để tạo điều kiện cho các nhà nhượng quyền trong nước nhượng quyền thành công và bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ dùng trong kinh doanh và giúp họ tiếp cận gần hơn với hoạt động nhượng quyền quốc tế.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 55 - 59)