Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng qua mạng tại thành phố quảng ngãi (Trang 72 - 73)

6. Kết cấu luận văn

3.4.2.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy

Mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng dựa trên các giả thuyết sau: (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

(1) Có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập.

(2) Các biến độc lập không có tương quan với nhau hay không có hiện tượng đa cộng tuyến.

(3) Giả định phân phối chuẩn của phần dư. (4) Giả định phương sai của sai số không đổi. (5) Giả định về tính độc lập của các phần dư.

Nếu các giả thuyết trên vi phạm, thì kết quả ước lượng sẽ không còn chính xác nữa. Kiểm tra sự vi phạm giả thuyết được thực hiện như sau:

a/ Mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập: kiểm tra thông qua phân tích hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả kiểm định cho thấy có mối quan hệ tuyến tính giữa các cặp biến này (xem kết quả phân tích tương quan ở phần 3.4.1).

b/ Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến: Tất cả các giá trị VIF trong mô hình đều nhỏ hơn 10 chứng tỏ không vi phạm giả định đa cộng tuyến. Quy tắc là khi VIF vượt quá 10 đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

cho thấy phân phối của phần dư gần như là phân phối chuẩn. Đồ thị P-P plot của phần dư cũng cho thấy các biến quan sát thực tế tập trung sát với đường thẳng kỳ vọng (phụ lục 8). Như vậy, giả định về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

d/ Kiểm tra giả định phương sai của sai số không đổi, hay phần dư không tương quan với các biến độc lập trong mô hình. Nếu độ lớn của phần dư tăng hay giảm cùng với giá trị của biến phụ thuộc thì giả định này bị vi phạm. Qua đồ thị Scatter thể hiện mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và phần dư, ta thấy các quan sát phân tán ngẫu nhiên. Như vậy, phần dư và biến phụ thuộc không có mối liên hệ hay không có hiện tượng phương sai của sai số thay đổi (phụ lục 8).

e/ Kiểm định giả thiết về tính độc lập của phần dư: Kiểm định Durbin – Watson có giá trị 1,507 gần bằng 2, điều này cho thấy mô hình không có hiện tượng tự tương quan. (Bảng 3.26)

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng qua mạng tại thành phố quảng ngãi (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)