Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 106 - 108)

CHƯƠNG 1079: MỘT SỐ GỢI Ý ĐỂ PHÁT TRIỂN HÌNH THỨC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

1087.1.1.Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước

CHƯƠNG 1088: Để thực hiện đầy đủ chức năng, hoạch định, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các quy định Nhà nước về thương mại, cụ thể là Bộ thương mại cần từng bước tăng cường năng lực của mình. Có như vậy, Nhà nước mới thực hiện được vai trò là người hỗ trợ, người hướng dẫn, kiểm tra và giám sát để nâng cao hiệu quả thực hiện phương

thức kinh doanh nhượng quyền. Cụ thể là:

 Nâng cao sự nhuần nhuẫn về kỹ thuật nghiệp vụ, kiến thức về quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế cho các cán bộ tại cơ quan chủ quản có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, giám sát thực hiện các phương thức nhượng quyền. Có như vậy các quy định về nhượng quyền mới được soạn thảo một cách rõ ràng.

 Thực hiện cải cách hành chính, đơn giản hoá và thuận lợi hoá các thủ tục kinh doanh

CHƯƠNG 1089: Những cải cách này nhằm tạo điều kiện cho hàng hoá và dịch vụ được lưu thông một cách dễ dàng, tránh hiện tượng ứ đọng do chờ làm thủ tục. Ví dụ xét cho cùng kinh doanh theo hình thức nhượng quyền cũng chỉ là một hình thức kinh doanh bình thường không có những ảnh hưởng đặc biệt đến xã hội. Vì vậy nếu cần có các căn cứ để tính thuế chỉ cần xác định hình thức kinh doanh nhượng quyền trên giấy phép kinh doanh thay vì yêu cầu các cơ sở nhận nhượng quyền phải khai báo cho Sở Thương mại để quản lý. Vì các doanh nghiệp tiến hành nhượng quyền đã đăng ký trước khi tiến hành nhượng quyền và việc nhượng quyền tiến hành theo hợp đồng, do đó một khi xảy ra tranh chấp, pháp luật căn cứ vào các hợp đồng để xử lý và việc đăng ký của các cơ sở nhận quyền thương mại tại Sở Thương mại nên được bãi bỏ.

 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện nhượng quyền trên thị trường  Tuyên truyền và hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao ý thức xây dựng và bảo vệ

thươnghiệu

CHƯƠNG 1090: Sự hạn chế trong khả năng áp dụng mô hình nhượng quyền đối với các doanh nghiệp Việt Nam một phần là do họ chưa có ý thức phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình. Nguyên nhân của vấn đề bắt nguồn từ ý thức và khó khăn trong nội tại doanh nghiệp. Tuy nhiên còn nhiều chính sách của Nhà nước chưa khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu, thậm chí còn trói buộc doanh nghiệp. Chẳng hạn như quy định khống chế doanh nghiệp chỉ được dành 7% - 10% cho quảng cáo, khuyến mãi. Hoặc trong nhiều trường hợp doanh nghiệp mất rất nhiều công sức cho viêc đăng ký và phát triển thương hiệu nhưng sau khi đã có tên tuổi sẽ nhanh chóng bị làm giả và làm nhái thương hiệu. Chính phủ đã có Nghị định 12/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nhưng thực ra vẫn không đủ mạnh để răn đe. Do vậy trong thời gian tới Nhà nước cần xây dựng nhiều chương trình tuyên truyền và hỗ trợ các doanh nghiệp hơn nữa trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu. Ví dụ như:

 Phát động chương trình xây dựng thương hiệu nhằm thay đổi nhận thức của xã hội, của doanh nghiệp về ý nghĩa, vai trò của thương hiệu bằng cách:

o Xây dựng các website về thương hiệu

o Tổ chức các buổi toạ đàm, hội thảo trên truyền hình về thương hiệu

o Tổ chức các cuôc thi chủ để về thương hiệu  Hỗ trợ phát triển thương hiệu chẳng hạn như

o Tổ chức khoá đào tạo, tập huấn về xây dưng, phát triển và bảo vệ thương hiệu

o Lựa chọn những lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao như dệt may, giày da, thủ công mỹ nghệ, nội thất… để hỗ trợ quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng hay tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ trong nước và quốc tế.

CHƯƠNG 1091: Bên cạnh các chương trình này Nhà nước cần thực hiện nghiêm minh các biện pháp thich đáng nạn hàng lậu, hàng giả, hàng nhái…

- Có cách chính sách khuyến khích, định hướng, khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền

CHƯƠNG 1092: Để có thể đưa ra một định hướng phát triển nhượng quyền hiệu quả, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm phát triển nhượng quyền của các nước trong khu vực và trên thế giới như “Chương trình phát triển nhượng quyền” của Malaysia, chương trình “Khuyến khích và kinh doanh nhượng quyền của Thái Lan”…

CHƯƠNG 1093: Hay như quy định của Luật Thương mại, bất cứ doanh nghiệp nào kinh doanh nhượng quyền thì phải đăng ký với Bộ Thương mại hoặc Sở Thương mại vừa để quản lý vừa hỗ trợ các doanh nghiệp nhương quyền. Các cơ quan chuyên trách này sẽ có những cán bộ, chuyên viên được đào tạo sâu về kỹ thuật triển khai nhượng quyền, kiến thức về quản lý hợp đồng nhượng quyền hoặc nắm rõ những ràng buộc pháp lý điều chỉnh mối quan hệ của các bên để có thể tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp khi cần thiết

CHƯƠNG 1094: Ngoài ra Chính phủ còn có thể tạo điều kiện về thủ tục pháp lý hoặc hỗ trợ tài chính giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm đối tác, có cơ hội tìm hiểu về thị trường kinh doanh nhượng quyền trên thế giới cũng như những thực tiễn về nhượng quyền.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 106 - 108)