ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA NHTM VN

Một phần của tài liệu hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 76 - 117)

C ỦA NHTM

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA NHTM VN

2.3.1. Mặt tích cực, tiềm năng và xu thế phát triển

Trong giai đoạn 2002 - 2008 hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán KDTM của các NHTM nói chung đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Cùng với

những nỗ lực của cả nước, các NHTM đã góp phần đáng kể trong việc phát triển dịch vụ thanh toán KDTM tại Việt Nam, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt giảm đều qua các năm, năm 2003 là 22,03% thì đến năm 2007, tỷ lệ này chỉ còn 16,30%8.

Khuôn khổ pháp lý về hoạt động thanh toán đang dần được hoàn thiện theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và khuyến khích thanh toán KDTM, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho việc ứng dụng CNTT vào hoạt động thanh toán.

Hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM VN đang được hoàn thiện và phát triển. Hiện nay, hầu hết các NHTM đều tổ chức các trung tâm thanh toán nhằm giải quyết quản lý hoạt động thanh toán và đổi mới hoạt động thanh toán của hệ thống. NHNN có trung tâm thanh toán của toàn ngành. Vì vậy những sự cố xẩy ra thường được giải quyết kịp thời, chưa để xẩy ra sự cố nào đáng tiếc.

Chất lượng dịch vụ thanh toán KDTM của các NHTM đã được nâng cao, giúp nâng cao uy tín của hệ thống các NHTM, từ đó đã thu hút được một số lượng khách hàng lớn mở tài khoản thanh toán tại các ngân hàng, góp phần làm tăng nguồn vốn hoạt động cho hệ thống ngân hàng, phát triển hình thức cho vay tiêu dùng cá nhân và đa dạng hoá hình thức sử dụng vốn của các NHTM.

Nhiều phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích được các NHTM cung ứng đã đáp ứng được nhiều loại nhu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán, với phạm vi tiếp cận mở rộng tới các đối tượng cá nhân và dân cư. Phạm vi và quy mô hoạt động của các NHTM đã ngày càng có xu hướng mở rộng về lãnh thổ. Không chỉ là các thành phố lớn mà các cả tỉnh ở vùng sâu, vùng xa cũng đã được tiếp xúc với các dịch vụ thanh toán mới của ngân hàng. Nhiều NHTM đã phát triển được thương hiệu của riêng mình, từ đó đã có những sự tiếp cận để tiếp tục mở rộng phạm vi thanh toán ra nước ngoài.

Hầu hết các NHTM đều tìm kiếm nguồn tài chính để đầu tư trang bị cho công nghệ nhằm đổi mới và phát triển công nghệ theo hướng hiện đại thay thế dần phương pháp thanh toán thủ công truyền thống. Các NHTM đã chú trọng đến việc phát triển hệ thống thanh toán nội bộ, triển khai hệ thống ngân hàng cốt lõi (corebanking), đầu tư phát triển các dịch vụ thanh toán mới, vì vậy, dịch vụ ngân hàng điện tử cũng đó được bước đầu triển khai tại một số NHTM lớn, cung cấp thêm nhiềi tiện ích cho khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán.

Việc đào tạo và phát triển nguån nh©n lùc đã được các NHTM chú trọng thông qua chính sách tuyển dụng nhân sự, chính sách tiền lương và tổ chức các chương trình đào tạo chất lượng quốc tế.

Việc ứng dụng công nghệ và đầu tư trang thiết bị hạ tầng cơ sở phục vụ cho các dịch vụ thanh toán cũng được các NHTM VN đặc biệt phát triển mạnh kể từ 2002. Mạng lưới ngân hàng không ngừng được mở rộng, phần mềm cùng hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho công tác thanh toán được thường xuyên nâng cấp.

Xu hướng liên doanh liên kết giữa các NHTM đã hình thành, giúp cho nhiều NHTM nhỏ vượt qua những hạn chế về vốn đầu tư vào công nghệ và trang thiết bị phục vụ cho hệ thống thanh toán. Thể hiện số món giao dịch thanh toán song phương giữa các NHTM chiếm tỷ trọng tương đối lớn và có xu hướng tăng (từ 3,15% vào năm 2002 đến 15,62% băn 2007), cùng với sự xuất hiện của các liên minh thẻ.

Một số NHTM VN đã là thành viên của các hiệp hội thẻ quốc tế Master và Visa, là đại lý thanh toán các loại thẻ Visa, Master, JCB, Amex cho các tổ chức, ngân hàng nước ngoài, góp phần mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực thanh toán ngân hàng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, dịch vụ thanh toán KDTM tại các NHTM VN vẫn còn rất nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa xứng với tiềm năng của một đất nước hơn 80 triệu dân.

2.3.2. Mặt hạn chế

a) V cơ s h tng thanh toán

Theo đánh giá tổng thể, hạ tầng cơ sở và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán còn ít về số lượng, trong khi chất lượng lại chưa cao.

Từng NHTM do trang bị máy móc, thiết bị có tính chất tự phát tuỳ thuộc vào khả năng tài chính yêu cầu nghiệp vụ và các hiểu biết của đội ngũ cán bộ tin học của mỗi NHTM cho nên tính tương thích gắn kết các chương trình quản lý để kết nối thành hệ thống là rất thấp, mà hệ thống thanh toán quốc gia lại rất đòi hỏi yêu cầu này.

So với các nước trong khu vực (Hàn Quốc đã xây dựng Trung tâm thanh toán bù trừ từ năm 1995 và Hệ thống TTĐTLNH BOK-Wire từ năm 200,Hệ thống BOJ-NET của Nhật Bản triển khai toàn quốc vào năm 2001, ..), các hệ thống thanh toán của Việt Nam vẫn còn lạc hậu về công nghệ, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thanh toán không đồng bộ và dàn trải trong khoảng thời gian dài:

- Hệ thống TTĐTLNH, được đánh giá là "mạch máu" cho hoạt động thanh toán tại Việt Nam, triển khai từ tháng 5/2002 cho đến nay vẫn mới chỉ thực hiện được ở 5/63 tỉnh, thành phố. Còn lại tại 58/63 tỉnh còn lại, các NHTM vẫn phải thực hiện thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN bằng chứng từ giấy trực tiếp với NHNN mất nhiều thời gian và nhân lực.

- Kênh thanh toán bù trừ với các điểm truy cập bị rải rác ra 64 tỉnh, thành phố trên cả nước làm cho tốc độ thanh toán chậm.

- Thẻ thanh toán tại Việt Nam vẫn chủ yếu là thẻ từ, loại thẻ này có nguy cơ bị làm giả cao, khả năng bảo mật thấp, tiện ích kém,.. trong khi các nước đều đã sử dụng thẻ chip (thẻ thông minh) để thay thế cho loại thẻ này.

Mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch và các trang thiết bị phục vụ công tác thanh toán (máy ATM, thiết bị EDC/POS) vẫn chỉ phân bổ chủ yếu ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp.

Đối với sản phẩm thẻ, không có hệ thống kỹ thuật thống nhất, từ cấp quốc gia đến cấp cơ sở, phần mềm, phần cứng giữa các NHTM tồn tại nhiều điểm không tương thích. Sự thiếu đồng bộ về hệ thống kỹ thuật, mỗi NHTM lại áp dụng một chuẩn khác gây ảnh hưởng đến việc liên minh và kết nối thẻ trong phạm vi toàn quốc cho nên thực tế, sau khi kết nối thành công, các giao dịch thanh toán thẻ qua liên minh vẫn thường xảy ra sự cố, đang tạo ấn tượng không tốt về dịch vụ thanh toán này. Sự thiếu đồng bộ còn gây cho mạng lưới chấp nhận thẻ hiện nay bị phân chia, xé lẻ dẫn tới các chủ thẻ không thể thanh toán tức thì được ở mọi lúc, mọi nơi. Nguyên nhân trên cùng với tiện ích của thẻ còn nghèo nàn đã giải thích được rằng: trên 90% các khoản giao dịch thanh toán qua thẻ vẫn bằng hình thức tiền mặt.

Đổi mới công nghệ là cần thiết nhưng không phải bất cứ giá nào mà hoạt động tài chính nói chung, NH nói riêng đòi hỏi phải tiết kiệm chi phí. Tính từ khi có ứng dụng tin học để hiện đại hoá hệ thống thanh toán, ngân hàng đã phải chi phí theo đơn vị: trăm triệu USD. Xét hiệu quả đầu tư về chỉ tiêu: chi phí cho một khoản giao dịch điện tử, chỉ tiêu chi phí cho một đầu người làm việc trong NHTM VN cao gấp rất nhiều lần đối với các nước trong khu vực. Nhưng kết cục trên các mặt: tính hiện đại, tính tiện ích, sự đa dạng của sản phẩm, sự thoả mãn của quảng đại quần chúng .v.v. để trở thành một NH điện tử như các nước trong khu vực là chưa có.

b) V cht lượng ca sn phm, dch v thanh toán

Chất lượng, tiện ích và tính đa dạng về dịch vụ thanh toán KDTM chưa phong phú. Các NHTM VN cũng mới chỉ phát triển được các sản phẩm thanh toán công nghệ hiện đại với các tiện ích đơn giản. Khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều loại đối tượng sử dụng còn hạn chế. Các phương tiện thanh toán KDTM chưa đạt đến mức tiện ích và phạm vi thanh toán để có thể thay thế cho tiền mặt trong phạm vi toàn xã hội.

Tuy các dịch vụ thanh toán tại Việt Nam phát triển nhanh, đầy đủ, nhưng sự ứng dụng khoa học, công nghệ mới trong các sản phẩm dịch vụ vẫn còn hạn chế. Các dịch vụ internet banking, home banking, SMS banking,...chủ yếu vẫn

mới chỉ dừng ở chức năng tra cứu số dư tài khoản thanh toán, thanh toán hóa đơn điện nước, điện thoại,...; việc xử lý thanh toán Séc vẫn đơn thuần chỉ làm thủ công vì chưa có Trung tâm bù trừ Séc tự động.

Cạnh tranh bằng thương hiệu, chất lượng dịch vụ giữa các NHTM VN chưa phổ biến. Các NHTM VN thay vì sáng tạo ra sản phẩm mới hoặc tạo ra giá trị gia tăng đối với sản phẩm cùng loại trên thị trường để thu hút khách hàng, lại chỉ thường tập trung cạnh tranh thong qua chính sách giá cả. Điều này không chỉ làm tổn hại tới chính bản thân các ngân hàng trong hoạt động dịch vụ thanh toán, mà còn tổn hại tới sự gắn kết giữa chính ngân hàng và khách hàng, khi mà khách hàng không nhận thấy sự khác biệt giữa các sản phẩm của những ngân hàng khác nhau, vì vậy mà họ dễ dàng từ bỏ một sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu này để đến với một sản phẩm có thương hiệu khác khi thấy giá rẻ hơn,…

Ngoại trừ việc rút tiền mặt từ máy ATM và thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ, đến nay, chưa có một hệ thống thanh toán nào của Việt Nam chưa được xử lý tự động hoá hoàn toàn, đáp ứng nhu cầu thanh toán 24/24h.

Nhiều thủ tục thực hiện các dịch vụ thanh toán vẫn còn khá phiền hà, chưa thật thuận tiện người sử dụng. Nhiều khi, những thắc mắc của khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ đã không được NHTM giải đáp thấu đáo và kịp thời làm giảm long tin của khách hàng đối với NH.

c) V hot động phát trin kinh doanh

Sản phẩm, dịch vụ thanh toán KDTM vẫn chủ yếu được các NHTM tập trung phát triển tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và khu chế xuất. Các NHTM vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp trong kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ, phục vụ cho các đối tượng khách hành khác nhau đặc biệt là một số đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, nông thôn và các địa phương có nền kinh tế kém phát triển;

Doanh số về dịch vụ thanh toán KDTM vẫn còn thấp, lợi nhuận đạt được còn thấp. Các NHTM VN mới chỉ tập trung phát triển về số lượng khách hàng

chưa thực sự tập trung vào hiệu quả kinh tế của từng loại hình dịch vụ thanh toán, đầu tư dàn trả trong khi năng lực tài chính có giới hạn khiếu nhiều NHTM gặp khó khăn.

Dịch vụ Internet-Banking tuy đã được nhiều NHTM triển khai khá lâu nhưng cũng mới chỉ dừng ở tiện ích truy vấn thông tin, số dư tài khoản, việc thực hiện giao dịch thanh toán điện tử qua internet vẫn còn rất hạn chế (hiện nay mới chỉ dừng lại ở thanh toán tiền điện, nước, tiền điện thoại và thí điểm thanh toán tại một số NHTM lớn với doanh số thanh toán bị giới hạn, VD: techcombank,…).

d) Các hn chế khác

Đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực thanh toán chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn, tác phong phục vụ và đạo đức nghề nghiệp.

Sự phối, kết hợp giữa các NHTM còn kém dẫn tới việc giải quyết, xử lý sự cố thanh toán còn chậm.

Mặc dù đã có những bước tiến bộ đáng kế trong hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật song hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng vẫn chưa thật sự đồng bộ và hoàn chỉnh. Các văn bản pháp quy chưa quy định đầy đủ về an ninh, bảo mật, xử lý tranh chấp, rủi ro, vi phạm trong thanh toán điện tử và việc trích, lập dự phòng rủi ro trong hoạt động thanh toán,...

So với các nước trong khu vực và trên thế giới, mức phí thanh toán qua ngân hàng tại Việt Nam vẫn còn cao.

2.4.3 Nguyên nhân

a) Nguyên nhân khách quan

¾ Mức thu nhập còn thấp cộng với trình độ dân trí và thói quen sử dụng các phương tiện thanh toán KDTM còn thấp.

Sau đổi mới ngành ngân hàng năm 1990, toàn bộ những yêu cầu quản lý tiền mặt đã áp dụng trước đó được loại bỏ. Tiền mặt trở thành một công cụ thanh toán không hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng. Hầu hết chi phí liên quan đến tiền mặt trong lưu thông như in ấn, phát hành, thu huỷ, vận chuyển, bảo quản, an ninh là chi phí xã hội và do Nhà nước gánh chịu. Cá nhân người thanh toán chỉ phải chịu phần chi phí nhỏ trong đó (kiểm đếm, vận chuyển), trong khi đó tiền mặt có điểm ưu việt rất lớn là thanh toán nhanh, thủ tục đơn giản, vô danh,.. Vì vậy, tiền mặt đã trở thành một công cụ rất được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay là lực cản lớn đối với quá trình phát triển thanh toán KDTM.

Đại bộ phận các tầng lớp dân cư có mức thu nhập còn thấp, thêm vào đó, người dân còn chưa nắm bắt được thông tin để có thể hiểu một cách thấu đáo các sản phẩm dịch vụ thanh toán KDTM mà ngân hàng có thể cung cấp. Do vậy, phần lớn người dân còn e ngại giao dịch với ngân hàng,…

¾ Thiếu động cơ kinh tế đủ mạnh để khuyến khích thanh toán KDTM

Đối với nhiều đối tượng giao dịch, các công cụ và dịch vụ thanh toán KDTM chưa chứng tỏ được là có lợi ích hơn hẳn về kinh tế so với tiền mặt. Ngược lại, trong nhiều trường hợp thực tế khi thanh toán KDTM còn phải trả phí cho ngân hàng, thậm chí còn bị tính giá cao hơn (đối với một số đơn vị chấp nhận thẻ), nhìn chung không được hoan nghênh tại các quầy thanh toán...

¾ Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện Công tác xây dựng chỉnh sửa và ban hành các văn bản pháp lý của NH chưa theo kịp với những đòi hỏi của ứng dụng và phát triển của khoa học. Nhiều cơ chế chính sách và văn bản pháp lý cần thiết cho điều kiện ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực thanh toán chưa được xây dựng. Phần lớn các qui trình xử lý nghiệp vụ NH được xây dựng trên nền tảng xử lý thủ công hoặc

cơ giới hoá, chưa phù hợp với phương thức, làm chậm quá trình hiện đại hoá trong dịch vụ thanh toán.

Mặc dù trong thời gian vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã được cải thiện nhiều, song vẫn được đánh giá chung là chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và TMĐT. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa đủ cơ sở pháp lý để các ngân hàng tổ chức triển khai các kênh giao dịch điện tử vì chưa tạo được một cơ chế tổng hợp điều chỉnh hoạt động TMĐT trong ngành ngân hàng, chưa có sự chấp nhận đồng bộ giao dịch điện tử, chứng từ điện tử giữa các cơ quan quản lý nhà

Một phần của tài liệu hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 76 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)