Trƣờng hợp nghiên cứu của NewZealand

Một phần của tài liệu Đầu tư cơ sở hạ tầng để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 30 - 31)

5. Kết cấu đề tài:

1.2.2. Trƣờng hợp nghiên cứu của NewZealand

Hệ thống đƣờng bộ của New Zealand tƣơng đối hiện đại đƣợc thiết kế theo quy trình AUSROAD của Úc. Tuy nhiên, tình hình TNGT đƣờng bộ nghiêm trọng dẫn tới việc phải nghiên cứu để áp dụng cho phù hợp với các điều kiện của New Zealand. Cơ quan quản lý ATGT (LTSA) của New Zealand đã tiến hành nhiều nghiên cứu với mục đích nhằm đảm bảo hệ thống đƣờng bộ của New Zealand đƣợc thiết kế, thi công và quản lý đảm bảo an toàn với một chi phí phù hợp. Một số lĩnh vực đã nghiên cứu, bao gồm: ảnh hƣởng của các yếu tố đƣờng bộ, tốc độ, dòng phƣơng tiện và lƣu lƣợng, các trang thiết bị ATGT đến ATGT; Nghiên cứu giám sát các vụ va chạm đƣờng bộ; Nghiên cứu hệ thống quản lý ATGT đƣờng bộ. Trên cơ sở đánh giá của các nghiên cứu trên, New Zealand đã thực hiện điều chỉnh lại cơ cấu quản lý đồng thời ra các hƣớng dẫn cụ thể về thiết kế an toàn các yếu tố đƣờng bộ và công tác quản lý ATGT đƣờng bộ trong đó có quản lý các yếu tố của đƣờng bộ.

Nguồn: LTNZ

Qua biểu đồ có thể thấy đƣợc, trong những năm đầu thập kỷ 90, NewZealand đứng trong hàng ngũ những quốc gia có tình trạng tai nạn giao thông đƣờng bộ nghiêm trọng đứng hàng đầu thế giới. Tỷ lệ số ngƣời chết do TNGT đƣờng bộ trên 100.000 dân rất cao đạt tới 21,4 vào năm 1990. Cùng với nhiều nghiên cứu đề xuất các giải pháp, sự quyết tâm của chính quyền và sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong vấn đề kiềm chế, giảm thiểu TNGT đƣờng bộ đến nay NewZealand đƣợc cộng đồng thế giới đánh giá là nƣớc có nhiều thành công nhất trong vấn đề an toàn giao thông. Năm 2005, cả nƣớc có 404 ngƣời chết do TNGT đƣờng bộ và tỷ lệ số ngƣời chết trên 100.000 dân chỉ còn ở con số 9,9. Tính từ năm 1990 đến năm 2005, số ngƣời chết do TNGT đƣờng bộ giảm 45% trong khi đó số lƣợng phƣơng tiện cơ giới đƣờng bộ tăng 38% và dân số tăng 20%.

Các hƣớng dẫn chính là kết quả của các công tác nghiên cứu, bao gồm: Hƣớng dẫn thực hiện kiểm soát giao thông tại các giao lộ; Hƣớng dẫn thiết kế các biển đƣờng phố; Hƣớng dẫn bố trí thiết lập các địa điểm buôn bán ở khu vực đƣờng ngoài đô thị; Hƣớng dẫn bố trí dải phân cách mềm; Hƣớng dẫn cọc tiêu, biển báo giao thông khu vực đƣờng ngoài đô thị; Hƣớng dẫn về tầm nhìn của đƣờng; Biển quảng cáo và an toàn đƣờng bộ: hƣớng dẫn thiết kế và vị trí lắp đặt; Hƣớng dẫn bảo vệ an toàn bó vỉa; Hƣớng dẫn báo hiệu và bố trí làn phụ; Biển báo và sơn kẻ đƣờng ở giao cắt đƣờng sắt; Hàng rào bên đƣờng và các giải pháp khác; Hƣớng dẫn các trạm nghỉ ven đƣờng; Hƣớng dẫn thiết bị cho bộ hành khiếm thị; Hƣớng dẫn tốc độ cho đoạn vào - ra khu vực đô thị - nông thôn; Giới hạn tốc độ; Hƣớng dẫn xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý ATGT cho các đơn vị quản lý đƣờng bộ; Thực hiện hệ thống quản lý ATGT đƣờng bộ ở New Zealand; Hệ thống quản lý ATGT: Nâng cao ATGT đƣờng bộ; Xây dựng hệ thống quản lý an toàn cho các địa phƣơng. Tất cả những hƣớng dẫn trên đã góp phần to lớn cho sự thành công trong việc kiềm chế tai nạn giao thông đƣờng bộ ở New Zealand.

Một phần của tài liệu Đầu tư cơ sở hạ tầng để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 30 - 31)