CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNGQUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 42 - 47)

2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

2.1.1. Pháp luật điều chỉnh về nhượng quyền thương mại ở một số nước trên Thế giới: giới:

CHƯƠNG 3: Mặc dù quan hệ nhượng quyền thương mại được phố biến rộng rãi trong hoạt động thương mại quốc tế, nhưng hiện nay chưa có một văn bản luật thống nhất điều chỉnh quan hệ này. Chính vì vậy, khi bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, người ta thường áp dụng những quy định của các Công ước quốc tế về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp được bảo vệ phù hợp với “Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp”. Quyền tác giả được bảo vệ bởi “Công ước Geneve 1952 về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống sao chép trái phép”, “Công ước Berne 1886 về bảo hộ tác phấm văn học và nghệ thuật” và một số văn bản quốc tế khác.

CHƯƠNG 4: (Việt Nam đã gia nhập nhiều Công ước quốc tế quan trọng về sở hữu trí tuệ, cụ thể là: năm 1976 Việt Nam tuyên bố thừa nhận Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp và Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá; năm 2004, Việt Nam tham gia Công ước Berne 1886 về bảo hộ các tác phấm văn học và nghệ thuật; năm 2005, Việt Nam tham gia Công ước Geneve 1952 về bảo hộ nhà sản xuất chống việc sao chép bản ghi âm).

CHƯƠNG 5: Quan hệ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chủ yếu được điều chỉnh bởi các điều kiện, điều khoản của hợp đồng nhượng quyền thương mại, các quy phạm pháp luật quốc gia của bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Ngoài những nguyên tắc chung trong việc áp dụng luật quốc gia, trong thực tế, hợp đồng nhượng quyền thương mại thường áp dụng luật quốc gia của bên nhận quyền trong việc giải quyết những mâu thuẫn giữa các điều kiện của hợp đồng với sự phát triến của cạnh tranh hoặc trong việc xác định thủ tục đăng ký hợp đồng (ví dụ, áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại khi nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam)

CHƯƠNG 6: Trong phạm vi quốc tế, việc điều chỉnh quan hệ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chỉ giới hạn bởi những hướng dẫn của Hiệp hội Nhượng quyền thương mại quốc tế (IFA), tố chức này được thành lập năm 1960.

CHƯƠNG 7: Pháp luật của EU trong thời gian dài không điều chỉnh những quan hệ phát sinh từ hợp đồng nhượng quyền thương mại. “Năm 1986, toà án EU thông qua quyết định đầu tiên là nghị quyết số 4087/88 của EU về hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại và công nhận hợp đồng này không trái với pháp luật về cạnh tranh của EU”.

CHƯƠNG 8: Hiện nay, vì tầm quan trọng và lợi ích của hợp đồng nhượng quyền thương mại, pháp luật của nhiều nước đã có sự điều chỉnh riêng đối với hoạt động nhượng quyền thương mại như Hoa Kỳ, Châu Âu, úc, Trung Quốc, Nhật, và năm 2005 có Việt Nam.

CHƯƠNG 9: Dựa trên sự khác nhau trong việc quản lý điều chỉnh các hoạt động nhượng quyền kinh doanh, có ba quan điểm khác nhau trong việc điều chỉnh hành vi nhượng quyền thương mại:

CHƯƠNG 10: - Nhóm các nước với hệ thống pháp luật bắt buộc (hoặc khuyến khích sự tự nguyện) công khai chi tiết nội dung của thoả thuận nhượng quyền kinh doanh như: Úc, Trung Quốc, Pháp, Inđônêxia, Ý, Nhật, Đài Loan, Mỹ... Các nước này dựa trên quan điểm: Nhượng quyền có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế, nhượng quyền được xây dựng trên mối quan hệ không bình đẳng giữa các bên tham gia biểu hiện qua sự không bình đẳng về thông tin, về quyền lực; chính phủ có xu hướng thúc đẩy sự phát triển của loại hình nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế.

CHƯƠNG 11: - Nhóm các nước điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại trên tinh thần tự nguyện. Ví dụ như Quy chế Đạo đức của Hiệp hội Nhượng quyền Thương mại châu Âu được các nước thành viên thông qua và có hiệu lực ràng buộc các bên nhượng quyền là thành viên. Nhóm này cho rằng: Nhượng quyền có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế, nhượng quyền được xây dựng trên mối quan hệ không bình đẳng giữa các bên tham gia, tuy nhiên biểu hiện của sự không bình đẳng là không nghiêm trọng và các tổ chức nghề nghiệp, các quy tắc đạo đức có thể điều chỉnh khá đầy đủ quan hệ này. Sự can thiệp của pháp luật là không cần thiết, chính phủ có quan tâm đến loại hình nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế nhưng không có chủ trương điều chỉnh theo định hướng kinh tế quốc gia

CHƯƠNG 12: - Nhóm các nước không điều chỉnh nhượng quyền kinh doanh các nước này cho rằng: Nhượng quyền thương mại không có ý nghĩa nhiều đối với nền kinh tế; không cần thiết phải có các quy định về luật pháp để điều chỉnh hành vi này, đây là một quan hệ dân sự bình thường trong xã hội, các bên tham gia tự thoả thuận và sử

dụng pháp luật dân sự làm khung pháp lý. Tuy nhiên, xu hướng điều chỉnh hoạt động nhượng quyền ngày càng gia tăng.

1.1.1.25 Pháp luật về nhượng quyền ở Mỹ

CHƯƠNG 13: Ở Mỹ, hoạt động nhượng quyền được điều chỉnh theo luật tiểu bang và luật liên bang. Tuy nhiên không có một mẫu đăng ký chung nào về nhượng quyền liên bang cả, mỗi tiểu bang đều có cơ sở dữ liệu về các công ty hoạt động nhượng quyền và thi hành luật theo luật của tiểu bang của mình. Một số tiểu bang có luật pháp rất khắt khe về hoạt động nhượng quyền như: California, Hawaii, Indiana, Michigan…trong đó yêu cầu người nhượng quyền phải đăng ký và trình duyệt tài liệu UFOC - Uniform Franchise Offering Cỉrcular/Bản tài liệu chào bán nhượng quyền thống nhất – tài liệu mà người nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền – trước khi công bố. Nếu người nhượng quyền cố tình đưa những thông tin sai lệch cho người nhận quyền thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật tùy theo mức độ. Tuy nhiên, những chuyên gia vẫn khuyên rằng người nhận quyền tốt nhất vẫn nên cẩn thận trước những thông tin công bố bởi bên nhượng quyền vì sẽ không có luật pháp nào có thể đảm bảo hết những thông tin mà bên nhượng quyền cung cấp trong trường hợp họ cố tình vi phạm.

CHƯƠNG 14: Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (the US Federal Trade Commission - FTC) yêu cầu bên nhượng quyền cung cấp toàn bộ thông tin cho bên nhận quyền thông qua UFOC, là tài liệu chỉ ra hạng mục chi tiết mà bên nhượng quyền phải cung cấp cho đối tác mua tiềm năng và phải được trao cho đối tác trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền. FTC yêu cầu franchisor phải cung cấp tài liệu UFOC tại cuộc họp trực tiếp đầu tiên hoặc chậm nhất sau 10 ngày trước khi bất kỳ thỏa thuận nào được ký kết hoặc phí đầu tư cho hoạt động nhượng quyền đã được thanh toán. Nếu không thực hiện, bên nhượng quyền có thể bị thưa kiện bởi người nhận quyền của mình. Ở Mỹ, mỗi bang có thể có yêu cầu về tài liệu UFOC riêng biệt nên nhiều franchisor còn có tài liệu UFOC riêng cho mỗi bang hoặc cũng có thể gộp hết yêu cầu của các bang vào một tài liệu. Bất kể ngành nghề kinh doanh, quy mô và các yếu tố khác, UFOC ở Mỹ sẽ bao gồm các điều khoản bắt buộc rất cụ thể.

CHƯƠNG 15: Từ những thông tin mà FTC yêu cầu bên nhượng quyền phải cung cấp đầy đủ cho bên nhận quyền, chúng ta có thể rút ra bài học cho Việt Nam là pháp luật về franchise của chúng ta cần có những yêu cầu thật cụ thể và ràng buộc chặt chẽ hơn giữa bên nhượng quyền và nhận quyền.

CHƯƠNG 16: Hoạt động nhượng quyền thương mại ở Châu Âu về mặt pháp lý chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống:

CHƯƠNG 17: Thứ nhất: “Bộ Quy chế Châu Âu về Nhượng quyền thương mại (Code de Deontologie Europeen de la Franchise) do Hiệp hội Châu Âu về Nhượng quyền thương mại ban hành có hiệu lực từ 1/1/1992”. Bộ Quy chế này bao gồm các điều khoản cần thiết về cách đối xử công bằng đối với tất cả các thành viên tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại tại Châu Âu. Mỗi Hiệp hội quốc gia chịu trách nhiệm đảm bảo thúc đấy việc áp dụng, vận dụng quy chế này cho phù hợp với hoàn cảnh của mỗi quốc gia. Cụ thể, theo Bộ Quy chế Châu Âu:

CHƯƠNG 18: - Bên nhượng quyền thương mại phải đã khai thác thành công đối tượng nhượng quyền trong một khoảng thời gian hợp lý tại ít nhất một cơ sở kinh doanh trước khi áp dụng vào hệ thống nhượng quyền; Là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng đối với các dấu hiệu tập hợp khách hàng như thương hiệu và các loại dấu hiệu phân biệt khác; Đào tạo ban đầu cho bên nhận quyền và hồ trợ họ liên tục về mặt kinh doanh hoặc kỹ thuật trong suốt thời hạn hợp đồng nhượng quyền.

CHƯƠNG 19: - Bên nhận quyền thương mại phải nỗ lực hết mình trong việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại, gìn giữ đặc trưng chung và uy tín của hệ thống đó; Cung cấp cho bên nhượng quyền các dữ liệu nghiệp vụ có thế kiếm tra được để tạo thuận lợi cho việc xác định kết quả hoạt động và tình hình tài chính cần thiết để quản lý hiệu quả, không được tiết lộ cho bên thứ ba về bí quyết của bên nhượng quyền trong thời hạn hợp đồng và cả sau khi hợp đồng đã kết thúc.

CHƯƠNG 20: - Cả hai bên phải luôn tôn trọng những quy định bắt buộc: Xử sự công minh trong quan hệ song phương. Bên nhượng quyền sẽ cảnh báo bên nhận quyền dưới hình thức văn bản về mọi vi phạm hợp đồng, sẽ cho phép một thời hạn nhất định đế sửa chữa vi phạm đó nếu bên nhận quyền đưa ra được lý do chính đáng; Giải quyết khiếu nại, tranh chấp một cách trung thực và với thiện chí thông qua tra đối, đàm phán trực tiếp.

CHƯƠNG 21: Thứ hai: “Quy tắc miễn trừ” do Uỷ ban Kinh tế của Cộng đồng Châu Âu thông qua năm 1989”.

1.1.1.27 Châu Á

CHƯƠNG 22: Thị trường Châu Á mới biết đến nhượng quyền thương mại từ 10 năm trở lại đây, nhưng hiện nay thị trường Châu Á đang đứng đầu thế giới về số lượng

hệ thống nhượng quyền thương mại và là một thị trường đầy tiềm năng triển vọng. Tuy nhiên, khoảng cách giàu nghèo, mức sống quá khác biệt ở các quốc gia khác nhau và trong chính từng quốc gia cũng như những quy định pháp lý về đầu tư vào hoạt động nhượng quyền thương mại ở từng nước rất khác biệt nhau đang làm cho thị trường Châu Á bị phân tán, chia cắt. Các nội dung về nhượng quyền thương mại được quy định trong các Văn bản Pháp luật của từng quốc gia Châu Á ở các mức độ khác nhau.

1.1.1.28 Trung Quốc

CHƯƠNG 23: Thông tư về các Biện pháp quản lý hoạt động nhượng quyền thương mại do Bộ Nội thương Trung Quốc ban hành vào tháng 11/1997 bao gồm các hướng dẫn và quy định về thương hiệu, bản quyền, bảo vệ tài sản trí tuệ là văn bản pháp lý đầu tiên của Trung quốc quản lý nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên các điều khoản còn quá ít ỏi, nhiều thiếu sót nên đã không hấp dẫn được các nhà đầu tư. Tiếp theo vào ngày 30/12/2004, Bộ Thương mại Trung Quốc đã ban hành Bản quy chế mới về Nhượng quyền thượng mại có nội dung liên quan đến Quy chế đối xử bình đắng với các doanh nghiệp franchise nước ngoài- Market Access and National Treatment of Foreign Franchise và có hiệu lực từ ngày 1/2/2005. Đây thực sự là hành lang pháp lý quan trọng cho việc phát triển và mở cửa thị trường nhương quyền thương mại của Trung Quốc với thế giới. Chính phủ Trung Quốc đã có những nhận thức đúng đắn và kịp thời về nhượng quyền thương mại như là một mô hình kinh tể hiện đại hiệu quả đe giải quyết việc làm và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

1.1.1.29 Nhật Bản

CHƯƠNG 24: Nhật Bản là quốc gia Châu Á đầu tiên áp dụng mô hình nhượng quyền thương mại vào năm 1963 trong lĩnh vực đồ ăn nhanh và luôn là một trong số ba quôc gia có số lượng hệ thống nhượng quyền thương mại nhiều nhất thế giới. Mặc dù chưa chính thức thông qua một đạo luật về nhượng quyền thương mại cụ thế trực tiếp nhưng Uỷ ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản (Japan Fair Trade Commision) đã ban hành Hướng dẫn về Nhượng quyền thương mại-Franchising ngày 24/3/2002. Ngoài ra, còn có một hệ thống pháp luật liên quan điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp gồm cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại như Luật thúc đẩy phát triến doanh nghiệp bản lẻ vừa và nhỏ; Luật vệ sinh an toàn thực phấm; Luật chống độc quyền tư nhân và duy trì quan hệ thương mại; Luật bảo vệ thương hiệu, sở hữu trí tuệ; Luật kiếm soát các ngành nghề có khả năng ảnh hưởng đến đạo đức xã hội; Luật Thương mại; Luật Dân sự. Các luật này kết hợp chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ

thống luật pháp nhất quán, rõ ràng bảo vệ các thành phần tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động nhượng quyền thương mại.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 42 - 47)