Tăng cƣờng công tác giám sát chất lƣợng, tiến độ xây dựng và thanh tra, kiểm

Một phần của tài liệu Đầu tư cơ sở hạ tầng để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 107 - 108)

5. Kết cấu đề tài:

4.2.4.Tăng cƣờng công tác giám sát chất lƣợng, tiến độ xây dựng và thanh tra, kiểm

kiểm tra tài chính đối với các dự án đƣờng bộ.

Đây là công tác đặc biệt quan trọng và có tác dụng trực tiếp trong việc thất thoát, lãng phí từ các công trình giao thông.Việc sử dụng tiết kiêm, đúng mức mục đích vốn NSNN sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn NSNN cũng nhƣ chất lƣợng công trình là một tiêu chí quan trọng biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn NSNN. Một công trình nếu nhƣ xây dựng không đảm bảo chất lƣợng sẽ phải phá đi làm lại hay chi phí sửa chữa nó sẽ là rất lớn dẫn đến lãng phí vốn nghiêm trọng nên để đảm bảo chất lƣợng công trình và thực hiện đúng tiến độ của dự án thì công trình phải đƣợc tham gia giám sát chất lƣợng, đánh giá, thanh tra và kiểm tra thƣờng xuyên.

Việc kiểm soát chặt chẽ, thanh toán vốn đầu tƣ đúng mục đích, đúng khối lƣợng hoàn thành sẽ góp phần tránh thất thoát lãng phí và cần phải có những giải pháp cụ thể:

- Thực hiện kiểm toán công trình giao thông đƣờng bộ, nâng cao vai trò và tác dụng của công tác kiểm toán đối với quyết toán chính xác công trình giao thông.

- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức kĩ thuật, đơn giá xây dựng và sửa chữa công trình giao thông.

Công tác thanh tra tài chính cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí thất thoát, phòng chống tham nhũng khi sử dụng vốn NSNN trong phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ.

- Tổ chức theo dõi thƣờng xuyên việc theo dõi, nắm tình hình các dự án đầu tƣ công trình giao thông có vốn NSNN cũng nhƣ tình hình đầu tƣ xây dựng của các bộ, ngành, địa phƣơng trong đầu tƣ phát triển hạ tầng đƣờng bộ.Việc theo dõi, nắm tình hình thực hiện từ xa đảm bảo thông tin kịp thời cho việc lập kế hoạch thanh tra hoặc tiến hành thanh tra đột xuất với các công trình thấy xuất hiện nhiều sai phạm.Việc thu thập, cập nhật thông tin thƣờng xuyên từ các dự án nhằm tạo ra một kho thông tin, dữ liệu về tình hình thực hiện các dự án của nhà nƣớc, khắc phục tình trạng bị động nhằm chủ động trong công tác thay đổi kế hoạch thanh tra hàng năm cũng nhƣ trong việc thực hiện kế hoạch thanh tra.Vì vậy các cơ quan thanh tra của nhà nƣớc cần có các phƣơng pháp nắm tình hình thực tế của các dự án nhằm bảo đảm nguồn thông tin đồng bộ và hệ hông,cần bố trí cán bộ nắm những thông tin của từng dự án để có thể phối hợp giữa các bộ ngành, và các địa phƣơng với nhau nhƣ ở Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tƣ, Vụ Quản lý đấu

thầu…), Bộ Tài chính (Vụ Ngân sách, Vụ đầu tƣ, Kho bạc nhà nƣớc) và Bộ Giao thông Vận tải, Cục Quản lý Đƣờng bộ…

- Tiến hành rà soát, kiểm tra lại danh mục đầu tƣ ở tất cả các Bộ, ngành, địa phƣơng đảm bảo các dự án có hiệu quả, nếu dự án đầu tƣ không còn khả thi nữa thì có thể loại bỏ tránh lãng phí vốn đầu tƣ của nhà nƣớc.

- Đổi mới khâu kế hoạch thanh tra theo hƣớng vừa chủ động vừa linh hoạt và thƣờng xuyên tiến hành các cuộc thanh tra đột xuất. Lập kế hoạch hàng năm thanh tra vào các dự án trọng điểm để đảm bảo mục tiêu phát triển chung nhƣng cũng không quên tiến hành thanh tra đột xuất các dự án nhỏ nhằm đảm bảo nguồn vốn của NSNN đƣợc thực hiện đúng dự án, đúng kế hoạch.

- Tiến hành thanh tra đúng nội dung cần thanh tra và đúng dự án cần phải thanh tra: khi tiến hành thanh tra cần xác định rõ nội dung thanh tra, đối tƣợng thanh tra, thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra… tránh thanh tra dàn trải, thanh tra nhiều vào các nội dung không cần thiết, trên cơ sở đó xây dựng các phƣơng án tổ chức thanh tra khoa học và bố trí lực lƣợng hợp lý để tiến hành thanh có hiệu quả và đúng mục đích thanh tra. Các công trình giao thông đƣờng bộ là các dự án tƣơng đối phức tạp nên nhiệm vụ thanh tra là rất nặng nề, phức tạp do đó nếu không chuẩn bị kĩ càng thì sẽ rất khó có thể tiến hành thanh tra có hiệu quả.

- Sau khi tiến hành thanh tra cần phải đƣa ra đƣợc những kết luận và kiến nghị thanh tra chính xác, chặt chẽ, rõ ràng tránh tình trạng nể nang, tham nhũng vốn đầu tƣ của NSNN. Làm tốt công tác này có thể đƣa ra đƣợc những quyết định và những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và nâng cao chất lƣợng công trình.

Một phần của tài liệu Đầu tư cơ sở hạ tầng để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 107 - 108)