C ỦA NHTM
2.4.3. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan
¾ Mức thu nhập còn thấp cộng với trình độ dân trí và thói quen sử dụng các phương tiện thanh toán KDTM còn thấp.
Sau đổi mới ngành ngân hàng năm 1990, toàn bộ những yêu cầu quản lý tiền mặt đã áp dụng trước đó được loại bỏ. Tiền mặt trở thành một công cụ thanh toán không hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng. Hầu hết chi phí liên quan đến tiền mặt trong lưu thông như in ấn, phát hành, thu huỷ, vận chuyển, bảo quản, an ninh là chi phí xã hội và do Nhà nước gánh chịu. Cá nhân người thanh toán chỉ phải chịu phần chi phí nhỏ trong đó (kiểm đếm, vận chuyển), trong khi đó tiền mặt có điểm ưu việt rất lớn là thanh toán nhanh, thủ tục đơn giản, vô danh,.. Vì vậy, tiền mặt đã trở thành một công cụ rất được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay là lực cản lớn đối với quá trình phát triển thanh toán KDTM.
Đại bộ phận các tầng lớp dân cư có mức thu nhập còn thấp, thêm vào đó, người dân còn chưa nắm bắt được thông tin để có thể hiểu một cách thấu đáo các sản phẩm dịch vụ thanh toán KDTM mà ngân hàng có thể cung cấp. Do vậy, phần lớn người dân còn e ngại giao dịch với ngân hàng,…
¾ Thiếu động cơ kinh tế đủ mạnh để khuyến khích thanh toán KDTM
Đối với nhiều đối tượng giao dịch, các công cụ và dịch vụ thanh toán KDTM chưa chứng tỏ được là có lợi ích hơn hẳn về kinh tế so với tiền mặt. Ngược lại, trong nhiều trường hợp thực tế khi thanh toán KDTM còn phải trả phí cho ngân hàng, thậm chí còn bị tính giá cao hơn (đối với một số đơn vị chấp nhận thẻ), nhìn chung không được hoan nghênh tại các quầy thanh toán...
¾ Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện Công tác xây dựng chỉnh sửa và ban hành các văn bản pháp lý của NH chưa theo kịp với những đòi hỏi của ứng dụng và phát triển của khoa học. Nhiều cơ chế chính sách và văn bản pháp lý cần thiết cho điều kiện ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực thanh toán chưa được xây dựng. Phần lớn các qui trình xử lý nghiệp vụ NH được xây dựng trên nền tảng xử lý thủ công hoặc
cơ giới hoá, chưa phù hợp với phương thức, làm chậm quá trình hiện đại hoá trong dịch vụ thanh toán.
Mặc dù trong thời gian vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã được cải thiện nhiều, song vẫn được đánh giá chung là chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và TMĐT. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa đủ cơ sở pháp lý để các ngân hàng tổ chức triển khai các kênh giao dịch điện tử vì chưa tạo được một cơ chế tổng hợp điều chỉnh hoạt động TMĐT trong ngành ngân hàng, chưa có sự chấp nhận đồng bộ giao dịch điện tử, chứng từ điện tử giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, …).
Chế tài về xử phạt vi phạm và gian lận trong TMĐT cũng chưa được quy định rõ ràng và cụ thể. Chính điều này đã gây ra những lo lắng nhất định cho người tiêu dùng sử dụng kênh mua sắm này do không được đảm bảo sự an toàn trong giao dịch của họ. Hành vi gian lận và tội phạm trên môi trường mạng có chiều hướng ngày càng gia tăng trong bối cảnh mở cửa hội nhập quốc tế, làm ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của người tiêu dùng. Hiện nay việc xử lý các hành vi phạm tội trên mạng chủ yếu dựa vào một số văn bản quy phạm như: Luật Giao dịch điện tử, Bộ Luật Hình sự năm 1999, Quyết định 71/2004QĐ-BCA về Đảm bảo an toàn và an ninh trong hoạt động cung cấp, sử dụng Internet tại Việt Nam… Tuy nhiên, tất cả các văn bản quy phạm pháp luật trên được cho là mới chỉ hỗ trợ phần nào cho việc “định tội”, chứ chưa giúp cho việc “định khung” hình phạt đối với những hành vi phạm tội trên môi trường mạng. Do đó, các cơ quan điều tra hiện nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong khâu xử lý tội phạm. Việc hoạt động gian lận TMĐT, giao dịch điện tử không được xử lý thoả đáng đã gây nên sự mất lòng tin của người tiêu dùng đối với loại hình giao dịch mới, hiện đại này.
Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn cần phải tiếp tục được chỉnh sửa, thay thế và từng bước hoàn thiện để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của người sử dụng. Một số văn bản còn thể hiện nhiều bất cập và chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường. Ngoài ra, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của CNTT và sự ra đời hàng loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nền tảng pháp lý cần được hoàn chỉnh gấp để bao hàm cả các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không phải là ngân hàng, các tổ chức CNTT cung ứng những sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các ngân hàng, các tổ chức làm dịch vụ thanh toán, như những công ty cung cấp giải pháp công nghệ qua mạng Internet, các công ty kinh doanh dịch vụ thẻ, các tổ chức chuyên làm dịch vụ thanh toán bù trừ, ...
¾ Hạ tầng thanh toán còn kém phát triển
Hạ tầng hệ thống thanh toán cũng là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển các phương tiện thanh toán công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, hệ thống thanh toán tại Việt Nam hiện không hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ. Đến nay, tại Việt Nam vẫn chưa có trung thanh thanh toán bù trừ tự động và trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng phát hành thẻ nhưng chưa có được nhiều điểm chấp nhận thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ bằng thẻ. Một khi khách hàng đã mua thẻ nhưng không thể được sử dụng ở những nơi họ cần thì họ sẽ không dùng thẻ nữa vì khi đó thẻ thanh toán chẳng mang lại sự ích lợi nào cả.
Hệ thống thanh toán điện tử liên NH của NHNN theo dự án của WB được triển khai từ tháng 5/2002 nhưng đến tháng 4/2008 vẫn mới chỉ thực hiện được ở 5 tỉnh lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Đà Nẵng với 81 thành viên (7 đơn vị NHNN và 74 NHTM), các giao dịch thanh toán chủ yếu được thực hiện qua luồng giá trị cao, khẩn (món thanh toán từ 500 triệu đồng trở lên hoặc khẩn) là luồng thanh toán được xử lý theo phương thức thanh toán tổng tức thời (lượng giao dịch thanh toán qua Luồng thanh toán giá trị thấp - xử lý đối với các món thanh toán giá trị dưới 500triệu đồng trung bình trước ngày 01/4/2008 chỉ khoảng 2.500-3.000 món/ ngày, chiếm khoản 13% lượng thanh toán giá trị/ ngày; số lượng thành viên tham gia Luồng giá trị thấp đến ngày 10/4/2008 vẫn mới chỉ là 22 thành viên). Còn lại các đơn vị khác thực hiện thanh toán qua tài khoản TG tại NHNN bằng chứng từ giấy trực tiếp với NHNN mất nhiều thời gian và nhân lực.
¾ Kinh tế "ngầm" phát triển mạnh tại Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam xuất phát từ đặc điểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo quy mô nhỏ, lẻ, với loại hình này thì khả năng tiếp nhận phương tiện thanh toán KDTM là rất khó khăn. Ngoài ra, một bộ phận rất lớn của nền kinh tế không chính thức là kinh tế ngầm liên quan tới hoạt động buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, tham nhũng,...luồng luân chuyển tiền tệ phục vụ các hoạt động này có thể rất lớn. Đối với những người tham gia các giao dịch này, cho dù phương tiện thanh toán KDTM có thuận tiện thì đó vẫn không phải là phương tiện thanh toán được lựa chọn, xuất phát từ nhu cầu che dấu nguồn gốc giao dịch và danh tính của đối tượng tham gia.
b) Nguyên nhân chủ quan
¾ Hạn chế về vốn đầu tư của các ngân hàng
Do hạn chế về tài chính nên việc đầu tư máy móc, thiết bị của các NHTM còn thiếu đồng bộ, trang thiết bị lạc hậu,...
¾ Trình độ cán bộ phục vụ cho hoạt động thanh toán còn chưa cao, chủ yếu do công tác đào tạo cơ bản cũng như chuyên sâu trong lĩnh vực thanh toán chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Để phát triển dịch vụ thanh toán KDTM mới đòi hỏi cần có sự ứng dụng CNTT, tuy nhiên để thực hiện được lại phải đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực có trình độ cao về CNTT, ngoại ngữ, chuyên môn dịch vụ. Mặc dù trong những năm vừa qua, đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực CNTT không ngừng được tăng cường về số lượng cũng như chất lượng nhưng nói chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các NHTM hiện nay. Việc tăng cường nguồn lực còn khó khăn hơn đối với hệ thống NHTM do những tồn tại của cơ chế cũ cũng như sự ràng buộc về tài chính. Trong những năm gần đây, phát triển nguồn lực còn khó khăn gấp bội do nhu cầu về nhân lực CNTT ngày càng cao không những từ những đơn vị trong ngành, mà còn từ những ngành khác. Chính sách về tiền lương chưa phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường, không đủ để giữ các cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Hàng năm nguồn chất xám này chảy ra ngoài rất
nhiều mà cho đến hiện nay vẫn chưa có biện pháp hiệu quả để khắc phục triệt để tình trạng này.
¾ Sự bất cập giữa công nghệ hiện đại với nguồn lực kém năng lực Khả năng khai thác các thiết bị công nghệ, đó cũng là một yếu tố rất quan trọng. Do sự hao mòn vô hình trong lĩnh vực công nghệ là rất cao, nên việc nhanh chóng khai thác tối đa hiệu quả của công nghệ hiện đại là một yêu cầu hết sức cơ bản, là nhân tố quyết định khả năng duy trì và nâng cao lợi thế công nghệ của một ngành nói chung và đối với việc thực hiện dịch vụ thanh toán. Đây là một điểm yếu hiện nay của NH. Mặc dù cùng với việc lắp đặt triển khai các thiết bị công nghệ trong thanh toán các NHTM đã tổ chức hàng loạt các khoá đào tạo hướng dẫn sử dụng thiết bị, nhưng do bất cập về nguồn nhân lực cũng như thiếu các hướng dẫn qui trình nghiệp vụ mới, cụ thể phù hợp vì vậy hiệu quả vẫn chưa cao.
¾ Công tác thông tin tuyên truyền về các sản phẩm thanh toán chưa được các NHTM chú trọng và quan tâm sát sao. Đối với đại đa số người dân Việt Nam thì khái niệm về một số dịch vụ thanh toán KDTM vẫn còn khá xa lạ vậy mà các NHTM VN vẫn chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng cáo về thẻ để người dân hiểu và nắm bắt được những tiện ích của thanh toán KDTM. Không chỉ khách hàng cá nhân mà thậm chí nhiều doanh nghiệp còn rất ít hiểu biết hoặc hiểu biết còn mơ hồ về các dịch vụ thanh toán và phương tiện thanh toán KDTM. Do vậy, tình trạng này đã gây khó khăn trong việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán của các ngân hàng.
Thêm nữa, công tác quan hệ công chúng (PR) của các NHTM VN cũng không được chú ý khiến cho các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam đôi khi còn phản ánh thiên lệch, khai thác những yếu điểm, lỗi kỹ thuật hoặc những yếu tố tiêu cực mang tính cá biệt để đưa lên công luận, khiến cho thông tin đến với những người tiêu dùng theo một chiều, thậm chí sai lạc, gây mất lòng tin vào một sản phẩm, dịch vụ thanh toán nào đó ngay từ khi mới bắt đầu phát triển.
¾ Các NHTM VN chưa có những chính sách khuyến khích đối với việc sử dụng dịch vụ thanh toán KDTM như: tăng lãi suất tiền gửi thanh toán, giảm phí khi khách hàng giao dịch nhiều,…
¾ Các NHTM VN chưa có chính sách ưu đãi với những khách hàng có giao dịch thường xuyên, có uy tín trong thanh toán. Các ngân hàng mới chỉ tập trung vào việc làm sao phát triển về số lượng khách hàng, số lượng giao dịch mà chưa thật sự tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán và tập trung vào những đối tượng khách hàng đặc trưng, phù hợp với khả năng đáp ứng của ngân hàng mình.
¾ Việc xử lý các dịch vụ thanh toán truyền thống vẫn còn mang nặng tính thủ công, thiếu sự cải tiến về chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Việc phân tích thực trạng phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán KDTM của các NHTM VN ở Việt nam đã chỉ ra được những nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động này như: hạ tầng thanh toán yếu kém; cơ sở pháp lý còn hạn chế và chưa phù hợp với điều kiện phát triển thực tế; hạn chế về vốn đầu tư; chất lượng nguồn nhân lực phục vụ thanh toán còn thiếu và yếu,... Với những khó khăn gặp phải khi triển khai các sản phẩm, dịch vụ thanh toán KDTM công nghệ hiện đại như hiện nay thì việc thay đổi và khắc phục chúng đòi hỏi cả một quá trình về thời gian, về nhận thức rộng rãi, về nguồn lực và môi trường triển khai,... Đây sẽ là một công việc lâu dài phải thực hiện từng bước, phải có thời gian để tạo thói quen và hoàn thiện các môi trường thích hợp,... khi thói quen đã được tạo ra, việc phát hành và sử dụng đã đi vào nề nếp, điều kiện môi trường được cải thiện thì việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán KDTM công nghệ hiện đại sẽ trở nên thông dụng và phổ biến rộng rãi trên phạm vi toàn quốc.
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM