Hiện trạng kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đầu tư cơ sở hạ tầng để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 40 - 42)

5. Kết cấu đề tài:

3.1.2. Hiện trạng kinh tế xã hội

Về tổ chức hành chính tỉnh Quảng Ninh có 4 thành phố: Hạ Long, Móng Cái và Uông Bí, Cẩm Phả; 10 huyện: Đông Triều, Yên Hƣng, Hoành Bồ, Ba Chẽ, Bình Liêu, Cô Tô, Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên và Vân Đồn. Gồm 186 xã, phƣờng, thị trấn.

3.1.2.1. Dân số, lao động.

Dân số Quảng Ninh hiện nay khoảng hơn 1 triệu ngƣời. Với tỷ lệ tăng dân số 1,66%, Quảng Ninh đã đạt mức tăng thấp hơn mức tăng dân số toàn quốc (2,14%) và thế giới (1,7%). Tuy nhiên trong tỉnh mức tăng không đều. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Quảng Ninh đứng thứ 3 trên toàn quốc (sau TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng), dân số thành thị chiếm tỷ lệ 51,5%, dân số ở khu vực nông thôn là chiếm tỷ lệ 48,5%. Dân số Quảng Ninh có mật độ bình quân 188 ngƣời/km2 nhƣng phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện miền Tây rất đông dân, thành phố Hạ Long 739 ngƣời/km2, huyện Yên Hƣng 415 ngƣời/km2, huyện Đông Triều 390 ngƣời/km2. Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 30 ngƣời/km2, Cô Tô 110 ngƣời/km2, Vân Đồn 74 ngƣời/km2

.

3.1.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có những bƣớc chuyển biến vững chắc. Tăng trƣởng GDP giai đoạn 2005 - 2010 là 12,68 % (giá so sánh năm 1994), trong khi cả nƣớc tăng bình quân là 5,62%.

a.Về GDP và cơ cấu nền kinh tế.

Năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội (GDP, theo giá so sánh 1994) của tỉnh Quảng Ninh đạt 13.314 tỷ đồng, chiếm khoảng 2,41% GDP cả nƣớc. Giai đoạn 2005 - 2010, nhịp độ tăng trƣởng GDP đạt trên 13%/năm cao hơn mức bình quân chung của cả nƣớc, trong đó mức tăng trung bình GDP của Công nghiệp - Xây dựng là trên 14%/năm; của Nông, lâm, ngƣ nghiệp là trên 5,7%/năm; của Dịch vụ là trên 12%/năm. Năm 2010, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 1.800 USD (cao hơn mức bình

quân cả nƣớc). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, khu vực nông nghiệp giảm dần, khu vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng nhanh và giữ vai trò chủ đạo.

b. Công nghiệp và xây dựng.

Công nghiệp đƣợc xác định là ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh. Công nghiệp than chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất công nghiệp, sản lƣợng khai thác những năm gần đây đã có sự phát triển vƣợt bậc do áp dụng những tiến bộ về khoa học và công nghệ của ngành than, hiện nay sản lƣợng khai thác đều trên 40 triệu tấn/năm, đáp ứng nhu cầu than ngày càng tăng cao trong nƣớc. Các ngành công nghiệp sản xuất điện, đóng tàu, sản xuất VLXD, chế biến thủy hải sản, xuất khẩu may mặc đang có sự phát triển to lớn, nhiều dự án đầu tƣ lớn đang triển khai trên địa bàn. Lực lƣợng lao động trong ngành công nghiệp năm 2009 có 99.300 ngƣời, chiếm 34,2% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh.

c. Thƣơng mại và du lịch.

Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng bình quân khoảng 12,05%. Thƣơng mại nội địa phát triển về chất, đồng thời mở rộng ở cả thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tăng bình quân 19,1%/năm. Các ngành dịch vụ nhƣ du lịch, thƣơng mại, vận tải, cảng biển có sự phát triển lớn mạnh đặc biệt trong những năm gần đây, đóng góp vào sự hình thành một nền kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Về du lịch: tỉnh đã và đang tập trung huy động các nguồn vốn để xây dựng, tôn tạo các khu du lịch nổi tiếng nhƣ Yên Tử, vịnh Hạ Long, Vân Đồn - Quan Lạn - Minh Châu, Trà Cổ - Móng Cái... Nhờ vậy lƣợng du khách và doanh thu từ hoạt động du lịch tăng nhanh. Năm 2000 tổng lƣợt khách đến Quảng Ninh đạt 1,5 triệu lƣợt khách, đến năm 2010 lƣợng khách đạt trên 5 triệu lƣợt khách. Song song với phát triển du lịch, kinh doanh khách sạn, ăn uống, vui chơi giải trí … cũng đƣợc phát triển.

d. Đầu tƣ phát triển.

Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội năm 2011 ƣớc thực hiện đạt 41.195 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ, đạt kế hoạch đề ra; trong bối cảnh lạm phát cao, đây là mức tăng khá của Tỉnh, cụ thể: vốn ngân sách tập trung 6.336 tỷ đồng, chiếm 15,4%; vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc 288 tỷ chiếm 0,7%; vốn các doanh nghiệp nhà nƣớc (bao gồm vốn tự có và vốn vay, vốn huy động) 21.841 tỷ, chiếm 53,3%;

vốn dân cƣ và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,7%; vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chiếm 8,1%.

e. Thu chi ngân sách Nhà nƣớc.

Trƣớc những khó khăn trong năm 2011, để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra, Tỉnh đã tập trung bám sát các chỉ đạo của Trung ƣơng và thực hiện quyết liệt các biện pháp quản lý, điều hành ngân sách, khuyến khích tạo nguồn thu, kiểm soát chặt chẽ nhiệm vụ chi…Kết quả: Tổng thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn ƣớc đạt 26.344 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phƣơng dự kiến đạt 12.579,4 tỷ đồng, bằng 146% dự toán.

Phát triển kinh tế - xã hội trên toàn địa bàn tỉnh chƣa đồng đều giữa các vùng. Miền Đông tuy có nhiều tiềm năng song kinh tế còn kém phát triển so với miền Tây, đặc biệt là các huyện hải đảo có sự chênh lệch lớn về kinh tế, văn hoá, đời sống so với vùng công nghiệp đô thị.

Một phần của tài liệu Đầu tư cơ sở hạ tầng để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 40 - 42)