Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Đầu tư cơ sở hạ tầng để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 39 - 128)

5. Kết cấu đề tài:

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý.

Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, chạy dài theo hƣớng Đông Bắc-Tây Nam với toạ độ địa lý:

- Vĩ độ Bắc từ 2040’ đến 2140’.

- Kinh độ Đông từ 10625’ đến 10825’.

Phía bắc giáp Nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Tây Bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Đông và phía Nam giáp Vịnh bắc Bộ và Thành phố Hải Phòng.

Quảng Ninh có diện tích đất đai tự nhiên gần 6.000 km2 chiếm 1,85% diện tích đất tự nhiên toàn quốc. Gắn liền với đƣờng biên giới Việt Trung dài 132,8 km với 3 cửa khẩu thƣơng mại trong đó có Cửa khẩu quốc tế Móng Cái tiếp giáp với vùng duyên hải rộng lớn Nam Trung Quốc. Có bờ vịnh Bắc Bộ 250km và diện tích hải đảo trên 1.000 km2

.

Với vị trí địa lý trên đã mang lại cho Quảng Ninh những lợi thế quan trọng trong việc giao lƣu kinh tế với các khu vực trong và ngoài nƣớc thông qua hệ thống cảng biển và đặc biệt là cửa khẩu quốc tế Móng Cái; đồng thời tạo điều kiện cho Quảng Ninh phát triển thành một trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; mặt khác Quảng Ninh còn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc quốc phòng, an ninh của cả nƣớc.

* Đặc điểm địa hình.

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hƣớng Đông bắc - Tây nam. Quảng Ninh là tỉnh có địa hình trung du, miền núi, ven biển. Địa hình Quảng Ninh bị chia cắt mạnh và nghiêng dần theo hƣớng Đông bắc - Tây nam. Phía Bắc là vùng đồi thấp, tiếp đó là dãy núi cao thuộc cánh cung Đông Triều - Móng Cái. Phía Nam cánh cung này là vùng đồng bằng ven biển, tiếp đến là hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ của vịnh Bắc Bộ.

* Đặc điểm khí hậu, thủy văn.

Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam nhƣng vẫn có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cô

Tô và Vân Đồn ... có đặc trƣng của khí hậu đại dƣơng. Về nhiệt độ: Quảng Ninh có nhiệt độ thấp hơn nhiều nơi ở miền Bắc. Trong cùng tỉnh, ở cùng một độ cao, nhiệt độ giảm dần từ nam lên bắc và từ đông sang tây, từ vùng thấp lên vùng cao.

* Tài nguyên, khoáng sản.

Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lƣợng lớn, chất lƣợng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nƣớc không có đƣợc nhƣ: than, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi…

3.1.2. Hiện trạng kinh tế xã hội

Về tổ chức hành chính tỉnh Quảng Ninh có 4 thành phố: Hạ Long, Móng Cái và Uông Bí, Cẩm Phả; 10 huyện: Đông Triều, Yên Hƣng, Hoành Bồ, Ba Chẽ, Bình Liêu, Cô Tô, Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên và Vân Đồn. Gồm 186 xã, phƣờng, thị trấn.

3.1.2.1. Dân số, lao động.

Dân số Quảng Ninh hiện nay khoảng hơn 1 triệu ngƣời. Với tỷ lệ tăng dân số 1,66%, Quảng Ninh đã đạt mức tăng thấp hơn mức tăng dân số toàn quốc (2,14%) và thế giới (1,7%). Tuy nhiên trong tỉnh mức tăng không đều. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Quảng Ninh đứng thứ 3 trên toàn quốc (sau TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng), dân số thành thị chiếm tỷ lệ 51,5%, dân số ở khu vực nông thôn là chiếm tỷ lệ 48,5%. Dân số Quảng Ninh có mật độ bình quân 188 ngƣời/km2 nhƣng phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện miền Tây rất đông dân, thành phố Hạ Long 739 ngƣời/km2, huyện Yên Hƣng 415 ngƣời/km2, huyện Đông Triều 390 ngƣời/km2. Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 30 ngƣời/km2, Cô Tô 110 ngƣời/km2, Vân Đồn 74 ngƣời/km2

.

3.1.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có những bƣớc chuyển biến vững chắc. Tăng trƣởng GDP giai đoạn 2005 - 2010 là 12,68 % (giá so sánh năm 1994), trong khi cả nƣớc tăng bình quân là 5,62%.

a.Về GDP và cơ cấu nền kinh tế.

Năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội (GDP, theo giá so sánh 1994) của tỉnh Quảng Ninh đạt 13.314 tỷ đồng, chiếm khoảng 2,41% GDP cả nƣớc. Giai đoạn 2005 - 2010, nhịp độ tăng trƣởng GDP đạt trên 13%/năm cao hơn mức bình quân chung của cả nƣớc, trong đó mức tăng trung bình GDP của Công nghiệp - Xây dựng là trên 14%/năm; của Nông, lâm, ngƣ nghiệp là trên 5,7%/năm; của Dịch vụ là trên 12%/năm. Năm 2010, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 1.800 USD (cao hơn mức bình

quân cả nƣớc). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, khu vực nông nghiệp giảm dần, khu vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng nhanh và giữ vai trò chủ đạo.

b. Công nghiệp và xây dựng.

Công nghiệp đƣợc xác định là ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh. Công nghiệp than chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất công nghiệp, sản lƣợng khai thác những năm gần đây đã có sự phát triển vƣợt bậc do áp dụng những tiến bộ về khoa học và công nghệ của ngành than, hiện nay sản lƣợng khai thác đều trên 40 triệu tấn/năm, đáp ứng nhu cầu than ngày càng tăng cao trong nƣớc. Các ngành công nghiệp sản xuất điện, đóng tàu, sản xuất VLXD, chế biến thủy hải sản, xuất khẩu may mặc đang có sự phát triển to lớn, nhiều dự án đầu tƣ lớn đang triển khai trên địa bàn. Lực lƣợng lao động trong ngành công nghiệp năm 2009 có 99.300 ngƣời, chiếm 34,2% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh.

c. Thƣơng mại và du lịch.

Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng bình quân khoảng 12,05%. Thƣơng mại nội địa phát triển về chất, đồng thời mở rộng ở cả thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tăng bình quân 19,1%/năm. Các ngành dịch vụ nhƣ du lịch, thƣơng mại, vận tải, cảng biển có sự phát triển lớn mạnh đặc biệt trong những năm gần đây, đóng góp vào sự hình thành một nền kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Về du lịch: tỉnh đã và đang tập trung huy động các nguồn vốn để xây dựng, tôn tạo các khu du lịch nổi tiếng nhƣ Yên Tử, vịnh Hạ Long, Vân Đồn - Quan Lạn - Minh Châu, Trà Cổ - Móng Cái... Nhờ vậy lƣợng du khách và doanh thu từ hoạt động du lịch tăng nhanh. Năm 2000 tổng lƣợt khách đến Quảng Ninh đạt 1,5 triệu lƣợt khách, đến năm 2010 lƣợng khách đạt trên 5 triệu lƣợt khách. Song song với phát triển du lịch, kinh doanh khách sạn, ăn uống, vui chơi giải trí … cũng đƣợc phát triển.

d. Đầu tƣ phát triển.

Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội năm 2011 ƣớc thực hiện đạt 41.195 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ, đạt kế hoạch đề ra; trong bối cảnh lạm phát cao, đây là mức tăng khá của Tỉnh, cụ thể: vốn ngân sách tập trung 6.336 tỷ đồng, chiếm 15,4%; vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc 288 tỷ chiếm 0,7%; vốn các doanh nghiệp nhà nƣớc (bao gồm vốn tự có và vốn vay, vốn huy động) 21.841 tỷ, chiếm 53,3%;

vốn dân cƣ và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,7%; vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chiếm 8,1%.

e. Thu chi ngân sách Nhà nƣớc.

Trƣớc những khó khăn trong năm 2011, để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra, Tỉnh đã tập trung bám sát các chỉ đạo của Trung ƣơng và thực hiện quyết liệt các biện pháp quản lý, điều hành ngân sách, khuyến khích tạo nguồn thu, kiểm soát chặt chẽ nhiệm vụ chi…Kết quả: Tổng thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn ƣớc đạt 26.344 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phƣơng dự kiến đạt 12.579,4 tỷ đồng, bằng 146% dự toán.

Phát triển kinh tế - xã hội trên toàn địa bàn tỉnh chƣa đồng đều giữa các vùng. Miền Đông tuy có nhiều tiềm năng song kinh tế còn kém phát triển so với miền Tây, đặc biệt là các huyện hải đảo có sự chênh lệch lớn về kinh tế, văn hoá, đời sống so với vùng công nghiệp đô thị.

3.2. Thực trạng giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 3.2.1. Tổng quan về hệ thống giao thông đƣờng bộ 3.2.1. Tổng quan về hệ thống giao thông đƣờng bộ

Quảng Ninh là một tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua nhƣ Quốc lộ QL18A, QL10, QL4B, QL18C, QL279 đƣờng cao tốc Hà Nội - Hạ Long - Móng Cái (quy hoạch) đây là điều kiện thuận lợi để Quảng Ninh có thể giao lƣu và trao đổi thuận lợi với Hà Nội, Hải Phòng, là các tỉnh phát triển kinh tế của khu vực trọng điểm Bắc Bộ và cả nƣớc.

Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi. Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lƣu lƣợng và lƣu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Với điều kiện tƣ nhiên nhƣ vậy tất yếu đã dẫn tới hệ thống giao thông đƣờng bộ của tỉnh rất phức tạp, bao gồm nhiều đƣờng thẳng, đƣờng dốc, đèo dốc, đƣờng cong... và cả những đoạn đƣờng đô thị, miền núi với các cấp độ khác nhau, hệ thống cầu cống qua nhiều địa hình khác nhau. Hiện nay một số đoạn đƣờng đã bị hƣ hỏng, cầu cống bị xuống cấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra TNGT đƣờng bộ.

Hệ thống giao thông đƣờng bộ bao gồm quốc lộ, đƣờng tỉnh, đƣờng đô thị và đƣờng giao thông nông thôn và đồng thời đƣợc phân bố tƣơng đối hợp lý trên địa bàn tỉnh tạo sự thuận lợi nhất định cho việc lƣu thông hàng hoá và hành khách trong và ngoài tỉnh.

Hầu hết các tuyến quốc lộ đã đƣợc trải thảm bê tông hoặc thảm nhựa. Về đƣờng tỉnh hiện nay thƣờng có tiêu chuẩn cấp IV,cấp V, một số đoạn gần các thành phố, thị trấn đạt cấp III. Nhìn chung chất lƣợng mặt đƣờng của các tuyến đƣờng

tỉnh đã đƣợc cải thiện đáng kể với trên 60% mặt đƣờng đã đƣợc trải bê tông nhựa, bê tông thấm nhập nhựa và láng nhựa. Tuy nhiên, mặt đƣờng cấp phối và đá dăm vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Một số tuyến đƣờng cấp phối hiện đang xuống cấp, bụi bặm vào mùa khô, không đƣợc bảo dƣỡng và rải lại cấp phối thƣờng xuyên, có thể xuống cấp nhanh chóng và không thể đi lại vào mùa mƣa. Gần đây, nhiều hệ thống công trình trên các tuyến đƣờng tỉnh đã đƣợc làm mới, nâng cấp cải tạo. Tuy nhiên, số lƣợng và chất lƣợng vẫn còn hạn chế. Hiện tại, còn nhiều cầu đã xuống cấp, tải trọng cũng nhƣ khổ cầu không đồng bộ dẫn đến nguy cơ xảy ra TNGT cao.

Đƣờng huyện xã thƣờng có tiêu chuẩn thấp, chất lƣợng đƣờng giao thông nông thôn thấp, quy mô đƣờng nhỏ hẹp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Hệ thống cầu cống trên các tuyến GTNT còn thiếu và yếu, chƣa đƣợc xây dựng đầy đủ và đồng bộ, có nhiều loại khác nhau với tải trọng khác nhau. Nhiều tuyến chủ yếu là cầu cống tạm, xe có trọng tải vừa và lớn không thể qua đƣợc, gây ách tắc và sạt lở trong mùa mƣa lũ, nguy cơ xảy ra TNGT cao. Đƣờng thôn xóm chiếm tỷ lệ thấp so với mạng lƣới đƣờng bộ, có quy mô nhỏ bé, tiêu chuẩn kỹ thật thấp. Gần đây tỉnh Quảng ninh đã phát động nhà nƣớc và nhân dân cùng đầu tƣ xây dựng đƣờng thôn xóm nên tỷ lệ mặt đƣờng bê tông đã chiếm tới 60% bình quân; riêng khu vực đồng bằng và đô thị tỉ lệ này đạt 96 %. (Số liệu cụ thể trong bảng ở phần tiếp theo dƣới đây).

* Nút giao cắt và đƣờng ngang.

Theo nguyên tắc thiết kế, các tuyến đƣờng lớn, đặc biệt là các tuyến quốc lộ và cao tốc phải cách xa các khu dân cƣ và hạn chế tới mức tối đa các ngã ba, ngã tƣ, và các điểm cắt ngang. Tuy nhiên, trên hệ thống đƣờng quốc lộ hiện nay ở tỉnh vẫn tồn tại rất nhiều các điểm giao cắt nguy hiểm làm giảm năng lực thông hành và gây mất an toàn giao thông.

Cầu vƣợt dành cho ngƣời đi bộ ở một số khu dân cƣ đông đúc, khu có chợ, trƣờng học, bệnh viện, nơi có lƣợng ngƣời tập trung đi lại giữa hai bên quốc lộ cao. chƣa đƣợc xây dựng nên ngƣời dân thƣờng tự ý băng qua đƣờng không đi theo đứng làn đƣờng, phần đƣờng dành cho ngƣời đi bộ tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT.

Trên quốc lộ có rất nhiều đƣờng ngang dân sinh cắt qua. Việc mở đƣờng ngang, đấu nối trực tiếp vào quốc lộ tạo nhiều điểm giao cắt đồng mức. Trƣớc hiện trạng này, UBND tỉnh đã cho xây dựng hệ thống đƣờng gom để hạn chế tình trạng đầu nối trực tiếp từ các khu dân cƣ, khu công nghiệp ra quốc lộ. Tuy nhiên với tốc

độ phát triển mạnh mẽ của các khu dân cƣ và khu công nghiệp dọc quốc lộ 18 nhƣ hiện nay thì số lƣợng các đoạn đƣờng gom đã xây dựng là không đáp ứng đủ.

* Hệ thống bến xe.

Hiện nay trong tỉnh có 16 bến xe, trong đó có 6 bến xe liên tỉnh hỗn hợp; 185 điểm dừng xe đón khách công cộng, trong đó 26 điểm có mái che ở khu vực đông dân cƣ. Toàn tỉnh có 151 tuyến vận tải khách liên tỉnh, liên tỉnh liền kề với 19 tỉnh thành phố trong đó Sở GTVT Quảng Ninh chấp thuận 82 tuyến; toàn bộ số phƣơng tiện hoạt động liên tỉnh lên tới gần 950 xe; Tuyến nội tỉnh 18 tuyến với gần 180 phƣơng tiện của 14 doanh nghiệp thuộc địa bàn tỉnh hoạt động vận tải khách. Trên các tuyến đƣờng liên tỉnh hiện nay hầu nhƣ không có các nhà chờ, các trạm dừng nghỉ dọc đƣờng. Các điểm đỗ, điểm dừng xe hầu nhƣ mang tính tự phát, hầu hết các xe đón khách trên đƣờng là chính, hành khách chƣa có thói quen vào bến hoặc điểm đỗ dừng để đón xe điều này gây cản trở giao thông, mất an toàn, nguy cơ TNGT cho ngƣời tham gia giao thông trên đƣờng.

* Phƣơng tiện giao thông.

Trong những năm gần đây, số lƣợng phƣơng tiện cơ giới tăng lên nhanh chóng. Sự bùng nổ các phƣơng tiện cơ giới, đặc biệt là xe máy khi chƣa có một hệ thống kiểm định chặt chẽ đảm bảo an toàn và một hệ thống kết cấu hạ tầng tƣơng thích thì đó vẫn còn là tác nhân tiêu cực đối với việc kiềm chế TNGT cũng nhƣ bảo vệ môi trƣờng.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, số phƣơng tiện tham gia giao thông tăng nhanh, đặc biệt là trên Quốc lộ 18, qua khảo sát, số liệu đếm xe tại vị trí đầu Cầu Bãi Cháy cho kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.1. Số liệu đếm xe tại vị trí cầu Bãi Cháy

Năm Tổng số Xe con Xe tải nhẹ Xe tải trung 2 trục Xe tải nặng 3 trục Xe tải nặng 4 trục Xe khách loại nhỏ Xe khách loại lớn 2005 4540 2194 694 428 104 166 636 318 Tháng 8/2011 11507 5650 1516 857 613 479 1583 809

* Kiểm định phƣơng tiện.

Quảng Ninh có 1 trung tâm đăng kiểm đƣờng bộ gồm 3 dây chuyền kiểm định cơ giới hoá hiện đại tại Hạ Long và Uông Bí. Hệ thống thiết bị kiểm định kỹ thuật phƣơng tiện cơ giới đƣờng bộ của Tỉnh đƣợc trang bị phƣơng tiện hiện đại, nên chất lƣợng kiểm định đảm bảo theo đúng quy định, hiện nay đã hoà nhập với các nƣớc ASEAN. Nhờ đƣợc trang bị phƣơng tiện hiện đại, nên chất lƣợng kiểm định đã nâng lên đáng kể. Tuy vậy với tình hình phát triển phƣơng tiện nhƣ hiện nay, việc thiết lập thêm dây truyền đăng kiểm tại vùng trung tâm thị xã thị xã Móng Cái là rất cần thiết, tránh việc di chuẩn phƣơng tiện từ xa về 3 địa điểm hiện có.

* Chất lƣợng phƣơng tiện

Một phần của tài liệu Đầu tư cơ sở hạ tầng để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 39 - 128)