CHƯƠNG 1079: MỘT SỐ GỢI Ý ĐỂ PHÁT TRIỂN HÌNH THỨC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
1148.1. Đối với các doanh nghiệp mua quyền kinh doanh 1.Thận trọng trong quyết định mua
1148.1.1. Thận trọng trong quyết định mua
CHƯƠNG 1149: Các doanh nghiệp, cá nhân Viêt Nam khi muốn mua nhượng quyền của thương hiệu nước ngoài để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra dẫn đến thát bại cần hết sức cẩn trọng và cân nhắc hết sức kỹ lưỡng những vấn đề sau:
Kiểm tra công ty của chủ thương hiệu có triển khai đúng trình tự phù hợp với yêu cầu của pháp luật Việt Nam liên quan đến nhượng quyền hay không. Ví dụ họ có đăng ký tài liệu , hợp đồng hay thủ tục cần thiết tại các cơ quan chức năng của chính phủ Việt Nam như Bộ Thương mại, Bộ Khoa học và Công nghệ hay không.
Yêu cầu doanh nghiệp bán cung cấp tài liệu UFOC để có đầy đủ thông tin về công ty đó. Một doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền bài bản luôn có sẵn tài liệu này. Một trong những thách thức lớn đối với việc mua nhượng quyền là các kênh thông
tin giữa người bán và người mua nhượng quyền. Đối với các thương hiệu lớn sẽ có văn phòng đại diện tại mỗi quốc gia. Tuy nhiên đối với những thương hiệu mới sẽ không có văn phòn đại diện. Người mua nhượng quyền phải tìm hiểu cẩn thận đối tác nhượng quyền, nhất là phải biết làm sao họ có thể hỗ trợ thường xuyên và kịp lúc cho cửa hàng của mình. Nếu có thể, người mua nên tìm hiểu kỹ hơn những thông tin khác liên quan đến kênh thông tin giữa người mua và người bán như định kì bao lâu thì gặp, ở đâu, ai chịu chi phí…
Kiểm tra cẩn thận thương hiệu của đối tác đã có đăng ký bảo hộ thương hiệu ở Việt Nam. Việc này nên nhờ sự tư vấn của luật sư vì dù thương hiệu nổi tiếng thế giới nhưng chưa đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì vẫn có nguy cơ bị ai đăng ký thay và như vậy hợp đồng nhượng quyền coi như mất giá trị.
Sản phẩm hay thương hiệu quốc tế phải phù hợp với văn hoá, phong tục tập quán Việt Nam. Nhiều mô hình kinh doanh có thể rất thành công ở nước này nhưng thất bại ở nước khác do khác biệt văn hoá.
CHƯƠNG 1150: