Thiết kế mẫu

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng qua mạng tại thành phố quảng ngãi (Trang 43 - 44)

6. Kết cấu luận văn

2.1.2.2 Thiết kế mẫu

Phạm vi mẫu

Thiết kế mẫu thường bắt đầu bằng việc mô tả đặc trưng của tổng thể, từ đó thu thập những nhân tố và mục tiêu chứa đựng những thông tin mà nhà nghiên cứu đang nhắm đến và từ đó đưa ra kết luận cho nghiên cứu (Malhotra & Briks, 2003). Trong bối cảnh tình hình mua hàng qua mạng của người dân tại thành phố Quảng Ngãi còn rất mới mẻ, số lượng khách hàng đã sử dụng dịch vụ mua hàng qua mạng còn hạn chế, vì vậy đối tượng mẫu được nhắm đến là những khách hàng có sử dụng Internet nhưng có thể đã sử dụng hoặc chưa sử dụng dịch vụ mua hàng qua mạng. Đối với khái niệm về ý định mua hàng thì đối tượng nghiên cứu có thể là những người chưa có kinh nghiệm sử dụng dịch vụ mua hàng qua mạng, điều này không làm cho kết quả nghiên cứu bị lệch hướng. Trong một nghiên cứu đánh giá về vai trò của kinh nghiệm có trước trong việc đánh giá sử dụng hệ thống công nghệ thông tin, Taylor & Todd (1995) đã kiểm định khả năng dự báo của mô hình TAM dựa trên dữ liệu thu thập từ hai nhóm người phân biệt: Có kinh nghiệm và không có kinh nghiệm sử dụng; rồi so sánh các kết quả đánh giá vai trò của kinh nghiệm. Taylor và Todd đã khuyến khích các nhà nghiên cứu:

1. Nên kiểm định các mô hình như mô hình TAM về khả năng dự báo hành vi đối với người không có kinh nghiệm sử dụng công nghệ thông tin.

2. Kiểm định các yếu tố quyết định việc sử dụng công nghệ thông tin đối với người sử dụng có kinh nghiệm hay không có kinh nghiệm là như nhau.

Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu năm 2005 của Yu và cộng sự, họ đã tiến hành một nghiên cứu để kiểm tra mô hình TAM trong mua sắm qua truyền hình. Họ đã chia nhóm khách hàng thành hai mẫu là người có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm mua sắm qua truyền hình và so sánh kết quả thì không có sự khác biệt đáng kể về ý định hành vi mua sắm.

Như vậy, dựa vào những lý luận trên thì mẫu lựa chọn đại diện cho tổng thể được xác định là những người có và chưa có kinh nghiệm mua hàng qua mạng.

Phương pháp chọn mẫu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất).

Kích thước mẫu

Kích thước mẫu cần thiết dựa vào kỹ thuật phân tích dữ liệu được sử dụng, yếu tố tài chính và khả năng tiếp cận đối tượng thăm dò (Malhotra, 1999, dẫn theo Nguyễn Thanh Hùng, 2009). Dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn, phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính đòi hỏi kích thước mẫu lớn để có được ước lượng tin cậy (Joreskog & Sorborn, 1996, dẫn theo Nguyễn Thanh Hùng, 2009). Tuy nhiên, hiện nay để xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp, thì chưa được xác định rõ ràng. Theo Hair (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập dữ liệu với ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát và kích cỡ mẫu không nên ít hơn 100. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 15 mẫu cho một biến (Phạm Đức Kỳ & Bùi Nguyên Hùng, 2007). Bên cạnh đó, để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức (Tabachnick & Fidell, 1996):

n ≥ 8m + 50 Trong đó

- n: cỡ mẫu.

- m: số biến độc lập của mô hình.

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cỡ mẫu là 5 mẫu cho một biến. Vậy tổng số mẫu của nghiên cứu là 200 mẫu. Để đạt được kích thước mẫu, 280 bảng câu hỏi đã được gởi đi phỏng vấn. Tuy nhiên, sau khi nhập liệu và làm sạch thì số bảng câu hỏi hợp lệ là 200, chiếm 71,4 %. Đây là cỡ mẫu đủ để sử dụng trong nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng qua mạng tại thành phố quảng ngãi (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)