Các giải pháp làm tăng hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Đầu tư cơ sở hạ tầng để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 108 - 110)

5. Kết cấu đề tài:

4.2.5.Các giải pháp làm tăng hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng

Công tác giải phóng mặt bằng đang là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất trong công cuộc đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng GTĐB ngay cả khi đã có những chính sách về giải phóng mặt bằng nhƣng nguyên nhân chủ yếu là sự phối hợp giữa ban quản lý dự án với chính quyền địa phƣơng. Trong thời gian qua công tác giải phóng mặt bằng nhằm tạo quỹ đất cho các công trình giao thông đƣờng bộ gặp nhiều khó khăn và ảnh hƣởng lớn đến tiến độ thi công của nhiều dự án và ảnh hƣởng trực tiếp đến quy hoạch cũng nhƣ chiến lƣợc đầu tƣ của nhà nƣớc, thực tế cho thấy nhiều công trình đã bị chậm trễ vài năm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:

- Sự buông lỏng trong công tác quản lý đất đai nói chung và đất dành cho xây dựng nói chung, nhiều khu vực đã đƣợc cắm mốc để xây dựng đƣờng cầu nhƣng ngƣời dân vẫn cố tình xây dựng trái quy định, lấn chiếm trái phép khiến cho khi thực hiện dự án gây ra rất nhiều khó khăn và làm tăng chi phí giải phóng mặt bằng.

- Việc cắm mốc chỉ giới các tuyến đƣờng trong tƣơng lai không đƣợc thực hiện trƣớc một thời gian dài do vậy khi xây dựng mới và mở rộng các tuyến đƣờng cũ phải bỏ ra rất nhiều chi phí giải phóng mặt bằng, nhiều công trình thì chi phí này còn lớn hơn nhiều chi phí xây dựng công trình.

- Chính sách, đơn giá đền bù cho ngƣời dân chƣa thoả đáng, đặc biệt là ngƣời dân ở các vùng nông thôn. Nhiều công trình khi xây dựng trên ruộng của ngƣời dân nhƣng khi lấy thì nhà nƣớc lại không chuẩn bị kịp thời nơi ở mới cho ngƣời dân cũng nhƣ chuẩn bị việc làm cho ngƣời dân khi họ không có ruộng.

Để giải quyết những vấn đề trên thì trong thời gian tới cần phải có những giải pháp kịp thời để thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng:

- Xây dựng quy hoạch trung hạn và dài hạn một cách chi tiết để xây dựng hạ tầng đƣờng bộ, trên cơ sở đó lập quy hoạch quỹ đất và có những chính sách thu hồi đất hợp lý với những cột mốc chỉ giới ổn định.

- Công bố rộng rãi quy hoạch đất đai cả quỹ đất cho xây dựng đƣờng và quỹ đất hành lang bảo vệ đƣờng để nhân dân có thể nắm đƣợc chủ trƣơng của nhà nƣớc trong phát triển hệ thống hạ tầng GTNT đồng thời tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao ý thức tự giác của ngƣời dân.

- Điều chỉnh giá đền bù hợp lý với giá trị đất đai của từng địa bàn và trong từng thời kỳ nhất định vì đây là một vấn đề tác động lớn nhất đến việc chấp thuận di dời của ngƣời dân. Khi mà lợi ích của ngừơi dân đƣợc đảm bảo, đủ bù đắp thiệt hại cho ngƣời dân thì sẽ có thể đẩy nhanh đƣợc công tác đền bù và giải phóng mặt bằng, tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí, tăng hiệu quả sử dụng vốn NSNN.

Có các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các trƣờng hợp vi phạm quỹ đất đã đƣợc cắm mốc chỉ giới để xây dựng hay vi phạm hành lang bảo vệ đƣờng bộ. Cần có các biện pháp xử phạt về kinh tế mạnh mẽ, kết hợp với hệ thống pháp luật đối với các trƣờng hợp vi phạm.

Một phần của tài liệu Đầu tư cơ sở hạ tầng để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 108 - 110)