C ỦA NHTM
2.2.2. Cơ sở phát triển dịch vụ thanh toán KDTM tại các NHTM VN
a) Cơ sở pháp lý
Tại hầu hết các nước trên thế giới, ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế (doanh nghiệp, cơ quan,…) và dân cư đều dựa trên các bộ luật thanh toán và các văn bản dưới luật quy định. Đó là các bộ luật quốc gia mỗi nước, luật quốc tế và một số quy ước, thông lệ được tuân thủ.
- Về cơ sở pháp lý chung cho hoạt động thanh toán
Sau khi Luật NHNNVN và Luật các TCTD được ban hành, những văn bản khung quy định về thanh toán lần lượt được ban hành gồm: Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Nghị định này đã được triển khai bằng các Quyết định 226/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 ban hành Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Quyết định 1284/QĐ-NHNN ngày 18/12/2002 ban hành Quy chế mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng và các TCTD; Quyết định 1092/QĐ-NHNN ngày 20/8/2002 ban hành quy định về thủ tục thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế thẻ; Quyết định 48/2007/QĐ-NHNN ngày 26/12/2007 về việc ban hành quy định về việc thu phí dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán; Quyết định 50/2007/QĐ-NHNN ngày 28/12/2007 về việc ban hàng mức thu phí dịch vụ thanh toán qua tổ chức
Nghị định 64/2001/NĐ-CP đã bao quát khá hoàn chỉnh các vấn đề về thanh toán qua ngân hàng như: Mở và sử dụng tài khoản tại NHNNVN, mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại các NHTM, quy định các phương tiện thanh toán, các phương thức thanh toán giữa các ngân hàng, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ thanh toán, việc thu phí dịch vụ thanh toán,... Nghị định còn đề cập việc tổ chức các hệ thống thanh toán và việc ứng dụng công nghệ tin học trong thanh toán.
- Về cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán KDTM
Xác định rõ vai trò của thanh toán KDTM trong nền kinh tế, trong những năm gần nhiều quy định cụ thể liên quan trực tiếp đến hoạt động thanh toán KDTM đã được ban hành. Cụ thể: Nghị định 161/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định về thanh toán KDTM và Thông tư số 01/2007/TT-NHNN ngày 07/3/2007 hướng dẫn thực hiện Điều 4 và Điều 7, Nghị định 161/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thanh toán bằng tiền mặt... và đặc biệt để đưa ra giải pháp mang tính hỗ trợ đồng bộ và hiệu quả để phát triển các phương tiện thanh toán KDTM thay thế tiền mặt trong lưu thông, ngày 29/12/2006.
Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 291/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án thanh toán KDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020. Tại Quyết định 291/2006/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao NHN và các Bộ nghành liên quan cùng phối hợp nghiên cứu, triển khai các đề an thành phần nhằm khuyến khích thanh toán KDTM trong nền kinh tế như: xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất; xây dựng Trung tâm thanh toán bù trừ tự động (ACH); xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý; tuyên truyền về dịch vụ thanh toán KDTM; phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng;... Triển khai thực hiện đề án này, ngày 24/8/2007, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ
ngân sách nhà nước và Ngày 31/12/2007, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 3113/2007/QĐ-NHNN phê duyệt đề án thành phần "Xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất", theo đó, đến cuối năm 2008 Việt Nam sẽ có một trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất để kết nối thẻ thanh toán của tất cả các NHTM trên cả nước.
- Cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán trong giao dịch điện tử
Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đã được Quốc hội chính thức thông qua vào ngày 19/11/2005 quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử. Nhằm tạo môi trường pháp lý cho hoạt động giao dịch điện tử trong ngành ngân hàng, ngày 31/7/2006, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN ban hành quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử. Theo đó, các TCTD được tiến hành các hoạt động ngân hàng điện tử trong phạm vi nội dung hoạt động quy định tại Giấy phép thành lập và hoạt động phù hợp với Điều lệ của TCTD. TCTD chịu trách nhiệm về an toàn và hiệu quả của hoạt động ngân hàng điện tử ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của TCTD, của khách hàng, lợi ích của Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
Triển khai thực hiện Luật giao dịch điện tử, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/2/2007 quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, áp dụng cho các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong giao dịch điện tử; Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/2/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng hoặc cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
Như vậy, có thể nói, đến nay các NHTM VN đã có một hành lanh pháp lý tương đối đầy đủ đế phát triển dịch vụ thanh toán KDTM.
b) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
* Hạ tầng CNTT và viễn thông của Việt Nam
Hiện nay CNTT được coi là ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng ở Việt Nam, đặc biệt là công nghệ phần mềm. Dự báo ngành CNTT của Việt Nam sẽ phát triển nhanh để tạo động lực cho việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT là cơ sở để phát triển TMĐT và dịch vụ ngân hàng điện tử. CNTT sẽ tạo ra xu hướng điện tử hoá các giao dịch tài chính và hệ thống thanh toán ngân hàng, số hoá các chứng từ, tăng tốc độ xử lý thông tin, cho phép thực hiện giao dịch tài chính ngân hàng không bị hạn chế về không gian và thời gian. Đây chính là những tiền đề quan trọng cho việc phát triển các dịch vụ tiện ích ngân hàng tiên tiến, ngân hàng điện tử, ngân hàng tại nhà, dịch vụ thẻ ở Việt Nam.
Mặc dù đến tận năm 1997, Việt Nam mới kết nối với thế giới thông qua mạng Internet nhưng hiện nay số lượng thuê bao Internet trên toàn quốc là rất lớn. Năm 2006 chứng kiến tốc độ phát triển nhanh của các dịch vụ Internet và viễn thông tại Việt Nam. Năm 2001, số người dùng Internet mới chỉ là 1 triệu, năm 2003 tăng đến 3 triệu, năm 2005 là 10,7 triệu người sử dụng và đến hết năm 2006, số người sử dụng Internet tại Việt Nam là 14.5 triệu người, tỷ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam đã đạt ngưỡng trung bình của thế giới, đạt xấp xỉ 15,5 người sử dụng/100 người dân. Bên cạnh đó, các mạng thông tin di động cũng không ngừng phát triển, và đến nay, số thuê bao điện thoại di động tại Việt Nam đạt hơn 48 triệu thuê bao tương ứng với tỷ lệ 2 người dân/thuê bao. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như Internet-Banking, Mobile banking,...
* Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các NHTM VN
Trước năm 1990, ngành ngân hàng đã sử dụng máy tính để phục vụ xử lý công việc. Trong điều kiện chung của thời kỳ này, trang bị chủ yếu là các máy
tính cơ điện, lập trình trên các bảng cắm dây, dữ liệu được lưu trữ trên các thẻ đục lỗ, một số máy tính điện tử thế hệ II,III như C8205, DARO, A6402 của các nước xã hội chủ nghĩa cũ như Liên Xô, Ba Lan,... Các loại máy tính điện tử này có kích thước lớn mà tốc độ xử lý lại rất chậm, dữ liệu chủ yếu lưu trữ trên bìa, băng giấy hoặc trên các băng từ, đĩa từ cồng kềnh mà dung lượng lại nhỏ chưa kể đến chi phí bảo quản lưu trữ lớn,...
Bước vào thập niên 90, các NHTM VN nói chung đã xác định CNTT là một trong những mục tiêu quan trọng đổi mới hoạt động ngân hàng. Từ đó các ngân hàng xác định rõ trong việc đầu tư công nghệ và thiết bị cần lựa chọn kỹ thuật và công nghệ hiện đại, có khả năng mở rộng trong những năm tiếp theo; xây dựng hệ thống phần mềm ứng dụng hợp lý, phù hợp với điều kiện Việt Nam để tin học hoá các nghiệp vụ một cách đồng bộ; có kế hoạch đào tạo cán bộ đủ kiến thức vận hành, khai thác hệ thống kỹ thuật mới hiệu quả nhất; phải kết hợp ứng dụng kỹ thuật mới với nghiên cứu chỉnh sửa và xây dựng mới các qui trình nghiệp vụ cho phù hợp với điều kiện kỹ thuật hiện đại.
Với định hướng đúng và có bước đi phù hợp, trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, các NHTM VN đã đạt được những thành công bước đầu đáng khích lệ về lĩnh vực ứng dụng CNTT để hiện đại hoá hoạt động ngân hàng. Từ chỗ cơ sở kỹ thuật về CNTT của các NHTM VN còn sơ khai, đến nay hầu hết các ngân hàng đều đã tập trung đầu tư phần cứng, phần mềm, viễn thông và các sản phẩm ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới, hiện đại; quy mô triển khai được mở rộng. Hệ thống máy tính được liên kết trên cơ sở mạng diện rộng đã và đang phục vụ tích cực và có hiệu quả cho công việc xử lý các nghiệp vụ.
Với việc lựa chọn giải pháp dựa trên hệ điều hành UNIX và ngôn ngữ thế hệ 4 cho sự phát triển công nghệ tin học ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu xử lý ngày càng cao của hoạt động ngân hàng khi khối lượng giao dịch mỗi năm tăng bình quân từ 30% đến 35%, bảo đảm được sự liên kết tự động hoá và truy cập nhanh chóng với số lượng lớn người sử dụng trong cùng một mạng, khả năng bảo mật an toàn hệ thống hơn hẳn các giải pháp khác; là hệ thống
mở, có thể dễ dàng nâng cấp, mở rộng và kết nối kỹ thuật với những hệ thống khác.
Những phần mềm hệ thống, cơ sở dữ liệu hiện đại đã và đang được triển khai ứng dụng, phù hợp với hoạt động đổi mới công nghệ ngân hàng. Các hệ thống ở Trung ương và hội sở chính của các NHTM VN đều áp dụng tiêu chuẩn hệ thống mở, sử dụng hệ điều hành UNIX, v.v... ngôn ngữ xử lý cơ sở dữ liệu thế hệ 4 như oracle,... đây là các phần mềm hệ thống cơ sở dữ liệu phù hợp với các hệ thống xử lý lớn và các hệ thống mạng truyền thông tự động.
Các sản phẩm phần mềm mã hoá dữ liệu, quản lý người sử dụng truy cập. Các hệ quản trị mạng, quản trị hệ thống đã được sử dụng khá phổ biến và được trang bị đồng bộ với hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ quản trị mạng hiện đại. Những năm qua, hầu hết các nghiệp vụ đã được xử lý chuyển từ xử lý trên các máy tính đơn lẻ sang phương thức xử lý trên mạng, nhiều nghiệp vụ đã được xử lý tức thời như thanh toán điện tử giá trị cao, giao dịch kế toán tức thời.
Đến nay, hệ thống mạng của các NHTM VN khá phát triển, mạng diện rộng (WAN) của tất cả các ngân hàng đều phát triển trên cơ sở kết cấu hạ tầng về truyền thông quốc gia, vừa tiết kiệm chi phí cho ngành ngân hàng mà vẫn đảm bảo cho việc sử dụng mạng vì hệ thống truyền thông quốc gia trong những năm gần đây có sự đầu tư phát triển vượt bậc. Các phương thức truyền thông như X.25, đường thuê bao LeasedLine, đường trục cáp quang...đang được các ngân hàng sử dụng. Một số phương thức truyền thông mới như Frame Relay, ATM... cũng đang được ngân hàng triển khai ứng dụng. Các thiết bị mạng (HUB, router, SWITCH,...) và cấu trúc mạng hình sao đã từng bước được thay thế các thiết bị lạc hậu và cấu trúc mạng cũ (bus). Các mạng nội bộ (intranet), các phương tiện và dịch vụ dựa trên mạng internet đã triển khai ứng dụng.
Các phần mềm ứng dụng trong công tác thanh toán khá phong phú bao gồm phần mềm do bản thân các NHTM VN lập trình và phần mềm do các ngân hàng này đi mua của các đơn vị lập trình trong nước hoặc nước ngoài.
Tuy vậy, vẫn còn những hạn chế trong đầu tư công nghệ của các NHTM VN đó là việc triển khai CNTT trong lĩnh vực thanh toán chưa được tiến hành một cách đồng bộ, mỗi ngân hàng một phần mềm, tự lập trình hoặc đi mua trong nước hoặc mua của nước ngoài, mức độ tự động hoá còn thấp; các dịch vụ hiện đại hầu hết mới chỉ ở dạng sơ khai đang thí điểm triển khai trong phạm vi hẹp, chưa được triển khai ở quy mô rộng. Do tài chính còn yếu, nên đường truyền thông thuê bao dung lượng còn nhỏ nên hay bị nghẽn đường truyền, làm ảnh hưởng đến tốc độ giao dịch thanh toán.
c) Cở sở nhân lực và tài chính
- Vốn đầu tư phát triển hệ thống thanh toán là một điều kiện có vai trò hết sức quan trọng có tính quyết định, vì thanh toán KDTM khi ứng dụng CNTT chi phí rất cao nên cần ngồn vốn để mua sắm thiết bị, công nghệ nước ngoài hoặc tự phát triển. Khả năng tài chính của các NHTM còn yếu và thiếu phải dựa vào nhiều nguồn tài trợ của nước ngoài như nguồn vốn vay của WB, ADB và một số NHTM nước ngoài. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, với sự phát triển của thị trường chứng khoán, các NHTM VN đã bắt đầu thu hút một lượng tài chính lớn từ kênh huy động vốn này.
- Con người là yếu tố quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh. Riêng trong dịch vụ thanh toán KDTM yếu tố nhân lực với chất lượng cần thiết là yếu tố quyết định đảm bảo phát triển số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Con đường duy nhất để có nguồn nhân lực chất lượng cao là tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn bằng nhiều hình thức như đào tạo trong nước cập nhập các thông tin mới hoặc đầu tư có chiều sâu cử đi đào tạo ở các nước phát triển và có công nghệ phát triển. Hiện nay, ở Việt Nam, nguồn nhân lực được đào tạo chính thức cho lĩnh vực ngân hàng – tài chính vừa thiếu lại vừa yếu. Theo số liệu báo cáo thống kê của Bộ Tài chính tại Hội thảo quốc gia đào tạo nhân lực ngân hàng – tài chính tổ chức ngày 27/12/2007, nhu cầu nhân lực ngân hàng đang thiếu khoảng 30.000 người, trong khi đó, số lượng sinh viên tốt nghiệp chính quy khoa ngân hàng – tài chính tại các trường đại học chỉ khoảng 2.500 – 3.000 người/năm. Bên cạnh
đó, theo đánh giá tại hội nghị này, sinh viên mới đào tạo ra trường còn yếu về cách tiếp cận và xử lý công việc theo nhóm số lượng có thể làm quen và đảm